Theo dõi và giám sát việc sử dụng tài chính trong GD ĐH theo h−ớng hiệu quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số n ớc trên thế giới (Trang 80 - 86)

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

II. Những cải cách về quản lý tài chính GD ĐH của một

2.2. Chính sách phân bổ và sử dụng tài chính trong giáo dục đại học

2.2.2. Theo dõi và giám sát việc sử dụng tài chính trong GD ĐH theo h−ớng hiệu quả

Đổi mới ph−ơng thức phân bổ ngân sách cần gắn kết chặt chẽ với tăng c−ờng giám sát hiệu quả sử dụng, nói một cách khác là gắn chặt chẽ với những yêu cầu tăng c−ờng chất l−ợng và nâng cao hiệu quả của GD ĐH. Để giám sát việc sử dụng ngân sách/nguồn thu của các tr−ờng theo h−ớng hiệu quả, nhiều quốc gia đã xây dựng và phát triển hệ thống thông tin quản lý giáo dục và xây dựng hệ thống các chỉ số thực hiện. Ví dụ ngay từ những năm 1994, chính phủ Argentina đã thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý của các trường đại học dựa trên cơ sở mạng Internet và hệ thống thống kê số liệu cho phép tích hợp

các modules khác nhau trợ giúp quá trình ra quyết định ở tất cả các trường ĐH công lập. Hệ thống thông tin quản lý GD ĐH này bao gồm 5 modules phần mềm: (i) tài chính và ngân sách; (ii) quản lý nhân sự; (iii) số liệu thống kê các tr−ờng ĐH; (iv) quản lý th− viện; (v) Quản lý sinh viên. Tất cả các mođules này

đ−ợc kết nối Internet phục vụ cho tra cứu của tất cả những ng−ời quan tâm.

Ngoài ra hệ thống còn có bộ phận tư vấn đảm bảo cho người sử dụng được thuận tiện và có đ−ợc những thông tin mà họ yêu cầu.

Việc báo cáo số liệu cho hệ thống thông tin QLGD quốc gia là pháp lệnh bắt buộc ở nhiều n−ớc theo một hệ thống các chỉ số đa dạng. Ngân sách đ−ợc phân bổ dựa trên hệ thống các chỉ số thực hiện đồng thời cũng theo dõi, giám sát việc sử dụng tài chính có đúng mục đích đặt ra hay không. Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, hệ thống chỉ số thực hiện ở nhiều quốc gia đ−ợc xây dựng và chia thành 4 nhóm chính nh− sau:

(i) Đầu vào: bao gồm các chỉ số liên quan đến nhân lực, cơ sở vật chất, tài chính, các chương trình hỗ trợ, các hoạt động và dịch vụ chẳng hạn như tài chính, số sinh viên nhập học và đội ngũ cán bộ. Tiêu chí có liên quan đến đầu vào cần tính đến là tính kinh tế, điều này có nghĩa là yêu cầu đầu vào kịp thời ở giá thành thấp nhất có thể.

(ii) Quá trình: là phương thức trong đó đầu vào có kết quả và là những phương tiện phân phối kết quả. Quá trình bên trong của một cơ sở đào tạo bao gồm cả

phương pháp giảng dạy, sử dụng công nghệ và đấu thầu. Các chỉ số quá trình có thể sử dụng hữu ích đối với thực hiện khi đầu ra và kết quả không thể xác định rõ ràng.

(iii) Đầu ra: bao gồm các chỉ số phản ảnh số l−ợng sản phẩm sản xuất ra chẳng hạn nh− số sinh viên tốt nghiệp hoặc số l−ợng các bài báo của các công trình nghiên cứu đ−ợc công bố. Tiêu chí thực hiện gắn với đầu ra đó là hiệu xuất, điều

này có nghĩa là tối đa hoá số l−ợng đầu ra trong mối quan hệ với tổng số đầu vào nhận đ−ợc.

( iv) Kết quả: phản ánh chất l−ợng và ảnh h−ởng xã hội của các sản phẩm sản xuất ra. Các chỉ số kết quả bao gồm kết quả học tập, việc làm và sự hài lòng của người sử dụng lao động. Tiêu chí thực hiện gắn với kết quả là tính hiệu quả, có nghĩa là tối đa hoá kết quả trong mối quan hệ tới đầu ra.

