Phân cấp quản lý trong GD ĐH nhằm tăng tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số n ớc trên thế giới (Trang 86 - 95)

Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu

II. Những cải cách về quản lý tài chính GD ĐH của một

2.3. Phân cấp quản lý trong GD ĐH nhằm tăng tính tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường đại học

Phân cấp quản lý cho các trường ĐH đã tạo điều kiện cho các trường tự chủ trong quản lý tài chính và chi tiêu, khắc phục đ−ợc những hạn chế của hệ thống quản lý tập trung. Bảng 10 d−ới đây cho thấy những cách tiếp cận khác nhau tới kiểm tra tài chính đối với GD ĐH.

Bảng 11: Các cách tiếp cận khác nhau tới kiểm tra tài chính

Chủ đề Kiểm tra tập trung Uỷ quyền toàn bộ Kinh phí hàng năm Đ−ợc đồng ý chi tiết

thông qua Bộ Giáo dục hoặc cơ quan cấp kinh phÝ

Đ−ợc đồng ý thông qua Ban lãnh đạo (nh−ng cũng có thể đ−ợc báo cáo tới Bộ Giáo dục hoặc tổ chức trung gian)

Chi phí “Kiểm tra theo hạng

mục” do vậy các cơ sở

đào tạo không thể chuyển

đổi chi phí giữa các hạng mục đã đ−ợc phê duyệt

Tự do toàn quyền phân bổ và chi tiêu theo nhu cầu trong tổng số tài trợ hay kinh phí đ−ợc Bộ Giáo dục cấp.

Chi tiêu ch−a hết tính đến cuối giai đoạn thanh toán

Tất cả các khoản ch−a chi hết tới cuối giai đoạn thanh toán phải trả lại Bộ Giáo dục hoặc Bộ Tài chÝnh

Tự do tiếp tục thanh toán các khoản ch−a chi hết (và thu hút bất kỳ khoản chi v−ợt quá nào từ nguồn kinh phí sắp tới trong khuôn khổ hạn chế) Thu nhập bên ngoài từ

các nguồn phi chính phủ

Chuyển cho Bộ Tài chính hoặc Bộ Giáo dục tất cả

các thu nhập từ bên ngoài

Có quyền giữ và chi tiêu tự do tất cả các khoản thu

đ−ợc từ các nguồn ngoài chính phủ.

Học phí cho sinh viên trong nước, sinh viên địa ph−ơng, sinh viên thuộc Bang khác đến và sinh viên n−ớc ngoài

Học phí không đ−ợc thu hoặc nếu có thu thì học phí đ−ợc xây dựng theo một tỉ lệ cố định và sau

đó số thu này phải nộp cho Bộ Tài chính

Mức học phí đ−ợc tự do xây dựng và giữ lại không bị ảnh h−ởng bởi việc phân bổ ngân sách từ chính phủ.

Phần đông các chính phủ hiện nay phân bổ tài chính cho các trường ĐH trên cơ sở trọn gói hoặc tổng khoản tiền cả năm đ−ợc cấp hơn là theo các hạng mục của ngân sách. Các cơ sở GD ĐH này cũng đang trong xu thế tăng học phí,

áp dụng phân bổ ngân sách trên cơ sở đầu ra và hệ thống thực hiện trên cơ sở hợp đồng. Những thay đổi này song song với các yếu tổ khác góp phần tăng tính tự chủ đồng thời cũng tăng tự chịu trách nhiệm trong quản lý nhà trường. Dưới

đây là ví dụ về sự phõn cấp rừ ràng, sự đa dạng trong quản lớ tài chớnh và vai trũ của các cấp đối với quản lí tài chính giáo dục đại học ở Mỹ.

