HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
Hoạt động của cô Hoạt động của cháu Hoạt động 1 : Chiếc túi kỳ diệu
- Cô cho trẻ lên sờ và đoán xem trong túi có gì - Cháu sờ và nói tên quả Táo, đu đủ, chôm chôm, cam…
- Trẻ nói quả nào cô cho trẻ lấy ra & phân tích luôn
VD: Con biết gì về quả cam? ( cô gợi ý thêm) - Trẻ nói theo sự hiểu biết . Nó có màu gì ,hình dáng bên ngoài , cấu tạo, mùi
vị (cô cho trẻ khảo sát: sờ , ngữi, nếm…để trả lời)
- Qủa nào cũng có nhiều hạt như quả cam ? - Đu đủ ,nhãn cầu …
- Còn qủa nào ít hạt? - Táo ,xoài ,chuối
- Qủa cam và quả táo có gì giống và khác nhau không?
- Giống : trái cây tròn - Khác : vỏ sần sùi , láng , ít hạt, nhiều hạt…
- Mình còn biết thêm qủa nào nữa ? - Nhãn ,nho , lê, mãng cầu…
- Có gì đặc biệt khác với các qủa khác ? - Mọc thành chùm
- Quả nào cũng mọc thành chùm nữa? - Dâu, chôm chôm, vải…
- Trong các loại qủa trên , con thích ăn loại qủa nào nhất ? vì sao con thích ?
- An ngon ,ngọt, da đẹp … -> Có qủa sần sùi , trơn láng , có qủa từng
trái,mọc thành chùm, có múi , không múi nữa … nhưng mình đều gọi chung là …? Các con cần ăn nhiều trái cây vì giúp cơ thể khỏe mạnh , da dẻ hồng hào
- Trái cây ,các loại qủa
Hoạt động 2 : TC “Ai chọn đúng”
Yêu cầu : Phân nhóm các loại qủa theo đặc điểm ( Dựa theo TC kidsmart trang 19 “ ngôi nhà khoa học”
- Cô chia mỗi nhóm 5 trẻ
- Có nhiều trái cây qúa , các con giúp cô xếp chúng đúng theo từng đặc điểm nhé
- Cháu phân theo dấu hiệu cô đưa ra
Lần 1 : . Nhóm qủa nhiều hạt Nhóm qủa sấn sùi . Nhóm qủa nhiều múi
Nhóm qủa mọc thành chùm
. - Lần 2 : Cháu về nhóm xếp theo dấu hiệu riêng , cô bao quát kiểm tra trẻ
- Cháu làm theo suy nghĩ Hoạt động 3 : TC “Bạn hãy đoán xem”
Yêu cầu : Trẻ mô tả được đặc điểm các loại quả cho bạn đoán tên
+ Lần 1: Trẻ vẫn chơi theo nhóm
. Từng trẻ trong nhóm sẽ đố bạn về đặc điểm của quả ấy cho bạn đoán tên quả
VD: Quả gì màu xanh, vỏ có nhiều gai, trong có nhiều múi, ăn có vị ngọt…các bạn sẽ nói tên và đưa thẻ hình lên
- Cháu chơi cùng bạn trong nhóm
+ Lần 2: Cho chơi chung cả lớp, lần lượt đại diện từng nhóm lên đố, trẻ đố sẽ đưa ra từng dữ liệu.
Nhóm nào trả lời trước sẽ thắng
- Cháu chơi chung cả lớp
. Cô và các bạn kiểm tra
Hoạt động 4 : TC “Bàn tay khéo léo”
Yêu cầu : Cháu biết sắp xếp các loại trái cây thẩm mỹ, đẹp mắt
-Các con sẽ về 4 nhóm mình cùng sắp xếp ,trang trí đĩa trái cây để đến giờ cơm mình mời các bạn cùng ăn nhé !
- Cháu về nhóm phối hợp thực hiện
. Cô bao quát gợi cháu cách lột bỏ vỏ , sắp xếp xen kẽ đẹp mắt . Sau khi xếp, sẽ giới thiệu cho các bạn nghe
- Cháu giới thiệu điã quả mình có tên gì, gồm có loại quả nào
* Kết thúc :Hát “ Quả gì” - Trẻ múa hát theo cô
HĐ TÌM HIỂU MT XUNG QUANH
Chủ đề : RAU - CỦ Đề tài : Một số loại rau I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Củng cố và mở rộng hiểu biết của trẻ về đặc điểm cấu tạo, hình dáng, màu sắc của một số loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả.
