CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH

Một phần của tài liệu Giao trinh tac dong cot song (Trang 74 - 78)

PHẦN V: CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC, TRỊ BỆNH

B. CÁC THỦ THUẬT TRỊ BỆNH

Để giải toả các hình thái trọng điểm, phương pháp TĐCS có 6 thủ thuật sau:

1. Th thut Xoay. 2. Th thut Đẩy.

3. Th thut Bt. 4. Th thut Rung.

5. Th thut B. 6. Th thut Lách.

I. THỦ THUẬT XOAY

Mục đích: Để giải toả trọng điểm tại các hình thái đốt sống lồi, lồi lệch và lệch có lớp cơ co dày, co mỏng, mềm dày, mềm mỏng bằng phương thức sóng.

Cách thức tiến hành:

Dùng phần mềm ở đầu ngón tay cái, trỏ hoặc giữa đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác bằng một lực thích hợp và theo hướng như sau:

Xoay vòng tròn ở trên lớp cơ bệnh lý theo chiều kim đồng hồ với những trường hợp trọng điểm khu trú ở phần dưới đầu gai sống lệch phải và phần trên đầu gai sống lệch trái.

Xoay vòng tròn ở trên lớp cơ bệnh lý ngược với chiều kim đồng hồ với những trường hợp trọng điểm khu trú ở phần dưới đầu gai sống lệch trái với phần trên đầu gai sống lệch phải.

Xoay vòng tròn trên lớp cơ bệnh lý không quy định chiều xoay đối với những trường hợp trọng điểm khu trú ở đầu gai sống không phân biệt phần trên hay phần dưới và ở điểm đối động.

Thao tác ở một diện hẹp đối với những trọng điểm ở thể hẹp.

Thao tác dùng lực trung bình đối với những trọng điểm khu trú ở lớp cơ giữa.

Thao tác dùng lực nặng đối với những trọng điểm khu trú ở lớp cơ trong.

Thủ thuật:

Khi dùng thủ thuật xoay thao tác trị bệnh cần phối hợp thủ thuật đẩy với lực từ tối thiểu đến tối đa theo quy định của nguyên tắc định lực và phối hợp với thủ thuật lách khi trọng điểm đã thay đổi.

Giới hạn:

+ Thủ thuật xoay được áp dụng rộng rãi với tất cả các khu vực khác nhau ở trên hệ cột sống (theo quy định của nguyên tắc định lực) từ vùng cổ đến xương cụt.

+ Thủ thuật xoay không có giá trị đối với những trường hợp hình thái của trọng điểm di động như các loại xơ, và sợi hoặc loại không di động như các loại dính cứng…

Kết luận: Thủ thuật xoay là một thủ thuật chủ yếu để giải toả lớp cơ bệnh lý có hình thái co mềm không di động.

II. THỦ THUẬT ĐẨY

Mục đích: Để giải toả hình thái trọng điểm thuộc loại cơ co dày thể lớn khu trú ở trên các đốt sống lồi, lồi lệch, lệch hoặc bị dính cứng, tạo cho đốt sống bị dính cứng chuyển động được theo yêu cầu của thầy thuốc.

Cách thức tiến hành: Căn cứ vào 9 vùng quy định của nguyên tắc định lực, tuỳ theo vị trí khu trú của trọng điểm mà vận dụng lực của một ngón tay, hai ngón tay cái hoặc của dận bàn tay đặt tĩnh tại trọng điểm để thao tác nhịp nhàng với lực từ nhẹ đến nặng.

Dù cho đốt sống bị dính cứng nhiều cũng không được dùng quá lực quy định.

Tuỳ theo vị trí khu trú của trọng điểm mà chọn tư thế cho bệnh nhân: Nằm sấp, chống tay trên điểm tỳ để oằn lưng hoặc ngồi gục để thao tác.

Các tư thế này đều tạo cho gân cơ của người bệnh buông chùng thích hợp cho sự tiếp nhận lực thao tác.

Khi thao tác chú ý đẩy từ ngoài vào trong theo hướng trục.

Cách áp dng gm:

Đẩy một ngón tay: Dùng một ngón tay đặt tĩnh tại trọng điểm tác động từ ngoài vào trong theo hướng trục.

