Ma trận SWOT (Strengths - Weaknesses - Oportunities - Threats)

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định đến năm 2025 (Trang 43 - 47)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH

1.3 Các công cụ phân tích chiến lƣợc

1.3.4 Ma trận SWOT (Strengths - Weaknesses - Oportunities - Threats)

Do nguồn lực có hạn công ty không thể khai thác hết mọi cơ hội và cũng không thể cùng một thời gian khắc phục hết mọi nguy cơ tiềm ẩn. Sử dụng phương pháp mô hình để phân loại thứ tự ƣu tiên khác nhau để khai thác cơ hội hoặc khắc phục nguy cơ bằng cách sử dụng ma trận SWOT. Để xây dựng ma trận SWOT, trước tiên ta liệt kê ra các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và nguy cơđƣợc xác lập bằng các ma trận thứ tự ưu tiên theo các ô tương ứng nhưnhư hình 1.7 (SWOT matrix).

Bảng 1.4 : Ma trận SWOT Ma trận

SWOT

Cơ hội (O): Liệt kê các cơ hội chính 1.

2.

. n

Nguy cơ (T) : Liệt kê các nguy cơ chính 1.

2.

. n Điểm mạnh (S) : Liệt kê

các điểm mạnh chính 1.

2.

. n

Kết hợp S/O : Phối hợp Điểm mạnh – Cơ hội 1.

2.

. n

Kết hợp S/T Phối hợp Điểm mạnh – Nguy cơ 1.

2.

. n

Học viên: Cao Anh Tuấn Trang 32 Điểm yếu (W) Liệt kê các

điểm yếu chính 1.

2.

. n

Kết hợp W/O: Phối hợp Điểm yếu – Cơ hội 1.

2.

. n

Kết hợp W/T: Phối hợp Điểm yếu – Nguy cơ 1.

2.

. n

Nguồn : Đoàn Thị Hồng Vân “Quản trị chiến lược”, Nhà xuất bản thống kê Phân tích SWOT là một trong 5 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: Xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp; phân tích SWOT;

xác định mục tiêu chiến lƣợc; hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lƣợc; xác định cơ chế kiểm soát chiến lƣợc. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với doanh nghiệp trong việc hình thành chiến lƣợc kinh doanh nội địa mà còn có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành chiến lƣợc kinh doanh quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Một khi doanh nghiệp muốn phát triển, từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho mình một cách chắc chắn và bền vững thì phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp.

SWOT là một công cụ hữu ích giúp bạn nhận thấy những điểm mạnh và điểm yếu ngoài ra còn tìm thấy những cơ hội cũng nhƣ những nguy cơ mà bạn gặp phải. Trong kinh doanh, sử dụng việc phân tích này sẽ khiến bạn có đƣợc một thị phần vững chắc. Hơn thế nữa sử dụng khung phân tích SWOT có thể giúp doanh nghiệp nhìn nhận đƣợc chính mình và những đối thủ cạnh tranh, bắt đầu vẽ ra chiến lược giúp bạn khác biệt so với đối thủ để có lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Các bước thực hiện khi phân tích SWOT Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh (S).

Bước 2: Liệt kê các mặt yếu (W).

Bước 3: Liệt kê các cơ hội (O).

Bước 4: Liệt kê các nguy cơ (T).

Bước 5: Kết hợp chiến lược S/O.

Bước 6: Kết hợp chiến lược S/T.

Học viên: Cao Anh Tuấn Trang 33 Bước 7: Kết hợp chiến lược W/O.

Bước 8: Kết hợp chiến lược W/T.

Để thực hiện phân tích SWOT, hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

Điểm mạnh:

 Công ty bạn có những lợi thế gì?

 Những gì mà không ai có thể làm tốt hơn bạn?

 Những nguồn chi phí thấp duy nhất mà bạn có là gì?

 Điều gì được cho là điểm mạnh của bạn trên thị trường?

 Những yếu tố nào giúp bạn bán đƣợc hàng?

