CÁC NGUYÊN TẮC TRỊ BỆNH

Một phần của tài liệu Giao trinh tac dong cot song (Trang 69 - 74)

PHẦN V: CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC, TRỊ BỆNH

A. CÁC NGUYÊN TẮC TRỊ BỆNH

I. NGUYÊN TẮC TẠO SÓNG CẢM GIÁC Khái niệm và cơ sở

Phương pháp TĐCS lấy cảm giác đau tại trọng điểm để gây sự phản ứng của gân cơ co, chùng xen kẽ nhịp nhàng, thành lớp lớp sóng thích hợp nhất để giải tỏa ổ rối loạn khu trú trên hệ cột sống qua đó cũng đồng thời phục hồi sự cân bằng của cơ thể từ đó hình thành tên gọi To sóng cm giác.

Các phản ứng của cơ thể khi tác động đúng trọng điểm:

Khi tác động tạo cảm giác đau tại trọng điểm trên hệ cột sống để trị bệnh, bao giờ cơ thể người bệnh cũng có những phản ứng nhất định, chia thành phản ứng Âm tính và phản ứng Dương tính cụ thể như bảng sau:

Thể phản ứng Biểu hiện phản ứng trên cơ thể người bệnh Dương tính toàn thân Co giật toàn thân, gân cơ cứng lại, không tác

động thì gân cơ chùng lại.

Dương tính cục bộ

Co giật gân cơ từ vùng trọng điểm lan tỏa sang tới các khu vực nhất định, khi ngưng tác động thì gân cơ chùng lại (thích hợp với chức năng vận động).

Dương tính trên hệ cột sống

Co lồi ở trên hệ cột sống, khi ngưng tác động thì gân cơ chùng lại, hệ cột sống trở lại bình thường (thích hợp với bệnh trên các đốt sống lõm).

Dương tính trên trọng điểm

Cơ co máy động ở trọng điểm, khi ngưng tác động thì lớp cơ co ở trọng điểm mới ngừng máy động (thích hợp với các đốt sống lệch).

Âm tính trên hệ cột sống

Co oằn cột sống, tại cột sống không có hiện tượng máy động, khi ngưng tác động thì sự phản ứng cũng ngưng lại.

Âm tính tại trọng điểm

Co lõm tại trọng điểm, không có sự lan tỏa.

Trường hợp này thích hợp với đốt sống lồi.

Chú ý: “Khi điều trị gặp phản ứng “Âm tính trên h ct sng” này là biểu hiện sự điều trị gần đến ngưỡng, gần giải toả hết ổ rối loạn. Ta cần nhanh chóng tác động tiếp để giải toả ổ bệnh, không được bỏ lỡ cơ hội.

Từ những cơ sở trên phương pháp TĐCS đã xây dựng các nguyên tắc, các phương thức, các tư thế và các thủ thuật để trị bệnh riêng.

II. NGUYÊN TẮC ĐỊNH LỰC THAO TÁC

Định lc là s quy định sc mnh ca thy thuc được phép dn vào đầu ngón tay để thao tác tr bnh, sức mạnh này từ nhẹ nhất đến mạnh nhất, quy định như sau:

- Lực của một bàn tay:

Đặt nghiêng úp lòng bàn tay trên lưng người bệnh, dùng dận bàn tay làm điểm tỳ, lấy ngón giữa hoặc ngón cái tác động tại trọng điểm, tuỳ theo thể loại rối loạn mà dùng lực nhẹ nhất của một ngón tay cho đến lực tối đa của bàn tay. Áp dng cho trng đim t C1 đến C7 và vùng ct.

- Lực của một ngón tay:

Đặt nghiêng bàn tay trên lưng người bệnh, ngón tay út và ngón tay thứ tư co vào lòng bàn tay, dùng ngón chỏ và giữa thao tác tại trọng điểm. Tuỳ theo loại thể rối loạn mà dùng lực nhẹ nhất đến mạnh nhất của ngón tay. Áp dng cho các trng đim t D1 đến D7.

- Lực của cánh tay co:

Co cánh tay thành góc thước thợ, hai cánh tay trên khép sát thân mình theo phương dây dọi, dùng ngón cái hoặc ngón giữa để thao tác tại trọng điểm. Tuỳ theo các loại, thể rối loạn mà dùng lực từ nhẹ nhất của một ngón tay đến lực mạnh nhất của cánh tay co. Áp dng cho các trng đim t D8 đến D12.

