Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
B. Một số khuyến nghị
Đối với chính phủ và Bộ GD&ĐT
(i) Các nghiên cứu cho thấy Việt Nam nên tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, đặc biệt các quốc gia Đông Á như Đài Loan, Singapore, Hàn Quốc, Hồng Kông trong việc thực hiện các chính sách GD-ĐT nhằm tăng cường vốn con người. Bên cạnh việc mở rộng, đa dạng hoá các cơ sở đào tạo cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hệ thống giáo dục với các chính sách phát triển kinh tế có định hướng của nhà nước. Do vậy vốn đầu tư cho phát triển GD ĐH Việt Nam phải được phân bổ theo hướng sử dụng có hiệu quả nguồn vốn được đầu tư từ các nguồn khác nhau.
(ii) Ưu tiên đầu tư ngân sách của nhà nước trong việc xây dựng các trường ĐH có chất lượng cao trong khu vực và quốc tế, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học và sau đại học.
(iii) Điều chỉnh lại định mức kinh phí đào tạo có tính đến chi phí đào tạo thực tế của từng ngành nghề, từng trình độ phù hợp với qui luật giá trị trong cơ chế thị trường nhằm tạo động lực cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ sở đào tạo đại học.
Cần có các nghiên cứu xây dựng mức học phí phù hợp với từng ngành, nghề, trình độ theo hướng đảm bảo chất lượng.
(iv) Ban hành và thực hiện rộng rãi chính sách học bổng, hỗ trợ sinh viên nghèo, hiếu học bằng nhiều phương thức khác nhau. Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, nhà trường, ngân hàng xã hội trong việc thực hiện các chương trình tín dụng sinh viên.
(v) Thực hiện phân bổ kinh phí cho các trường ĐH trên cơ sở các nhiệm vụ khác
được ký với các trường để họ chủ động hoạt động phù hợp với tiêu chí đặt ra và với sự giám sát của nhà nước qua kiểm toán.
(vi) Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý giáo dục đại học.
(vii) Tăng cường kiểm tra, giám sát quản lý tài chính các trường đại học. Sử dụng kiểm toán độc lập bên ngoài và nội bộ đánh giá các hoạt động và chi tiêu của nhà trường và công bố rộng rãi để tăng tính tự chịu trách nhiệm của các cơ sở đào tạo ĐH.
Đối với các cơ sở GD ĐH
(i) Tăng cường năng lực quản lý cho các lãnh đạo nhà trường để thích ứng với cơ chế kinh tế thị trường, trong đó các trường phải chủ động cạnh tranh, tìm kiếm kinh phí thông qua hoạt động và mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng, doanh nghiệp và chính quyền các cấp;
(ii) Tăng cường nhận thức, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng về quản lý tài chính cho đội ngũ cán bộ nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay;
(iii) Khai thác và huy động sự tài trợ, ủng hộ của các cựu sinh viên đang giữ những trọng trách trong bộ máy nhà nước cũng như những cương vị chủ chốt trong các ngành kinh tế, văn hoá, xã hội.
1. American Council on Education (2003), Paying college, How the Federal Higher Education Act Helps Students and Families Pay for a Postsecondary Education.
2. Bain, Olga (1997). Cost of higher education to students and parents in Russia: Tution policy issues. Buffalo, NY (unpublished paper)
3. Blair, Robert D.D. (1992). Financial diversification and income generation at African universities. AFTED technical Note No. 2, Washington DC.
4. Boh Bojana (1994). Interactive educational technologies in higher education. ESP discussion paper series. The World bank advisory service, Washington DC.
5. Bollag Burton (1997). Poland considers whether universities should have the right to charge tution. The chnonicle of higher education, December 5, 1997.
6. Bowling Green State University(2003), Understanding the Cost, Price and Return on Investment of Public Higher Education, Papers on Higher Education, No. 2, October 22.
7. Bruce Johnstone (1998), The financing and management of higher education: A status report on Worldwide reforms.
8. Cost Measurement, Public Policy Issues, Options, and Strategies - A Compilation of Background Papers Prepared for a Seminar on Cost Measurement and Management Sponsored by the Institute for Higher Education Policy TIAA-CREF Institute, March, 2000.
9. Carol A. Twigg (2005), Course redesign improves learning and reduces cost, The Institute for Educational Leadership, The National Center for Public policy and Higher education, June.
10. Colege Board (2005), Education Pays 2005, www.collegeboard.com 11. Conceptual analysis and Netherlands: Centre for higher Education Policy
Studies, Twente www.utwente.nl/cheps
12. Conceptual analysis and USA: National Center for Higher Education
lý luận và thực tiễn. NXB Giáo dục.
14. Dennis Jones (2003), Policies in Sync: Appropriations, Tuition, and Financial Aid for Higher Education, A Compilation of Commissioned Papers, Supported by a grant from Lumina Foundation for Education, April.
15. Dennis Jones (2006),State shortfalls projected to continue despite
economic gains. The national center for public policy and higher education, February.
16. England: HEFCE www.hefce.ac.uk and the Higher Education Policy Institute, Oxford www.hepi.ac.uk
17. GCR Executive Summary 2002-2003, Peter k. Cornelius, World Economic Forum
www.vnstyle.vdc.com.vn/usefulreading/GCR_Executive_Summary_2002_03.
18. GCR Executive Summary 2002-2003, Peter k. Cornelius, World Economic Forum
www.vnstyle.vdc.com.vn/usefulreading/GCR_Executive_Summary_2002_03.
19. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. NXB Giáo dục.
20. Magarret J.Barr (2002), Academic administrator guider to: Budgets and financial management, Jossey-Bass.
21. Management Systems, Boulder, Colorado www.nchems.org
22. Michael F. Middaugh editor (2000), Analyzing costs in higher education:
what institutional researchers need to know, Jossey – Bass publishers San Francisco, number 106, Summer.
23. Trần Thị Bích Liễu (2008), Nâng cao chất lượng GD ĐH ở Mỹ: Những giải pháp mang tính hệ thống và định hướng thị trường. NXB đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Nguyễn Quang Kính (biên dịch và giới thiệu), (2006), Cải cách giáo dục cho thế kỷ 21. Báo cáo của Uỷ ban cải cách giáo dục trực thuộc Tổng thống Hàn Quốc. NXB Giáo dục.