- Biết được phần sử dụng của các loại rau và các món ăn nấu từ các loại
rau đó
- Hiểu được ích lợi của một số loại rau trong đời sống con người là nguồn thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng bổ sung cho sự phát triển của cơ thể.
- Phát triển khả năng mô tả, so sánh, phân loại, chu ý và ghi nhớ.
- Giáo dục trẻ thích và thường xuyên ăn rau II. CHUẨN BỊ :
- Một số loại rau, củ, quả thật bố trí thành khu vườn, mỗi trẻ một loại rau (củ, quả).
- 3 rổ tre lớn, 1 số ĐD BTLNT, rau củ.
- Một số hình cắt rời thân, rễ, cuống, quả, bảng nỉ.
- Tranh các loại rau, có loại không cùng nhón III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động cô Dự kiến hoạt động cháu Hoạt đông 1: TC “Thu hoạch”
Yêu cầu : Cháu phân nhóm, phân loại các loại rau, củ , quả.
- Khu vườn đã đến ngày thu hoạch, các con chia ra 3 nhóm đi thu hoạch nhé !
Nhóm 1 : Rau ăn củ Nhóm 2 : Rau ăn lá Nhóm 3 : Rau ăn quả
- Trẻ đi lấy đúng loại cô yêu cầu để vào rổ
- Cháu thu hoạch về cùng kiểm tra
* Rau ăn lá : Cô đưa loại nào cháu gọi đúng
tên loại đó - Cháu gọi tên
- Theo con loại rau ăn lá phần nào ăn được,
phần nào bỏ. - ăn lá, bỏ rễ
- Bạn nào có thể kể một vài món được chế từ rau ?
- Bạn nào giúp cô lựa ra rau ăn sống và rau ăn chín
- Cháu lên phân ra
- Con còn biết rau nào vừa ăn sống vừa ăn chín - Tất cả các loại rau ăn lá có nhiều loại nhưng đều có phần rễ, thân lá , khi ăn mình chỉ ăn phần lá
* Rau ăn củ : Cháu lên lấy, các bạn nói tên,
đặc điểm… - Nhóm lấy rau ăn củ lên trình
bày - So sánh củ su hào – cà rốt có gì khác và giống nhau?
+ Tròn , dài- màu xanh, cam…
+ Giống nhau : đều là rau ăn củ - Loại rau này có nhiều hình dạng, củ dài, tròn,
nhưng có đặc điểm chung là có lá ở trên, củ ở dưới, mình chỉ ăn phần củ.
* Rau ăn quả :
- Bây giờ mình kiểm tra xem đây có phải là rau ăn quả không ?
- Cô đưa quả, trẻ gọi tên
- Con biết loại quả nào ăn sống – ăn chín - Sống : cà chua, dưa leo - Chín : bí đỏ, bầu
- Đố con cà chua và mướp khác và giống nhau
điểm nào ? + Sống trên giàn…
+ tròn- dài , xanh - đỏ - Vì sao mình gọi đây là loại rau ăn quả ? - Vì khi ăn chỉ ăn phần quả - Trong tất cả loại rau này, con thích ăn loại rau
nào nhất? Vì sao con thích ?
- Cháu trả lời theo ý thích (Có nhiều Vitamin, chất xơ giúp tiêu hóa tốt)
Hoạt động 2: TC “Bé chọn đúng”
+Yêu cầu : Chọn đúng phần sử dụng được của các loại rau
- Cô có rất nhiều loại rau nhưng không biết ăn phần nào, bỏ phần nào, các con hãy giúp cô.
- Cô cho trẻ chơi theo nhóm , chọn phần bỏ đi bỏ vào rổ chỉ để lại phần ăn được trình bày lên bảng
- trẻ về nhóm thực hiện theo yêu cầu
Hoạt động 3: TC “Mắt ai tinh”
Yêu cầu : Cháu nhận ra các loại rau không cùng nhóm
- Các con sẽ gạch bỏ loại nào không cùng nhóm với các loại rau và tìm xem trong tranh có tất cả bao nhiêu loại rau.Ghi chữ số tương ứng
VD : cà rốt – su hào – củ dền – hoa hồng (bỏ hoa)
- Cháu gạch chéo – viết số
cải – sà lách – rau muống – cam (bỏ cam)
Hoạt động 4: Tc “Người đầu bếp giỏi”
Yêu cầu : Cháu nói được tên món ăn và trong món ăn đó có rau gì ?