- Lực cánh tay duỗi thẳng:

Duỗi thẳng cánh tay, dùng ngón tay cái hoặc dận bàn tay để thao tác tại trọng điểm. Tuỳ theo loại, thể rối loạn mà dùng lực từ lực nhẹ nhất của một ngón tay đến lực mạnh nhất của cả cánh tay. Áp dng cho các trng đim t L1 đến L5.

- Lực của toàn thân:

Duỗi thẳng cánh tay, dồn toàn bộ trọng lượng của thầy thuốc vào dận bàn tay để thao tác tại trọng điểm. Tuỳ theo loại và thể rối loạn mà dùng lực nhẹ bằng lực nhẹ của ngón tay đến lực mạnh nhất là lực của toàn thân thầy thuốc. Áp dng cho các trng đim vùng hông t S1 đến S5.

Các trường hợp ngoại lệ:

Loi mng, mm th ngoài tại bất cứ khu vực nào trên cột sống cũng chỉ áp dụng lực của một ngón tay thao tác nhẹ nhàng.

Loi xơ cng bất cứ ở thể nào và khu trú ở khu vực nào trên cột sống cũng chỉ áp dụng lực bằng lực của cánh tay co.

Loi co cng dày ở thể ngoài mà ngón tay không ấn tới đầu gai sống được, thì

Trục theo phương pháp TĐCS quan niệm là ống tuỷ. Trục này được căn cứ làm chỗ dựa để tiến hành các thủ thuật trị bệnh thích hợp, làm cơ sở để hướng mọi kích thích như gân cơ, đốt sống, nhiệt độ da và cảm giác trở lại cân bằng.

Các hiện tượng co cơ hay biến đổi hình thành của đốt sống, các rối loạn về nhiệt độ và cảm giác ở cột sống đều lấy trục làm đường đối xứng so sánh hai bên.

Để ứng dụng hướng và chiều tác động thích hợp cho các hình thành đốt sống biến đổi, phương pháp TĐCS đã quy định cụ thể như sau:

- Đốt sng li: Tác động thẳng từ ngoài vào trong.

- Đốt sng li phn trên khuyết phn dưới: Tác động theo hướng từ trên xuống. Ngược lại, nếu phần dưới lồi phần trên khuyết thì tác động theo hướng từ dưới lên.

- Phn trên li, dưới không khuyết, hoặc dưới li trên không khuyết đều tác động thẳng từ ngoài vào trong.

- Đốt sng li lch mt phn (Trên hoặc dưới) hoặc li lch c đốt: Tác động theo hướng chếch 450 từ ngoài vào trong, lực đẩy phía lồi sang phía khuyết.

- Đốt sng lch (lệch trên, lệch dưới hoặc cả đôi): Tác động theo hướng ngang từ ngoài vào trục.

- Đốt sng lch lõm (một phần hoặc cả đốt): Tác động theo hướng lực đưa ngang từ ngoài vào rồi đưa tiếp từ trong ra theo hướng cuộn tròn (thủ thuật Bỉ).

- Đốt sng lõm: Tác động song chỉnh bằng thủ thuật bỉ ở cả hai bên trong cùng một lúc, đưa lực từ hai bên hướng trục rồi lại tiếp tục đưa lực từ trục tiếp ra ngoài theo hướng cuộn tròn. Ngoài ra còn có thể tác động thẳng từ ngoài vào trong hơi chếch lên tại đốt sống lồi liền kề.

IV. NGUYÊN TÁC ĐỊNH LƯỢNG

Là nguyên tc quy định v lượng tác động tính bng thi gian dài hay ngn.

Thời gian tác động tại trọng điểm có tính quyết định vì:

- Đáp ứng đúng với mức tiếp nhận của cơ thể người bệnh thì hiệu quả cao.

- Chưa đúng với mức tiếp nhận của cơ thể người bệnh thì hiệu quả thấp.

- Quá mức tiếp nhận, thì cơ thể có sự phản ứng ngược lại và kết quả điều tra ban đầu lại mất hết.

Thời gian thao tác:

Thời gian thao tác cho một lần điều trị không xuất phát từ sự áp đặt chủ quan của người chữa bệnh, mà phải căn cứ vào sự phản ứng của cơ thể người bệnh, để ứng dụng cho thích hợp.

Sự phản ứng đó biểu hiện bằng hiện tượng khô se của mặt da, chuyn sang dính m ti trng đim mà ta có thể nhận biết ngay trên đầu ngón tay đang thao tác.