Hệ thống giáo dục của đại học Mĩ được xem là mang tính phi trung ương hoá cao. Tính chất phi trung ương hoá của hệ thống GDĐH của Mĩ thể hiện ở chỗ quyền lực điều hành hệ thống GDĐH được phân cho các bang và các trường đại học hơn là tập trung vào tay chính quyền liên bang. Các trường đại học có quyền tự chủ rất lớn. Vai trò của các cấp chính quyền được thể hiện như sau:

- Chính phủ liên bang

Bộ Giáo dục Mĩ đại diện cho chính quyền liên bang quản lí hệ thống GDĐH ở cấp liên bang. Trong Bộ Giáo dục có một số các cơ quan quản lí GDĐH.

Văn phòng giáo dục đại học hình thành chính sách GDĐH và các chương trình tập trung vào các nhu cầu cấp thiết của quốc gia trong việc tăng cường các cơ hội tiếp cận GDĐH Nhiệm vụ chính của Bộ Giáo dục là chịu trách nhiệm về việc xây dựng ngân sách và dự báo các chương trình do văn phòng GDĐH, văn phòng chính sách, kế hoạch và đổi mới quản lí, điều hành chương trình học bổng của chính phủ Liên bang đối với GDĐH. Bộ GD có một tổ chức điều khiển các chương trình GDĐH bao gồm chương trình trợ giúp học sinh tàn tật tăng cường khả năng tiếp cận GDĐH, chương trình giáo dục quốc tế và chương trình học tiếng nước ngoài cũng như chương trình Historically Black College và chương trình ngân sách của trường đại học. Bộ GD Mĩ có tổ chức liên hiệp kiểm định chất lượng giữa các bang và Bộ GD có nhiệm vụ công nhận các trường đã được các vùng kiểm định và phối hợp với các bang trong việc xét duyệt kinh phí hỗ trợ cho các trường. Uỷ ban tư vấn quốc gia về chất lượng và sự toàn vẹn của GDĐH đưa ra các khuyến nghị cho Bộ trưởng Bộ GD trong việc công nhận các tổ chức kiểm định chất lượng như là những tổ chức có thẩm quyền quyết định chất lượng giáo dục và đào tạo do các chương trình và các trường đại học thực hiện. Với các tổ chức này, Chính phủ Liên bang hỗ trợ GDĐH theo ba cách:

- Hỗ trợ ngân sách cho các đơn vị nghiên cứu và phát triển, các trường đại học nghiên cứu và các chương trình đào tạo sau đại học.

- Thu hẹp khoảng cách và đáp ứng các nhu cầu đặc biệt như hỗ trợ thư viện, dạy và học ngoại ngữ, phát triển chuyên môn về chăm sóc sức khoẻ.

- Quản lí và điều hành chương trình trợ cấp học bổng cho sinh viên.

Với tầm quan trọng của các trường đại học nghiên cứu, ngân sách dành cho việc nghiên cứu chiếm một phần lớn trong ngân sách của chính phủ liên bang.

Chỉ có một phần nhỏ được dành hỗ trợ các sáng kiến đổi mới, mua sắm trang thiết bị hay xây dựng nhỏ.

Ngoài việc hỗ trợ ngân sách trực tiếp, chính phủ còn hỗ trợ các trường đại học thông qua một loạt các chinh sách thuế (miễn giảm thuế, cho sinh viên vay nợ, học bổng…).

Luật điều hành GDĐH của Chính phủ liên bang dựa trên hai nguồn chủ yếu:

yêu cầu trách nhiệm như là điều kiện để nhận được kinh phí hỗ trợ của chính phủ liên bang và các luật khác của đất nước.

Vai trò của chính phủ liên bang đối với GDĐH gần đây trở nên mạnh hơn khi Bộ trưởng Bộ GD Mĩ thành lập Hội đồng về tương lai của GHĐH tuyên bố rằng: nước Mĩ cần có một chiến lược quốc gia về GDĐH và muốn xây dựng chuẩn quốc gia về chất lượng GDĐH (6 meeting regional higher education needs, 2004).