- Chúng ta đã thu hoạch được nhiều loại rau, bây giờ mình cùng làm các món ăn từ những
loại rau nhé!
Trẻ chia làm 4 nhóm , cùng thoả thuận và trình bày 1 món ăn để bày tiệc.
- Cháu chia về nhóm thực hiện
- Lần lượt mời cháu giới thiệu món ăn mà mình thực hiện. Trong món ăn đó có các loại rau gì ?
HĐ TÌM HIỂU MT XUNG QUANH
Chủ đề : MÙA XUÂN Đề tài : Mùa xuân của bé I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ hiểu đặc điểm của mùa xuân , cây cối ,thời tiết , hoạt động và thứ tự các mùa hiểu được sự phát triển của con người , cây cối . Biết 1 năm khởi đầu bằng mùa xuân, đánh dấu con người được thêm 1 tuổi
- Phát triển khả năng tư duy , cảm nhận sự biến đổi về thời gian - Cung cấp vốn từ : Đâm chồi nảy lộc ,khoe sắc, du xuân…
- Trẻ tích cực tham gia các hoạt động ,biết chia sẻ kinh nghiệm cùng bạn II. CHUẨN BỊ :
- Một số lá cây : Mai ,cúc , vạn thọ,hồng ,thược dược … - Hình ảnh các mùa : Thời tiết ( 4 tranh theo 4 mùa)
Trang phục ( 4 tranh theo 4 mùa)
Các hoạt động : bơi ,du xuân , sưởi ấm , câu cá
- Hình ảnh lô tô cô và cháu vẽ : món ăn ,trái cây đặc trưng vào mùa xuân và các mùa hạ –thu –đông
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô Dự kiến hoạt động của cháu Hoạt đông 1: Dạo vườn hoa xuân
Yêu cầu : Cháu nhận biết đặc điểm của mùa xuân
. Cô cho cháu ra vườn hoa xuân của trường - Con có thấy mấy hôm nay trường mình có gì lạ không
- Có nhiều hoa, nhiều cây kiểng
- Vì sao có nhiều hoa đẹp & xanh tốt thế?
- Con biết gì về mùa xuân? ( nếu trẻ không nói hết được cô gợi ý)
- Mùa xuân đến
. Vào mùa xuân thời tiết như thế nào ? - Nắng nhẹ , không khí dễ chịu
. Cây cối ra sao ? - Xanh tốt,đâm chồi nảy lộc
- Con có nhận xét gì về mùa xuân & các mùa khác
- Muà xuân không khí mát mẻ hơn, cây cối xanh tốt hơn , bông hoa đua nở,khoe sắc hương…
- Có bài hát nào cũng nói về mùa xuân? (con vừa học)
. Cho trẻ hát 1 đoạn “em thêm 1 tuổi”
- Vậy 1 năm mới khởi đầu bằng mùa gì ?
- “Em thêm 1 tuổi”
- Mùa xuân - Thêm 1 mùa xuân các con được thêm gì ? - Thêm 1 tuổi - Vậy bây giờ các con được mấy tuổi? - 6 tuổi
Vào mùa xuân con thường thấy có những hoạt động nào ?
- Mọi người đi du xuân , sửa sang nhà cửa ,chuẩn bị đón tết……
- Con biết các loại trái cây, các loại hoa nào
đặc trưng của mùa xuân không? - Trái cây:Dưa hấu, quýt,lê…
- Hoa:Đào, mai, cúc, thược dược - Nãy giờ chúng ta cùng trò chuyện về mùa
nào vậy?
- Ngoài mùa xuân ra con còn biết thêm mùa nào nữa?