D−ới đây là ví dụ về các chỉ số thực hiện đang đ−ợc sử dụng tại các cơ sở GD ĐH ở Mỹ:

Rất nhiều Bang ở Mỹ sử dụng một vài hình thức giám sát tài chính thực hiện hoặc báo cáo dựa trên các chỉ số khác nhau phản ánh sự lựa chọn của các nhà chính sách ở các Bang khác nhau. Một nghiên cứu đ−ợc tiến hành năm 2002 tại Mỹ đã khảo sát đánh giá việc thực hiện trong GD ĐH Mỹ. Các chỉ số đ−ợc sử dụng nhiều nhất bao gồm:

- Quản lý hành chính/ giá thành khoa học/ đội ngũ cán bộ (chỉ số đầu vào) - Học phí và lệ phí (đầu vào)

- Hỗ trợ tài chính (đầu vào)

- Các nghiên cứu đ−ợc tài trợ từ nguồn bên ngoài (đầu vào) - Công nghệ / học tập từ xa (chỉ số quá trình)

- Chuyển đổi sinh viên (chỉ số đầu ra) - Thời gian đề đ−ợc cấp bằng (đầu ra) - Tỉ lệ tốt nghiệp/ tỉ lệ lưu ban (đầu ra) - Việc làm (chỉ số kết quả)

Mỗi một nhóm chỉ số phản ánh sự cân bằng giữa tính trách nhiệm và khả

năng thực hiện. Các chỉ số đầu vào và quá trình tạo điều kiện theo dõi các hoạt

động nào, chúng đ−ợc thực hiện nh− thế nào và có đúng với mục tiêu sử dụng kinh phí hay không. Các chỉ số đầu ra cho biết số l−ợng và cũng có thể phản ánh những ảnh h−ởng xã hội của việc thực hiện. Các chỉ số kết quả đ−ợc sử dụng cho mục tiêu đánh giá chung nh−ng ít đ−ợc sử dụng cho việc chỉ định trách nhiệm.

Để theo dõi và đánh giá việc sử dụng tài chính trong GD ĐH theo hướng hiệu quả cần quan tâm tới một tổ hợp các chỉ số trong các nhóm chỉ số nêu trên chứ không nên chỉ tập trung vào một nhóm chỉ số đơn lẻ. Do vậy, các hệ thống tài chính dựa trên kết quả chú trọng vào việc cân bằng giữa tính khả thi và tính toàn diện.

Nghiên cứu của John Fielden37 đã đ−a ra một số các chỉ số thực hiện có thể sử dụng đ−ợc trong GD ĐH ở cấp quốc gia và cấp tr−ờng:

Sinh viên - Thành phần xã hội

- Số l−ợng sinh viên đăng ký ở từng tr−ờng - Tỉ lệ sinh viên quốc tế

- Tỉ lệ sinh viên nhập học đỗ tốt nghiệp

- Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm và tiếp tục học cao hơn sau 6 tháng tốt nghiệp

Nghiên cứu - Điểm số thông qua hệ thống giá đồng môn tầm quốc gia - Nguồn thu từ các nguồn ngoài chính phủ

- Báo cáo (hoặc trích dẫn) trung bình trên thành viên đội ngũ cán bộ nghiên cứu

- Số lượng nguồn thu được từ hoạt động thương mại/tiền bản quyÒn, nhuËn bót

- Tỉ lệ sinh viên sau ĐH

§éi ngò

nhân lực - Doanh thu của đội ngũ nhân lực - Tỉ lệ hợp đồng nhân sự cố định

- Tỉ lệ hợp đồng nhân sự quốc tịch khác - Tỉ lệ cán bộ nữ

Tài

chính/hiệu xuÊt

- Tỉ lệ nguồn thu từ nguồn ngoài chính phủ - Tỉ lệ chi tổng thể cho l−ơng

- Sức khoẻ tài chính/các tỉ lệ hiệu xuất (nguồn dự trữ/ khả năng thanh toán, v.v.)

- Tỉ lệ chi cho duy tu, bảo d−ỡng cơ sở vật chất

Nhiều quốc gia trong khối OECD đã thực hiện xây dựng các hệ thống chỉ số

đặc thù khác nhau cho việc phân bổ và giám sát tài chính GD ĐH. Ví dụ hệ thống chỉ số dùng cho phân bổ và giám sát tài chính giảng dạy và nghiên cứu tại V−ơng quốc Anh d−ới đây:

Việc phân bổ ngân sách cho GD ĐH tại V−ơng quốc Anh dựa trên hai hệ thống chỉ số khác nhau: một hệ thống chỉ số cho giảng dạy, một hệ thống chỉ số khác cho nghiên cứu. Việc phân loại các chỉ số mang tính đặc thù cao trong lựa chọn và cho phép thực hiện các thủ tục thống nhất để xây dựng từng hệ thống chỉ số.

(i) Hệ thống chỉ số dành cho kinh phí giảng dạy

Kinh phí cho giảng dạy dựa trên tập hợp các chỉ số nh− só l−ợng sinh viên, độ dài khoá học, qui mô nhà trường, địa điểm trường đóng, mức độ chuyên môn và số l−ợng sinh viên thiệt thòi. Các chỉ số đ−ợc xây dựng linh hoạt để xác

định sự khác biệt trong những hoàn cảnh cụ thể.