Điểm yếu:

 Những gì bạn có thể cải thiện?

 Những gì bạn nên tránh?

 Người ta có thể thấy những điểm yếu nào của bạn trên thị trường?

 Những yếu tố nào làm mất doanh thu ? Cơ hội:

 Đâu là những cơ hội tốt đối với bạn?

 Những xu hướng hay mà bạn nhận thấy là gì?

Cơ hội hữu ích có thể đến từ những việc nhƣ:

 Thay đổi trong công nghệ và thị trường cả quy mô rộng và hẹp.

 Thay đổi chính sách của chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn.

 Thay đổi về mô hình xã hội, cơ cấu dân số, thay đổi lối sống.

 Các sự kiện địa phương.

Nguy cơ:

 Những trở ngại nào bạn phải đối mặt?

 Bạn lo lắng không biết hiện giờ đối thủ canh tranh đang làm gì?

 Có phải những yêu cầu về công việc, sản phẩm hay dịch vụ của bạn đang thay đổi?

 Những thay đổi công nghệ đang đe dọa vị trí của bạn?

 Bạn có nợ khó đòi hay những vấn đề về xoay vòng vốn?

Học viên: Cao Anh Tuấn Trang 34

 Những điểm yếu (trong phần điểm yếu bên trên) là nguy cơ đe dọa doanh nghiệp của bạn?

Kết quả của quá trình phân tích SWOT phải đảm bảo đƣợc tính cụ thể, chính xác, thực tế và khả thi vì doanh nghiệp sẽ sử dụng kết quả đó để thực hiện những bước tiếp theo như: xác định mục tiêu chiến lược chiến thuật, hình thành chiến lược, và cơ chế kiểm soát chiến lƣợc cụ thể

Việc phân tích các Ma trận SWOT nhằm thu đƣợc nhiều kiểu phối hợp và qua đó hình thành các phương án chiến lược.Sau đó nhà phân tích chiến lược tiến hành so sánh một cách có hệ thống từng cặp tương ứng các yếu tố nói trên để tạo ra các cặp phối hợp logic. Quá trình này tạo ra bốn nhóm phối hợp cơ bản. Tương ứng với các nhóm này là các phương án chiến lược mà ta cần xem xét.

Kết hợp S/O thu đƣợc do phối hợp các mặt mạnh chủ yếu với các cơ hội của doanh nghiệp. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.

Kết hợp S/T thu đƣợc do phối hợp các mặt mạnh với các nguy cơ của donah nghiệp. Ở đây cần phải tận dụng thế mạnh của mình để chiến thắng nguy cơ.

Kết hợp W/O là phối hợp giữa các mặt yếu của doanh nghiệp và các cơ hội lớn. Doanh nghiệp có thể vƣợt qua các mặt yếu bằng cách tranh thủ các cơ hội.

Kết hợp W/T là phối hợp giữa các mặt yếu và nguy cơ của doanh nghiệp.

Điều quan trọng là doanh nghiệp phải cố gắng làm sao giảm thiểu đƣợc mặt yếu của mình và tránh đƣợc nguy cơ bằng cách đề ra các chiến lƣợc phòng thủ.

Thực hiện phân tích này sẽ làm sáng tỏ những gì cần làm cũng nhƣ nhận thức rõ những vấn đề điểm mạnh và điểm yếu nói chung từ nội bộ doanh nghiệp. Cơ hội và mối đe dọa thường liên quan đến các yếu tố bên ngoài. Vì lý do này, các phân tích SWOT còn đƣợc gọi là phân tích nội – ngoại và các ma trận phân tích SWOT đƣợc gọi là ma trận bên trong – bên ngoài.

Doanh nghiệp cũng có thể áp dụng phân tích SWOT cho đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp sẽ biết đƣợc mình nên làm thế nào để cạnh tranh với đối thủ trên thị trường.

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu dầu khí nam định đến năm 2025 (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(183 trang)