- Chính phủ Bang

Mỹ có 50 bang và chính phủ các bang thì rất đa dạng, khác nhau giữa bang này và bang kia. Bang là cơ quan chính chịu trách nhiệm về phát triển GDĐH ở lãnh thổ của mình. Chính phủ Bang ảnh hưởng lên các trường đại học thông qua việc phân bổ ngân sách và gần đây các quan chức tài chính của bang còn tham gia vào việc đánh giá và kiểm định chất lượng các chương trình đào tạo. Các chính phủ bang ngày càng giữ vai trò trung tâm trong việc quản lí các trường đại học. Bang đưa ra 4 nhóm quyết định khi thiết kế hệ thống GDĐH: 1) các hoạt động liên quan đến công việc quản lí trường đại học: lập kế hoạch, xây dựng ngân sách, đánh giá và cung cấp thông tin; 2) xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các trường đại học nhằm thực hiện sứ mạng và mục tiêu của bang về GDĐH; 3) thiết lập quyền lực và trách nhiệm giữa bang và các trường đại học;

4) xây dựng năng lực cho các trường đại học.

Các chức năng chính của bang gồm:

- Lập kế hoạch. Hầu hết các bang đều có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chiến lược và các kế hoạch hành động trong đó xác định các nhu cầu của bang, đưa ra các mục đích và mục tiêu, xem xét việc phân bổ nguồn lực cho các trường đại học và những ưu tiên của Bang.

- Phân tích chính sách và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề. Bang quan tâm đến các vấn đề như việc học tập của sinh viên người thiểu số, việc chuyển trường của sinh viên, các chính sách học phí và tài chính.

- Xác định sứ mạng. Bang xác định sứ mạng của từng trường công trong vấn đề cấp bằng, cung cấp các chương trình đào tạo và dịch vụ phục vụ khách hàng, xác định phương thức phân bổ ngân sách và các chức năng hợp tác khác.

- Thông qua chương trình đào tạo. Việc xem xét và thông qua chương trình đào tạo đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng và năng suất của hệ thống GD ĐH và của các trường đại học.

- Xây dựng ngân sách, hình thành phương thức phân bổ ngân sách và phân bổ nguồn lực. Tất cả các bang đều có quá trình xem xét, thông qua và quyết định vốn ngân sách cho các trường đại học, xác định trách nhiệm của các trường ĐH.

- Quản lí chương trình. Bang có trách nhiệm quản lí các chương trình học bổng và chương trình cho sinh viên vay nợ ở cấp bang và cấp liên bang.

- Chức năng thông tin, đánh giá và hệ thống trách nhiệm. (các báo cáo, thông tin của về tình hình GD của bang nhằm cung cấp thông tin cho công chúng).

- Chức năng bắt buộc các trường đại học phải được cấp giấy phép hoạt động trong phạm vi của bang. Theo luật của bang, các trường đại học phải có giấy phép hoạt động trong phạm vi bang để đảm bảo cho sinh viên của họ nhận được sự trợ cấp của bang.

- Quản lí ở cấp trường đại học

Peter D. Eckel and Jacqueline (2004) đã mô tả cơ cấu hệ thống quản lí trường đại học trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 5: Cơ cấu tổ chức hệ thống quản lí trường đại học

. King

Đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức hệ thống quản lí của một trường đại học lớn.

Cơ cấu này chung cho hầu hết các trường đại học nhưng đơn giản hơn ở các trường đại học nhỏ. Hội đồng quản trị trường đại học chịu trách nhiệm chủ yếu về các vấn đề tài chính, chiến lược thực hiện sứ mạng của nhà trường, đánh giá hoạt động của nhà trường và của ban giám hiệu. Cơ cấu, kích cỡ và nhiệm vụ của hội đồng quản trị ở các trường khác nhau thì khác nhau. Hội đồng uỷ quyền cho hiệu trưởng lãnh đạo nhà trường, quản lí tài chính và ngân sách, phát triển chiến lược, xây dựng hệ thống trách nhiệm và các hoạt động của nhà trường.

