CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH

Một phần của tài liệu Giao trinh tac dong cot song (Trang 64 - 69)

PHẦN IV: CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH

C. CÁC PHƯƠNG THỨC CHẨN BỆNH

Phương thức:nhng phương pháp và cách thc, để xác định và gii to trng đim, lp li s cân bng ca ct sng.

Phương pháp TĐCS có năm phương pháp chẩn bệnh:

1. Phương thc động hình.

2. Phương thc đối động.

3. Phương thc co cơ tương ng.

4. Phương thc chuyn tư thế.

5. Phương thc đối nhit.

I. PHƯƠNG THỨC ĐỘNG HÌNH

Mục đích: tìm trọng điểm trên cột sống thông qua áp dụng thủ thuật bật tại điểm đau ngoại vi.

Cách thức tiến hành: Cho bệnh nhân nằm sấp, dùng tay bật mạnh sợi gân Asin tạo sóng cơ động hình dừng lại ở đốt sống trên hệ cột sống. Lớp cơ ở đốt sống nào máy động, đó chính là trọng điểm cần giải toả.

Phương thc động hình ch áp dng vi nhng chng bnh v chc năng vn động chi dưới.

II. PHƯƠNG THỨC ĐỐI ĐỘNG

II.1. Mục đích: Tìm điểm liên quan với trọng điểm nằm ở ngoại vi để áp dụng phương thức song chỉnh giải toả trọng điểm.

II.2. Cách thức tiến hành: Khi tác động tại trọng điểm và đặt bàn tay kia tại khu vực liên quan khác bên vi trng đim sẽ thấy có một điểm trong khu vực liên quan đó máy động dưới ngón tay chúng ta. Điểm đó chính là đim đối động với trọng điểm. Điểm đối động đó được gộp với trọng điểm để chuẩn đoán bệnh, đồng thời áp

Trọng điểm thuộc loại đốt sống lồi thì điểm đối động liên quan khu trú ở giữa đốt sống. Trọng điểm thuộc loại lệch, lồi lệch thì điểm đối động liên quan khu trú ở cạnh đốt sống khác bên với trọng điểm.

Điểm đối động ở ngoại vi khác bên vi trng đim và chỉ gặp ở đốt sống lch và li lch, không gặp ở đốt sống lồi cân, lõm cân.

III. PHƯƠNG THỨC CO CƠ TƯƠNG ỨNG

Mục đích: Xác định hiện tượng cột sống biến đổi liên quan đến chức năng vận động bị hạn chế, biểu hiện bằng hiện tượng co cơ trên cơ thể người bệnh làm cơ sở cho việc xác định trọng điểm.

Cách thức tiến hành: Để bệnh nhân hở lưng quay ra chỗ đủ ánh sáng để quan sát. Cho cánh tay bị hạn chế (giơ lên hoc vi ra sau) vận động đến mức tối đa của sự hạn chế vài lần, quan sát sau lưng sẽ thấy sóng cơ nổi cộm lên và bám tận trên đốt sống bị biến đổi tương ứng. Đốt sống này chính là đốt sống trọng điểm.

IV. PHƯƠNG THỨC CHUYỂN TƯ THẾ

Mục đích: Xác định sự vận động của hệ vận động bị hạn chế và sự biến đổi của lớp cơ đệm làm cơ sở để phân biệt loại và thể của trọng điểm (tức là xác định được trọng điểm và xác định được loại và thể của trọng điểm).

Căn cứ vào hình thái sinh lý của hệ cột sống, phương pháp TĐCS chia thành hai vùng để áp dụng phương thức chuyển tư thế đó là vùng cổ và vùng thân mình.

Cách xác định đốt sống vùng cổ biến đổi.

Để người bệnh ngồi ngay tay buông thõng. Bảo người bệnh cúi gập đầu nếu cằm sát vào tới ngực là bình thường, nếu không sát vào được tới ngực là có đốt sống bị hướng ra phía trước (lõm về phía trước).

