Chương 3. CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG THỜI KÌ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1997 - 2015)
3.1. Chuyển biến kinh tế
3.1.2. Nông - lâm - ngư nghiệp
Để đảm bảo chủ động tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, trong 5 năm (1996 - 2000), nhân dân huyện Phú Bình đã sửa chữa, nâng cấp 32 công trình thuỷ lợi, sửa chữa 5 hạng mục thuộc các hồ, đập trung thuỷ nông;
sửa chữa nâng cấp 7 trạm bơm điện, xây dựng xong 2 hồ chứa nước ở 2 xã Bàn Đạt và Tân Thành, 24 km kênh mương kiên cố, với tổng kinh phí đầu tư 8,6 tỉ đồng… [3, tr346]. Công tác thuỷ lợi có nhiều chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp.
Diện tích trồng cây lương thực của huyện từ 15.100ha, trong đó diện tích trồng lúa là 12.952 ha (năm 1998), đến năm 2000 tăng lên 15.239 ha (trong đó diện tích trồng lúa là 13.528 ha). Tổng sản lượng lương thực tăng bình quân mỗi năm trong thời kì 1996 - 2000 là 5,01%. Năm 1998, tổng sản lượng lương
thực quy thóc toàn huyện đạt 49.475 tấn, riêng sản lượng lúa 43.399 tấn; đến năm 2000 tăng lên 56.711 tấn (trong đó, sản lượng lúa là 52/085 tấn). Sản lượng lương thực quy thóc tính bình quân theo đầu người toàn huyện từ 364 kg (1996), tăng lên 416 kg (năm 2000) [3, tr.347].
Sở dĩ sản lượng lúa của huyện Phú Bình trong những năm này ổn định và có sự tăng trưởng khá là do Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo đưa cây lúa hè thu vào gieo cấy trên diện rộng, tạo nên cơ cấu 4 vụ mùa trong năm (vụ chiêm xuân, hè thu, vụ lúa mùa và cây màu vụ đông), đưa hệ số sử dụng ruộng đất từ 2,5 lần (năm 1996), tăng lên 2,67 lần (năm 2000). Đây là một trong những thành công lớn của ngành Nông nghiệp huyện Phú Bình.
Diện tích và sản lượng các loại cây thực phẩm được duy trì và phát triển, phát huy tiềm năng vốn có của huyện, tăng thêm thu nhập cho nông dân trong điều kiện mới của cơ chế thị trường. Năm 2000, huyện Phú Bình có sản lượng rau đậu đứng thứ 4 trong tỉnh, sau các huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ và thành phố Thái Nguyên.
Bảng 3.4. Diện tích - sản lượng cây lúa (1998 - 2010)
1998 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Diện
tích (ha)
12.952 13.528 12.990 12.836 12.770 12.464 12.663 12.616
Sản lượng (tấn)
43.399 52.085 57.150 58.031 57.292 57.603 59.459 60.054
Nguồn: [6, Tr8-12; 36,Tr 11]
Qua bảng thống kê ta thấy, diện tích lúa của huyện tăng giảm thất thường do các dự án quy hoạch các cụm, khu công nghiệp. Mặc dù vậy, sản lượng lúa không ngừng tăng từ 43.399 tấn năm 1998, lên 60.054 tấn năm 2010. Điều đó khẳng định Đảng bộ huyện Phú Bình luôn dành sự quan tâm cho sản xuất nông
nghiệp, đồng thời người nông dân luôn ứng dụng giống mới, áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật và biện pháp thâm canh, chất lượng sản phẩm ngày càng cao theo hướng sản xuất hàng hóa, phù hợp với chủ trương đổi mới của Đảng.
Trong những năm 2001 - 2005, việc chuyển đổi cây trồng trên đất ruộng của huyện Phú Bình đạt kết quả khá. Diện tích gieo trồng lúa ổn định khoảng 13.000 ha, trong đó có 6.000 ha cấy lúa cao sản; diện tích trồng ngô tăng từ 1.463 ha năm 2001, lên 2.055 ha năm 2003; sản lượng ngô tăng từ 4.357 tấn năm 2001, lên 9.418 tấn năm 2004. Diện tích trồng đậu tương tăng từ 425 ha năm 2001, lên 750 ha năm 2004. Kinh tế vườn đồi phát triển, diện tích trồng cây bạch đàn giống mới và cây keo lai tạo vùng nguyên liệu cho nhà máy ván dăm Lưu Xá từ năm 2002 đến hết tháng 9/2004 đạt 646,2 ha [3, tr.378].