Hội đồng quản trị trường đại học

Hiệu trưởng

Trợ lí hiệu trưởng Tư vấn pháp luật

Quan hệ với chính phủ liên bang Trợ lí quản lí hành chính Trợlí ngôn luận

P.HT kinh doanh (phụ trách cơ sở vật chất của nhà trường)

P.HT

phát triển (phảt triển vốn, quan hệ với các cơ sở công nghiệp và kinh doanh, các chương trình hợp tác, tham gia hội đồng quốc gia

P. HT quan hệ (quản lí hệ thống thông tin, thư tín liên lạc, xuất bản, quan hệ với các cựu sinh viên…)

P.HT

hành chính (phụ trách công tác hành chính, dịch vụ máy tính, thư viện, nhân sự, thông tin nghề nghiệp…)

Kế toán- tài chính (các vấn đề về ngân sách)

P.HT phụ trách khoa học: phụ trách các v/đ về đào tạo, nghiên cứu kinh tế, học tập suốt đời, vv..

P.HT phụ trách kế hoạch (xây dựng kế hoạch của nhà trường, công tác nghiên cứu)

P.HT phụ trách công tác sinh viên (tư vấn và dịch vụ sinh viên, hỗ trợ tài chính, các hoạt động và các tổ chức của sinh viên…) Bộ phận dịch

vụ (nhà cửa, sách vở, mua bán)

Tuy nhiên hiệu trưởng chủ yếu làm công tác quan hệ với bên ngoài, tìm kiếm các hỗ trợ cho nhà trường.

Dưới quyền của hiệu trưởng đại học (univesity) là các phó hiệu trưởng, các hiệu trưởng của các trường thành viên (colleges), các chủ nhiệm khoa, các trưởng phòng của các bộ phận…

Robert E. Martin (2005), cho rằng quản lí tài chính trong trường đại học sẽ có những vấn đề giống như quản lí tài chính ở các cơ sở xí nghiệp: thí dụ: các trường cần cân bằng giữa chi phí đầu vào và chi phí đầu ra trong một thời gian dài và cũng phải chịu các tác động của các thế lực thị trường như sự rủi ro, lợi nhuận, sự gia tăng giá cả… Tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt: thí dụ: đầu tư của các trường đại học dành cho việc sản xuất nguồn vốn con người, nguồn kinh phí của trường đại học phụ thuộc rất nhiều vào tiếng tăm và chất lượng của nhà trường và số lượng sinh viên. Việc các trường đại học sử dụng không có hiệu quả các nguồn lực sẽ làm giảm sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội đối với nhà trường. Đối với các ngành công nghiệp khi chi phí tăng thì giá cả cũng tăng.

Nhưng trong GD ĐH thì giá cả tăng kể cả khi chi phí giảm hoặc ổn định. Điều này xảy ra khi sự hỗ trợ của các cá nhân và tổ chức xã hội giảm. Học phí tăng khi chi phí tăng hoặc khi sự hỗ trợ của xã hội giảm hoặc do có những vấn đề bất thường xảy ra trong trường đại học. Thí dụ: gia tăng chi phí cho công tác quản lí, đầu vào của sinh viên chất lượng thấp, nhà trường xây dựng và thực hiện nhiều chương trình mới, …Do vậy sự hỗ trợ tài chính của xã hội cho GD ĐH là vô cùng quan trọng. Trường đại học để giữ gìn tiếng tăm của mình cần sử dụng có hiệu quả các khoản tài trợ. Mà các khoản tài trợ này được thực hiện dựa trên các kiến thức mới mà trường đại học cung cấp cho sinh viên và cho xã hội vì vậy trường đại học cần sản sinh những kiến thức mới vượt xa uy tín hiện có của mình.