- Mùa xuân
- Mùa hạ, thu, đông
-> Một năm qua đi bắt đầu bằng mùa xuân , con người, cây cối , muôn thú đều phát triển
& lớn lên => Cô kết hợp giáo dục Hoạt động 2: TC xếp đúng vị trí
+Yêu cầu : Cháu biết thứ tự các mùa trong năm thể hiện bằng thời tiết , trang phục , cây xanh
- Chia trẻ về 4 nhóm , thảo luận xếp các hình
theo đúng thứ tự các mùa trong năm - Lần lượt từng nhóm lên gắn lên bảng & giới thiệu với các bạn . Nhóm 1 : Thời tiết
. Nhóm 2 : Trang phục . Nhóm 3 : Cây xanh
. Nhóm 4 : Hoạt động phù hợp mỗi mùa - Cô và trẻ cùng sửa sai cho các bạn Hoạt động 3: Bé chọn đúng
Yêu cầu : Cháu biết lựa chọn các món ăn , hoạt động vui chơi giải trí , hoa ,qủa đặc trưng của mùa xuân
- Cô để 4 rổ hình ở 4 nhóm; chia trẻ về nhóm lấy những món ăn , trái cây ,các loại hoa , hoạt động vui chơi giải trí chỉ có ở mùa xuân xếp theo loại
- Trẻ về nhóm thực hiện
- Cô và cháu cùng kiểm tra
Hoạt động 4: Bé vẽ tranh mùa xuân
Yêu cầu : Cháu biết một số đặc điểm hoạt động đặc trưng của mùa xuân
- Chia nhóm cho trẻ vẽ 4 bức tranh.
- Cho trẻ vẽ lại các đặc điểm , hoạt động đặc trưng của mùa xuân theo sự hiểu biết của trẻ trên 1 bức tranh chung của nhóm.
- Trẻ vẽ vườn hoa công viên ngày tết , bé chúc tết … - Cô gợi ý để trẻ thể hiện sự sáng tạo vào tác
phẩm
HĐ TÌM HIỂU MT XUNG QUANH
Chủ đề : TẾT
Đề tài : Ngày tết Nguyên đán I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
- Trẻ biết ngày tết truyền thống của dân tộc Việt Nam và các phong tục tập quán của người Việt nam
- Biết các loại hoa qủa , thức ăn , các hoạt động vui chơi giải trí trong ngày tết - Phát triển tư duy ngôn ngữ , khả năng chú ý quan sát, phân loại, ghi nhớ có chủ định
- Cung cấp từ : Tết Nguyên đán , đêm giao thừa
- Giáo dục trẻ trân trọng ngày tết cổ truyền và tham gia tích cực vào các hoạt động đón chào ngày tết
II. CHUẨN BỊ :
- 5 hình vẽ về cảnh vui chơi ngày tết đi du xuân ,đi chùa ,đi chúc tết ..
- Các loại trái cây , dưa hấu , quýt , bưởi ,cam … - Bột , đất nặn , giấy hao , lá chuối , dây , mứt xốp … - Cô tập trẻ hát các bài về ngày tết vào các HĐC III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động cô Dự kiến hoạt động cháu
Hoạt động 1: Trò chuyện về ngày tết cổ truyền Yêu cầu: Trẻ nhận biết các đặc điểm đặc trưng của ngày tết
- Mấy ngày hôm nay các con đi học , hoặc ba mẹ
chở đi chơi , có thấy có gì lạ không ? - Người ta bày bán nhiều hoa quả, hàng bánh mứt…
- Vì sao có nhiều hoa , dưa hấu …
-Con biết gì về ngày tết? (trẻ chưa kể được cô gợi ý) - Sắp đến tết
- Trẻ kể theo hiểu biết
- Ở nhà con đã chuẩn bị những gì để đón tết? - Dọn dẹp nhà cửa, sơn ,quét vôi … - Để chuẩn bị ngày tết ba mẹ con thường làm những
gì nữa ? - Mua hoa ,quần áo đẹp ,đồ dùng
mới - Vào ngày cuối cùng của năm vào buổi tối mọi
người cúng ông bà , mình gọi là ?
- Đêm giao thừa - Bước sang năm mới ngày tết người ta còn gọi là
ngày gì ?
- Tết nguyên đán
- Vào ngày tết con thường đi đâu ? - Đi chơi, về quê, thăm ông bà đi chơi công viên…
- Con thường làm gì ? - Con chúc tết những ai?