Giai đoạn 2005 - 2010, sản xuất nông nghiệp của huyện tiếp tục phát triển theo hướng chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, giống, cây trồng, vật nuôi, tăng tỉ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành Nông nghiệp. Diện tích gieo trồng lúa năm 2005 đạt 12.990 ha, năm 2010 đạt 12.616 ha. Tổng sản lượng lương thực năm 2010 đạt 69,78.000 tấn, bằng 97,3% kế hoạch, tăng bình quân 1,65%. Bình quân lương thực đầu người đạt 529kg/người/năm. Giá trị sản phẩm trồng trọt trên 1 ha diện tích đất nông nghiệp năm 2010 đạt 51 triệu đồng/ha, so với mục tiêu Đại hội đề ra tăng 45,7% (bằng 16 triệu đồng). Kinh tế trang trại có chiều hướng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Đến năm 2010, toàn huyện có 227 trang trại, gấp hơn 3 lần so với năm 2005 [37, tr.10].
Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày là một trong những chủ trương của huyện. Cây công nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Phú Bình bao gồm cây lạc, cây đậu tương, cây mía… Bên cạnh đó, huyện Phú Bình còn có 1 loại cây công nghiệp dài ngày mang lại năng suất cao, đó chính
là cây chè, một đặc sản của quê hương Thái Nguyên. Năm 2010, toàn huyện có 104 ha chè công nghiệp [32, tr.29].
Bảng 3.5. Tổng diện tích và sản lượng cây lương thực và công nghiệp trên địa bàn huyện (1996 - 2000)
1996 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Diện tích (ha) 1.500 1.315 1.205 1.323 1.561 1.426 1.438 Lạc
Sản lượng (tấn) 1500 1.810 1.414 1.790 2.332 2.045 2.267 Diện tích (ha) 610 520 439 295 315 325 308 Đậu
tương Sản lượng (tấn) 638 617 475 342 368 398 399
Diện tích (ha) 96 96 96 97 101 101 104
Chè
Sản lượng (tấn) 489 450 600 656 662 680 702
Diện tích (ha) 16 16 18 24 31 7 2
Mía
Sản lượng (tấn) 652 670 650 752 1.070 316 115 Diện tích (ha) 1.678 1.408 2.416 2.337 2.087 1.983 1.938 Khoai
Lang Sản lượng (tấn) 13.121 13.461 13.375 14.302 12.315 12.786 14.905 Diện tích (ha) 984 982 895 982 1.022 994 1.043 Sắn
Sản lượng (tấn) 7.982 7.836 7.298 8.347 9.713 13.208 13.665 Nguồn: [30,Tr.9; 37,Tr15-16]
Qua bảng số liệu trên ta thấy, cơ cấu cây công nghiệp trên địa bàn huyện Phú Bình có sự thay đổi đáng kể. Diện tích và sản lượng cây lương thực ngày một tăng tuy nhiên có diện tích và sản lượng cây đậu tương là giảm. Nguyên nhân là do giá trị kinh tế cây đậu tương mang lại thấp nên được người dân chuyển đổi sang trồng các loại cây khác cho năng suất và giá trị kinh tế cao.
Sản lượng và diện tích cây công nghiệp trong đó có cây chè cũng có sự tăng lên qua các năm từ 1996 đến 2010. Tuy nhiên diện tích và sản lượng cây mía lại giảm bởi chất lượng sản phẩm không có tính cạnh tranh trong thị trường. Với cây chè thì Phú Bình là nơi có thổ nhưỡng hợp và người nông dân biết ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và canh tác nên đem lại sản lượng và chất lượng cao.