Đẩy hai ngón tay: Dùng hai ngón đặt ngang hoặc đặt hai ngón chồng lên nhau thao tác theo hướng từ ngoài vào trong nhằm cho đốt sống lồi dính cứng chuyển động được.

Đẩy bằng bàn tay: Dùng gan bàn tay từ sau đẩy ra trước áp dụng cho bốn loại hình thái của trọng điểm liên lồi dính cứng, chuyển động bằng phương thức nén nâng.

Thủ thuật đẩy ứng dụng trong phương thức nén và phương thức sóng.

* Trong phương thc nén:

Nén tĩnh: Tư thế người bệnh nằm sấp trong trường hợp đốt sống lồi hoặc nằm nghiêng trong trường hợp đốt sống lệch.

Đốt sống lệch về phía nào thì người bệnh nằm nghiêng về phía đó lên trên để thầy thuốc thao tác đẩy từ trên xuống dưới theo hướng trục.

Thầy thuốc xoè rộng hai bàn tay úp lên lưng người bệnh, dùng hai ngón cái đặt tĩnh tại trọng điểm, đẩy theo hướng từ ngoài vào trong cho đốt sống lồi, hoặc từ trên xuống dưới cho đốt sống lệch.

Khi thao tác phải dùng lực từ nhẹ đến nặng xen kẽ nhịp nhàng, không nén nặng liên tục.

Nén nâng: Dùng một bàn tay để nén xuống kết hợp với bàn tay kia thao tác nâng chân hoặc tay người bệnh trong cùng một lúc, áp dụng cho hình thức đốt sống liên lồi.

Nén kéo: Dùng một ngón tay cho đốt sống lệch và cả bàn tay cho hình thái đốt sống liên lệch, thao tác theo quy định trong tư thế nén kéo.

* Trong phương thc sóng:

Thủ thuật đẩy còn phối hợp với các thủ thuật thuộc phương thức sóng như thủ thuật xoay, bỉ, lách, rung để tạo cho trọng điểm có một cảm giác thích hợp nhất để có thể tự điều chỉnh, giải toả hình thái lớp cơ bị rối loạn.

Giới hạn:

Không được dùng th thut đẩy cho vùng c (t C1÷C7), vùng lưng trên (t D1÷D7) và xương ct, mà ch được phi hp vi th thut xoay và b vi mt lc thích hp theo quy định.

Kết luận: Thủ thuật đẩy thuộc phương thức nén, thường phối hợp với các thủ thuật thuộc phương thức sóng để trị bệnh. Khi thao tác phải tuân thủ các nguyên tắc của phương pháp TĐCS.

III. THỦ THUẬT BẬT

Mục đích: Nhằm tạo cho con người bệnh có một cm giác đau ny người và đột ngt đối với những trường hợp lớp cơ bệnh lý có hình thái si tròn hoc si dt.

Tạo cho người bệnh có một cảm giác đau thích hợp đối với những trường hợp lớp cơ bệnh lý hình thái xơ tròn và xơ dt.

Cách thức tiến hành:

Dùng phần mềm đầu ngón tay, ngón trỏ, ngón giữa, hoặc cũng có thể dùng nhiều ngón tay bật trượt nhanh, và mạnh ở trên sợi cơ bệnh lý bằng một lực thích hợp theo hướng cắt ngang.

Khi dùng thủ thuật bật trị bệnh cần phải phối hợp với thủ thuật đẩy theo các quy định của nguyên tắc định lực từ tối thiểu đến tối đa.

Thủ thuật bật chỉ có giá trị đối với những thể và loại xơ và sợi, không có giá trị đối với những hình thái không di động như: co cứng, co mềm.

Kết luận: Thủ thuật bật giữ vai trò chủ yếu về giải toả các loại xơ và sợi bệnh lý.

IV. THỦ THUẬT RUNG

Mục đích: Tạo cho người bệnh một cảm giác thoải mái, dễ chịu, để cơ thể người bệnh tự điều chỉnh, tự giải toả trọng điểm, phục hồi lại sự cân bằng cột sống để trị bệnh.

Thủ thuật rung để ứng dụng cho những trọng điểm có hình thái thuộc loại mềm, mềm dày, mềm mỏng, co dày, co mỏng.