(ii) Hệ thống chỉ số dành cho kinh phí nghiên cứu

Việc tính toán kinh phí dành cho nghiên cứu đ−ợc dựa trên các chỉ số nh−

số l−ợng các nhà nghiên cứu có chất l−ợng, các tài liệu nghiên cứu đ−ợc xuất bản, số l−ợng sinh viên tham gia nghiên cứu và nguồn thu từ nghiên cứu với bên ngoài. Quá trình đánh giá và phân bổ kinh phí không chỉ dựa vào điểm số đạt

đ−ợc của từng chỉ số. Các hội đồng đánh giá nghiên cứu cùng chuyên môn/chuyên ngành (peer review) sẽ đánh giá chất l−ợng tổng thể của các hoạt

động nghiên cứu tại từng cơ sở GD ĐH.

Hầu hết các quốc gia đều thành lập các tổ chức có trách nhiệm đánh giá

hiệu quả, chất l−ợng GD ĐH trong đó bao gồm cả việc sử dụng tài chính trong GD §H.

Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Mỹ)

Hội đồng kiểm định GD ĐH là một tổ chức quốc gia có nhiệm vụ đánh giá bảo đảm chất l−ợng và kiểm định trong GD ĐH, đây là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ có trách nhiệm tổng thể trong đánh giá chất l−ợng và kiểm

định các cơ sở GD ĐH. Hội đồng kiểm định GD ĐH đ−ợc uỷ quyền tiến hành

đánh giá các hoạt động với sự cho phép của Bộ trưởng Giáo dục. Các kết quả

đánh giá đ−ợc công bố nh− là những cơ sở để nâng cao chất l−ợng nhà truờng

ĐH và là tiêu chí pháp lý trợ cấp học bổng sinh viên từ chính phủ Liên bang.

Vơng quốc Anh

Cơ quan chịu trách nhiệm là Tổ chức đảm bảo chất l−ợng GD ĐH quốc gia (đ−ợc gọi tắt là QAA – the Quality Assurance Agency for Higher education), hoạt động như một công ty. Tổ chức này được các trường ĐH, cao đẳng và Hiệp hội tài chính GD ĐH tài trợ. Các kết quả đánh giá đ−ợc tổ chức này công bố tới khách hàng, đó là sinh viên và các doanh nghiệp và cũng là những thông tin cơ

bản cung cấp cho Hiệp hội tài chính GD ĐH.

Nhật Bản

Cơ quan chịu trách nhiệm là Viện bằng cấp khoa học và đánh giá các tr−ờng ĐH quốc gia, gọi tắt là NIAD-UE – National Institution for Academic Degrees and University Evaluation. Đây là một tổ chức bên ngoài đ−ợc thành lập và hoạt động theo Luật giáo dục nhà trường và các qui định liên quan đến việc thành lập các trường quốc gia. Viện tiến hành tự đánh giá để thúc đẩy việc tự chuẩn đoán và các nỗ lực cải tiến nâng cao, đồng thời cung cấp những thông tin phù hợp tới sinh viên và các doanh nghiệp.

óc

Tổ chức quốc gia chịu trách nhiệm đánh giá chất l−ợng các cơ sở GD ĐH ở úc đ−ợc gọi tắt là AQUA – Australian University Quality Agency. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận với Ban lãnh đạo độc lập đ−ợc thành lập bởi Hiệp hội các Bộ trưởng có trách nhiệm tới giáo dục, đào tạo và các vấn đề liên quan tuổi vị thành niên. Cơ quan này tiến hành đánh giá chất l−ợng, kiểm toán của các các cơ

quan kiểm định nhà nước và khu vực và việc tự kiểm định của các cơ sở GD ĐH 5 năm một lần. AQUA cũng xác định và đánh giá quá trình đảm bảo chất l−ợng

Hàn Quốc

Để tăng cường tính chuyên nghiệp và tự chủ, việc đánh giá các trường ĐH và các lĩnh vực khoa học do Hiệp hội các Hiệu tr−ởng tr−ờng ĐH tiến hành. Việc

đánh giá tổng thể trường ĐH hiện đang tồn tại và trường mới thành lập được tiến hành 6 hoặc 7 năm 1 lần. 8 lĩnh vực khoa học đ−ợc đánh giá một năm trong số 40 lĩnh vực. Hiệp hội hiệu trưởng trường ĐH cũng tiến hành đánh giá tài chính do Bộ Giáo dục và Vụ các nguồn lực (thuộc Bộ GD) cung cấp.

Để đảm bảo tính mục tiêu và tính công bằng , đánh giá các dự án tài trợ cho giáo dục do Bộ Giáo dục hoặc cơ quan bên ngoài đ−ợc uỷ quyền tiến hành.

Ví dụ 25 trường ĐH, 197 trường cao đẳng tại Seoul và khu vực lân cận có các dự

án tài trợ đ−ợc đánh giá trong các năm gần đây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số n ớc trên thế giới (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)