Thực hiện chương trình trồng cây ăn quả đã được Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII thông qua, Huyện ủy Phú Bình tiếp tục tập trung lãnh đạo nhân dân phát triển kinh tế vườn đồi, chuyển từ trồng cây lấy gỗ sang trồng cây ăn quả. Diện tích trồng cây ăn quả của huyện tăng nhanh từ 580 ha (năm 1996) lên 1.119ha (năm 2000). Trong đó, diện tích và sản lượng nhãn, vải tăng từ 581ha, 220 tấn (năm 1998) lên 607 ha, 350 tấn (năm 2000). Chỉ tính riêng năm 1999, toàn huyện trồng mới 300 ha cây ăn quả. Diện tích cây ăn quả của xã Tân Khánh đạt 253 ha (chiếm 22,6% diện tích trồng cây ăn quả toàn huyện). Đến cuối năm 2000, toàn huyện đã có hàng trăm hộ phát triển kinh tế đồi rừng, vườn rừng, thu nhập bình quân mỗi hộ từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi năm.
Nhiều mô hình trang trại đã xuất hiện [3, tr.349].
Bảng 3.6. Diện tích - sản lượng một số cây ăn quả (1996 - 2010) 1996 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Diện Tích
(ha)
326 786 930 930 930 930 900 860 Vải
Sản lượng (Tấn)
1.576 2.166 2.678 3.389 3.944 4.014 3.876 3.956
Diện Tích (ha)
140 140 140 140 140 140 141 142 Nhãn
Sản lượng (Tấn)
310 308 313 357 437 429 900 943
Diện Tích (ha)
50 50 54 54 54 54 54 56
Xoài
Sản lượng (Tấn)
115 121 156 139 147 168 157 166
Diện Tích (ha)
31 11 28 31 37 42 43 41
Táo
Sản lượng (Tấn)
55 90 213 442 259 320 327 341
Nguồn: [30,Tr 18; 37, Tr.16-18]
Qua bảng thống kê ta thấy, diện tích và sản lượng cây ăn quả nói chung tăng giảm thất thường, ở một số loại diện tích có giảm nhưng sản lượng vẫn tăng. Nguyên nhân là do người nông dân được hướng dẫn kĩ thuật gieo trồng, được cung ứng giống mới chất lượng cao… Tuy nhiên, cây trồng phân tán nên công nghệ bảo quản chế biến còn thiếu, chưa được coi trọng do vậy doanh thu đạt không cao.
Trong những năm từ 1997 - 2010, sản xuất lâm nghiệp huyện Phú Bình chuyển đổi dần sang khai thác tập trung kết hợp trồng và chăm sóc rừng theo dự án. Thực hiện giữa khai thác và lồng ghép thực hiện dự án theo chương trình 135, chương trình trồng cây trong nhân dân…Năm 1997 huyện Phú Bình trồng được 2.110 ha rừng, đến năm 2000 toàn huyện trồng được 4.923 ha [3, tr 349], năm 2010, là 5.330 ha. Giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp của huyện năm 1996 đạt 3,9 tỉ đồng đến năm 2000 đạt 4,2 tỉ năm 2010 đạt 4,5 tỉ.
Trong những năm từ 1996-2010, đặc biệt là từ năm 2000 trở đi. đàn trâu giảm hẳn, từ 14.738 con (năm 2010), xuống 11.875 con (2005) và 13.589 con (năm 2010), do nhiều dự án dự án trồng cây ăn quả, các cụm, khu công nghiệp được quy hoạch…đã làm diện tích đồng cỏ chăn nuôi bị thu hẹp. Tuy nhiên, số lượng đàn bò, lợn và gia cầm lại có xu hướng tăng, nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm ngày càng cao của nhân dân.
Phong trào nuôi trồng thủy sản không ngừng được mở rộng cả về diện tích và quy mô; đặc biệt, phong trào nuôi cá ruộng phát triển mạnh và cho hiệu quả kinh tế cao. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản tăng từ 137 ha (năm 1998), lên 249 ha (năm 2000), 491ha (năm 2005) và 465 ha (năm 2010); trong đó 3 xã: Tân Khánh, Tân Kim, Tân Đức có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất. Sản lượng thủy sản cũng tăng từ 223 tấn (năm 1998) lên 285 tấn (năm 2000), 360 tấn (năm 2005) và 1.649 tấn (năm 2010).
Sang giai đoạn 2011- 2015, tuy chịu ảnh hưởng xấu của tình hình thời tiết, xảy ra thiên tai, nhưng sản xuất sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của
huyện vẫn phát triển. Mặc dù diện tích trồng lúa có xu hướng giảm do phát triển công nghiệp song các kế hoạch về sản lượng và diện tích trồng trọt nhất là trồng lúa vẫn luôn đảm bảo đạt và vượt kế hoạch.