Cách thức tiến hành:

Dùng phần mềm ở đầu ngón cái hoặc giữa đặt tĩnh tại trọng điểm, lắc qua lắc về cho ngón tay có sự rung chuyển nhẹ nhàng tại đầu ngón trên trọng điểm.

Khi thao tác trị bệnh bằng thủ thuật rung bằng lực nhẹ hay lực mạnh cũng cần phải phối hợp với thủ thuật đẩy tức là vừa rung vừa đẩy.

Thủ thuật rung được phối hợp với thủ thuật lách khi trọng điểm đã thay đổi, mục đích để xác định trọng điểm mới.

Thủ thuật rung còn phối hợp với thủ thuật bỉ và thủ thuật đẩy trong khi thao tác giải toả trọng điểm ở lớp cơ trong.

Giới hạn:

Thủ thuật rung chỉ có giá trị để giải toả các hình thái trọng điểm loại mềm mỏng, mềm dày và cơ mỏng, co dày. Không có giá trị với những loại cứng và xơ, sợi.

Thủ thuật rung thích hợp những trường hợp suy nhược như: suy nhược thần kinh hoặc bị suy nhược cơ thể.

Kết luận: Thủ thuật rung là một thủ thuật tạo cho người bệnh có một cảm giác thoải mái, dễ chịu, êm ái và ngọt ngào, được cọi là thủ thuật bổ. Khi thao tác phải chọn tư thế thích hợp cho người bệnh và thầy thuốc.

V. THỦ THUẬT BỈ

Mục đích: Tạo cho người bệnh có một cảm giác đau thích hợp tại trọng điểm khu trú ở lớp cơ trong. Cảm giác đau thích hợp này có thể nhận biết được bằng các hiện tượng uốn cong và vặn vẹo cột sống của người bệnh.

Cách thức tiến hành:

Dùng phần mềm ở đầu ngón tay giữa đặt tĩnh tại trọng điểm, ấn sâu vào lớp cơ trong sát với gai sống. Ấn cho lớp cơ bệnh lý miết vào gai sống và lăn ngửa ngón tay, vừa lăn vừa miết vòng tròn: Lúc đầu đưa lực từ ngoài vào trong theo hướng trục và tiếp theo đưa lực từ trong ra ngoài theo cách cuộn tròn ngón tay.

Kết luận: Thủ thuật bỉ chỉ áp dụng đối với trường hợp đốt sống lõm, lệch lõm và lớp cơ bệnh lý co, mềm, dày mỏng. Không áp dụng với trường hợp xơ, sợi.

VI. THỦ THUẬT LÁCH

Mục đích: Xác định và giải tỏa trọng điểm mới xuất hiện trong quá trình thao tác điều trị.

Cách thức tiến hành:

Thủ thuật lách không có hình thức riêng biệt mà khi thao tác trị bệnh bằng các thủ thật khác ứng dụng phương thức sóng, thầy thuốc chú ý lần đầu ngón tay lách rộng ra các bờ cao của lớp cơ bệnh lý.

Ví dụ như trong khi ứng dụng thủ thuật: xoay, đẩy, bật, rung, bỉ của phương thức nén.

Khi thao tác trị bệnh với các thủ thuật thích hợp, có khi chỉ vài giây đồng hồ là hình thái trọng điểm đã thay đổi, bởi khả năng tự điều chỉnh của cơ thể đã giải toả trọng điểm, tức ổ rối loạn có thay đổi. Tại trọng điểm, người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều, khi thao tác bớt đau và hết.

Nhưng trng đim bao gi cũng khu trú mt đim rt nh, khi điểm nhỏ này đã tan đi thì xung quanh hình thành một bờ cao, tại đó có đim co cơ nht và cm giác đau nht, điểm đau mới này được gọi là trọng điểm mới.

Kết luận: Thủ thuật lách giữ một vai trò quan trọng để thực hiện được các yêu cầu trên, vì qua thao tác này thầy thuốc nhận biết được sự thay đổi tức thời tại trọng điểm và xác định được trọng điểm mới để tiếp tục điều trị cho đến khi giải toả được ổ rối loạn.

Một phần của tài liệu Giao trinh tac dong cot song (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)