- Mặc quần áo đẹp ,chúc tết - Ông bà cha mẹ, cô bác -Chúc tết như thế nào? (cô mời vài trẻ tập chúc tết)
- Con cảm thấy như thế nào vào ngày tết ?
- Từng trẻ lên chúc tết.
- Rất thích, rất vui…
-> Vào ngày tết mọi người hạnh phúc phấn khởi , sửa sang nhà của đón chào năm mới chúc tết mọi người với mọi điều tốt đẹp.
Hoạt động 2: TC“Chuyền cờ”
Yêu cầu : Cháu biết tên các món ăn truyền thống , các loại bánh mứt vào dịp tết
- Để chuẩn bị cho ngày tết ở nhà các con thường làm các món ăn ,bánh mứt rất ngon . Cô chuyền cờ, lá cờ đến bạn nào mà vừa hết 1 đoạn bài hát, sẽ phải kể tên 1 món ăn hoặc loại bánh mứt mà con biết.
. Cháu ngồi vòng tròn cô chuyền 2 cờ về 2 phía, cờ đến cháu nào thì cháu ấy nói ( cô gợi hỏi thêm) - Vì sao con biết ?
- Món ăn này dùng vào lúc nào ? -> Cô kết hợp giáo dục dinh dưỡng
- Cháu kể theo ý thích : Dưa món, củ kiệu, bánh chưng, bánh tét, các loại bánh mứt…
Hoạt động 3: Bé đi đâu ?
Yêu cầu : Cháu kể các hoạt động trong ngày tết : vui chơi giải trí , thăm viếng ,chúc tết …
- Bây giờ các con về nhóm lấy 1 hình ảnh về ngày tết , thảo luận rồi kể cho các bạn cùng nghe
. Cho trẻ kết nhóm, mỗi nhóm 5 trẻ
. Cháu về nhóm , chọn 1 tranh thảo luận về nội dung tranh
- Trẻ kết nhóm và cùng chơi với bạn
. Cô mời từng nhóm lên trình bày - 1 bé đại diện nhóm lên kể Hoạt động 4: Chuẩn bị đón tết
Yêu cầu : Cháu biết các hoạt động chuẩn bị đón tết - Để chuẩn bị đón tết ở lớp mình cô cùng các con sẽ
làm gì nè ? - Cháu tự nói : làm hoa ,dọn dẹp lớp ,
gói bánh , xếp qủa … - Các con về nhóm cùng làm nhé
- Cô bao quát chỉ dẫn các cháu
. Nhóm 1 : Trang trí cành hoa mai - Cháu về nhóm thực hiện . Nhóm 2 : Làm bánh
. Nhóm 3 : Xếp mâm qủa . Nhóm 4 : Dọn dẹp lớp
GIÁO ÁN Môn: MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH
Chủ đề : Gia đình
Đề tài : Phân nhóm, phân loại đồ dùng trong gia đình Lớp : Lá
I. Mục đích yêu cầu :
• Giáo dưỡng:
- Hệ thống kiến thức cho trẻ về một số đồ dùng trong gia đình (đồ dùng nhà bếp: chén, đũa, nồi, xoong, chảo… Phòng khách: tivi, bàn, ghế…Phòng ngủ: mềm gối, giường chiếu…). Trên cơ sở đó trẻ phân nhóm phân loại đồ dùng.
- Trẻ hiểu gia đình đông con, ít con.
- Rèn kỹ năng các thao tác tư duy, phân nhóm, phân loại.
• Phát triển:
- Phát triển khả năng quan sát, trí nhớ,ngôn ngữ thông qua trò chơi.
• Giáo dục:
- Trẻ biết giữ gìn, biết cách sử dụng các đồ dùng lâu bền không bị hư, bể, vỡ…
- Gia đình đông con nhiều đồ dùng, gia đình ít con ít đồ dùng.
II. Chuẩn bị :
- Giáo án, rối gấu, các loại đồ dùng trong sinh hoạt gia đình (chén, ly, thìa, điện thoại,tivi…).
- Trò chơi tìm đúng số người trong gia đình.
- Thẻ các loại đồ dùng trong gia đình.
- Máy catsset, rổ, bàn ghế…
- Trái cây, bánh, kẹo cho bữa tiệc
• Nội dung tích hợp:
- Toán: đếm số người trong gia đình.
- Âm nhạc: Mùa xuân đến.