Huyện Phú Bình tập trung thâm canh, sử dụng các giống có năng suất, chất lượng cao; duy trì ổn định diện tích cấy lúa hàng năm 12.000 ha. trở lờn.
Sản lượng lượng thực từ năm 2011 đến năm 2015 luôn ổn định từ 74.000 đến 75.000 tấn so với kế hoạch vượt 2000-3000 tấn/năm, cụ thể các năm như sau:
Bảng 3.7. Năng suất lương thực từ năm 2011 - 2015 Chỉ tiêu Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015 Tổng sản lượng
lương thực
75.680 74.307 75.187 76.512 75.000
Thóc (tấn) 62.892 61.581 63.232 63.764 62.900 Ngô (tấn) 12.788 11.921 11.955 12.748 12.100
[10, Tr.15]
Có được kết quả sản xuất lương thực cây có hạt đạt và vượt mức chỉ tiêu đề ra là do có sự vào cuộc tập trung chỉ đạo quyết liệt của các cấp lãnh đạo từ huyện đến cơ sở bằng nhiều giải pháp đồng bộ như đẩy mạnh sản xuất lúa, ngô lai, Chỉ đạo sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất, ứng dụng nhiều biện pháp kĩ thuật tiến bộ như gieo cấy các giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng gạo ngon, cấy theo phương pháp cải tiến SRI, cấy mạ khay, đẩy mạnh đưa cơ giới hóa vào sản xuất, đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi cấp nước tưới tiêu... Năm 2015, toàn huyện gieo cấy được 12.548 ha đạt 102,85% so với kế hoạch, trong đó diện tích lúa lai là 3.407ha bằng 27,2%
tổng diện tích [71, tr 2,3].
Trong nội bộ ngành Chăn nuôi có xu hướng tăng tỉ trọng sản xuất ngành Thủy sản, giảm tỉ trọng ngành Chăn nuôi lợn. Tuy nhiên ngành chăn nuôi lợn
và gia cầm vẫn chiếm tỉ trọng lớn. Năm 2015, tổng đàn trâu của huyện là 11.291, bò 19.372 con bằng 106,4% kế hoạch, tổng sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng đạt 26.500 tấn, tăng 15,3% so với cùng kì năm 2014. Giá trị sản xuất thủy sản năm 2011 đạt 209,2 tỉ đồng, đến năm 2015 đạt 300,6 tỉ đồng [10,Tr 49]. Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2015 đạt 2.370 tấn bằng 103,4% kế hoạch, tăng 11,8% so với cùng kì năm 2014 [71, tr 2].
Trong lâm nghiệp, trước nhu cầu về môi trường, huyện Phú Bình đã đẩy mạnh việc tuyên truyền trong nhân dân việc trồng cây gây rừng, không khai thác bừa bãi, không có quy hoạch. Nhờ đó mà diện tích trồng rừng mới tăng dần qua các năm từ 2011-2015. Năm 2011, huyện đã triển khai trồng rừng theo kế hoạch, thiết kế trồng tập trung ở 11 xã với diện tích 370,76 ha và trong năm trồng được 315 ha, đạt 175,3% kế hoạch [67,tr 3].
Năm 2015, Phú Bình đã triển khai trồng rừng mới tập trung được 412,4ha, trong đó trồng rừng nguyên liệu 307,4 ha, bằng 1023% kế hoạch năm, đồng thời chỉ đạo, thực hiện tốt công tác bảo vệ, phòng chống cháy rừng. Trong khai thác, hạt kiểm lâm huyện quản lí chặt chẽ, thực hiện cấp giấy phép khai thác đảm bảo đúng quy trình, quy định; kiểm tra và xử lí vi phạm hành chính 03 vụ, xử phạt trên 23 triệu đồng.
Như vậy, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới, ngành nông - lâm - thủy sản ở huyện Phú Bình đã có bước phát triển khá. Cùng với ngành trồng trọt, lâm nghiệp, trong chăn nuôi có nhiều vật nuôi mới đã được đưa vào nuôi thử nghiệm và đem lại giá trị kinh tế cao, góp phần tích cực làm thay đổi cơ cấu vật nuôi cũng như cơ cấu trong ngành Nông nghiệp.