Cho người bệnh từ từ ngửa cổ, nếu nhìn được lên trần nhà là bình thường. Nếu không nhìn được là có đốt sống cổ lồi ra phía sau.

Bảo người bệnh từ từ nghiêng đầu sang trái, nếu được một góc 450 trở lên là bình thường. Nếu không được như vậy là có đốt sống bị lệch sang trái. Ngược lại nếu nghiêng sang phải bị hạn chế là có đốt sống cổ bị lệch sang phải.

Xác định các đốt sống biến đổi lồi, lõm, lệch trái, lệch phải nêu trên và lớp cơ đệm bị xơ co cùng sự lan toả của nó bằng thủ thuật vuốt, ấn và vê.

Cách xác định đốt sống vùng lưng biến đổi.

Khi các đốt sống vùng lưng có một đốt hay liên đốt biến đổi không bình thường sẽ gây lên sự vận động của thân mình bị hạn chế như ngồi cúi cong lưng bị hạn chế do một đốt hay liên đốt bị lõm về phía trước. Ngồi ưỡn bụng ra phía trước bị hạn chế do một đốt hay liên đốt bị lệch sang phải hay sang trái.

Để xác định các đốt sống bị biến đổi cùng lớp cơ đệm xơ cơ lan toả này ta áp dụng thủ thuật vuốt và vê.

V. PHƯƠNG THỨC ĐỐI NHIỆT

Mục đích: Xác định đốt sống có trọng điểm khu trú trên cơ sở vùng nhiệt độ da liên quan đến chức năng nội tạng và các triệu chứng, hội chứng liên quan. Căn cứ vào

đặc trưng nhiệt độ với các thủ thuật và nguyên tắc hợp lý, giúp người thầy thuốc xác định được tình trạng bệnh lý; khẳng định được trọng điểm; thăm dò và tiên lượng bệnh; theo dõi tiến triển của bệnh; đảm bảo an toàn cho người bệnh trong quá trình điều trị.

Thật vậy, nhiệt độ da các vùng tương ứng với nội tạng và cột sống biến đổi là cơ thể bệnh lý(có bệnh), không có vùng nhiệt độ da nào biên đổi là cơ thể sinh lý (cơ thể khỏe mạnh). Để xác định chính xác được trọng điểm, người thầy thuốc dùng phương thức song chỉnh, một tay áp vào vùng nhiệt độ biến đổi, tay còn lại sử dung các thủ thuật như miết, vuốt, ấn, vê,…tác động vào trọng điểm tương ứng. Nếu nhiệt độ không thay đổi thì không điều trị, cần phải kiểm tra và tìm lại trọng điểm mới. Còn thấy nhiệt độ thay đổi thuận chiều thì đó là trọng điểm cần điều trị; Ngoài ra phương thức này căn cứ vào nhiệt độ biến đổi thuận chiều, nhưng chưa đến ngưỡng yêu cầu (còn ấm) thì cần phải tìm thêm trọng điểm mới để tiếp tục điều trị cho nhiệt độ về đến ngưỡng yêu cầu của phương pháp.

Chú ý: Phương thức này giúp người thầy thuốc trong khi điều trị các bệnh về tim mch như: Huyết áp cao, huyết áp thp, ri lon thn kinh tim và các bệnh liên quan đến đốt sng c thường xuyên theo dõi và kiểm tra sự thay đổi nhiệt độ ở cổ, vai, ngực trái. Nếu nhiệt độ tăng cao (huyết áp cao), nhiệt độ thấp (người lạnh) và toát mồ hôi thành giọt (huyết áp tụt) kp thi điu chnh huyết áp tăng lên hay hạ xuống trong quá trình chẩn, trị sao cho đạt nhit độ trng thái sinh lý bình thường. Người bệnh không bao giờ xy ra tai biến, người thầy thuốc giữ được uy tín, y đức của mình.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Giao trinh tac dong cot song (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)