Thông thường các khoản chi trong trường đại học bao gồm: lương cho giáo viên và các khoản chi hỗ trợ nhân sự khác bao gồm cả bảo hiểm xã hội hay

lương hưu; tiền công tác phí đi lại trong và ngoài bang, chi phí thông tin, cơ sở vật chất, trang thiết bị, hỗ trợ tài chính cho sinh viên, điện nước… Trong trường đại học các khoản chi này còn được phân thành hai nhóm: nhóm chi trực tiếp (kinh phí phục vụ giảng dạy như lương giáo viên và các hỗ trợ lớp học, hỗ trợ các chương trình dạy học bao gồm cả thư viện, máy tính, hoạt động của văn phòng hiệu trưởng) và nhóm chi gián tiếp (chi xây dựng nhà cửa, các loại chi khác). Trường đại học có quyền tự chủ lớn trong việc thu chi và điều này giúp các trường đại học có điều kiện để phân bổ kinh phí phục vụ các nhu cầu thiết yếu cấp bách khi cần.

Khuyến khích t tr trong GD ĐH Hàn Quc

Chính phủ Hàn trong chiến dịch cải cách giáo dục ĐH là phát triển một hệ thống giáo dục dân chủ hơn, một hệ thống hoạt động nhằm hướng tới sự xuất sắc chứ không phải theo đi truyền thống. Để làm việc này, Chính phủ đã bỏ ra 750 triệu USD, ẳ ngõn sỏch của dự ỏn Trớ tuệ Hàn Quốc - Brain Korea để xõy dựng các trường ĐH ở địa phương, nhằm làm giảm tầm quan trọng độc quyền của một số trường quốc gia danh tiếng ở các thành phố lớn như hiện nay. Bộ GD Hàn cũng bỏ ra 5 triệu USD cho một chương trình mang tên "ĐH mới cho các vùng" (New University for Regional Development) để thiết lập trường ĐH ở các tỉnh vùng sâu vùng xa. Ông Kim cho rằng “Nếu có trường ở địa phương thì hy vọng người địa phương sẽ đến đó học (chứ không đổ lên các trường ở thành phố lớn nữa)”. Bộ GD Hàn Quốc cũng hy vọng các trường ĐH sáng tạo và có trách nhiệm về tài chính hơn nữa. Hiện nay, Bộ đang chịu trách nhiệm toàn bộ về ngân sách, tổ chức, và nhân sự của các trường ĐHQG. Có nghĩa là giảng viên cũng như bộ phận quản lý vào biên chế quy định của nhà nước. Mọi thay đổi về chương trình học từ nhỏ đến lớn đều phải thông qua Bộ trước. Giờ đây, Bộ GD muốn trao cho các trường ĐH nhiều quyền tự chủ hơn bằng cách cho phép họ thuê, đuổi, thưởng phạt các giảng viên, cán bộ của mình, cũng như trong việc

làm việc với các tập đoàn. Trong vài tháng tới, Chính phủ Hàn sẽ thông qua luật định cho phép các trường ĐH quốc gia chuyển từ cơ chế quản lý của Bộ sang cơ chế quản lý của Hội đồng trường, bao gồm hiệu trưởng, các thành viên trong cộng đồng vùng, và các SV cũ của trường.

Tóm lại, các chính sách đổi mới trong quản lý tài chính GD ĐH liên quan chủ yếu đến đa dạng hoá nguồn thu và đổi mới phân bổ, sử dụng có hiệu quả tài chính cho các tr−ờng ĐH là tất yếu trong xu thế hiện nay do các nguyên nhân:

Ngân sách nhà n−ớc ngày càng hạn hẹp trong khi qui mô, số l−ợng sinh viên tham gia học đại học ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.

Phần này cung cấp các thông tin đa dạng liên quan đến chính sách đa dạng hoá

nguồn thu và đổi mới phân bổ tài chính cho các trường ĐH ở một số nước trên thế giới. Đây là những thông tin có thể tham khảo có ích trong bối cảnh đổi mới GD ĐH Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quản lý tài chính giáo dục đại học của một số n ớc trên thế giới (Trang 86 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)