Phương pháp TĐCS định nghĩa mức độ này là Ngưỡng thao tác.

Trong khi tác động chữa bệnh phải tập trung chú ý theo dõi.

+ Khi trng đim còn se khô, là thời gian tác động chưa đúng yêu cầu, chưa đến ngưỡng. Nếu ngưng thao tác lúc này thì hiệu quả ít.

+ Khi trng đim đã m ướt, là hiệu quả tác động đã cao nhất và đạt ngưỡng thao tác, đáp ứng đúng mức độ tiếp thu của cơ thể người bệnh, vì vậy cần ngưng ngay thao tác.

+ Khi mt da ti trng đim đã chuyn sang m ướt, mà vẫn tiếp tục thao tác là quá ngưỡng, quá mức tiếp nhận của cơ thể, tạo nên một phản xạ ngược lại, do bị kích thích quá mức nên kết quả ban đầu bị xoá hết. Việc điều trị lần đó trở nên vô hiệu. Ví dụ về điều trị bệnh huyết áp cao.

- Khi thao tác mà trọng điểm chưa ẩm ướt, huyết áp cũng có thể xuống. Nếu ngừng thao tác hiệu quả sẽ không cao và có tác dụng không lâu dài.

- Khi ngưng thao tác đúng lúc trọng điểm đã ẩm ướt là đúng mức tiếp nhận của người bệnh. Thao tác đã đến ngưỡng, huyết áp giảm xuống và hiệu quả điều trị kéo dài.

- Khi trọng điểm đã ẩm ướt mà vẫn thao tác tiếp thì huyết áp không những không xuống thêm nữa mà còn tăng trở lại trạng thái ban đầu và còn có thể tăng cao hơn.

Trong khi điều trị, thầy thuốc cần tập trung theo dõi cao độ về phản ứng của cơ thể người bệnh. Vì ngưỡng thao tác rất dễ bị nhầm lẫn. Chẳng hạn như trường hợp rối loạn quá lớn, thầy thuốc muốn tập trung khai thác để giải toả tức thời ổ rối loạn nên thường bị quá ngưỡng.

Khi gặp những trường hợp ổ rối loạn quá lớn này, thầy thuốc cần xác định rằng:

mặc dù còn rối loạn nhưng khi trọng điểm đã ẩm ướt (đến ngưỡng) thì phải ngừng thao tác để tránh phản ứng ngược lại của cơ thể người bệnh.

Cơ thể có khả năng tự điều chỉnh để giải toả ổ bệnh và chỉ tiếp thu đến mức nhất định trong từng lần điều trị do đó ngưỡng thao tác này có thể rất khác nhau. Có lần cơ thể người bệnh tiếp nhận thao tác được 30 phút, nhưng có lần chỉ tiếp nhận 2 phút đã có thay đổi và đạt ngưỡng.

Thời gian của quá trình điều trị:

Đặc điểm và hình thái của trọng điểm bao gi cũng biu hin trên lp cơ đệm b xơ, co, tạo nên sự dính cứng giữa các khe đốt, làm méo ống sống, chèn ép vào dây thần kinh gai sống (cần tránh hiểu lầm là sự dính cứng đĩa đệm giữa các thân đốt sống). Có trường hợp chỉ tác động điều trị một lần thì các đốt bị dính cứng đã chuyển động. Cũng có trường hợp phải điều trị nhiều lần các đốt sống dính cứng mới chuyển động.

Sự chuyển động của các đốt sống bị dính cứng là cơ sở để xác định kết thúc thời gian của quá trình điều trị.

Nhưng khi tác động bằng thủ thuật đẩy thuộc phương thức nén mà đốt sống đã chuyển động thì phải tiếp tục áp dụng các thủ thuật thuộc phương thức sóng để tiếp tục điều trị cho đến khi đốt sống trở lại trạng thái bình thường thì mới hoàn thành quá trình điều trị.

Chú ý:

Khi điều trị mà các khe đốt của trọng điểm còn dính cứng là chưa giải toả được ổ bệnh, cần tiếp tục điều trị mặc dù triệu chứng cơ năng đã hết. Lúc này nếu ngừng điều trị thì bệnh có khả năng tái phát.

Khi các khe đốt của trọng điểm bị dính cứng đã chuyển động bình thường mặc dầu các triệu chứng cơ năng chưa hết thì cũng phải ngừng điều trị. Vì một thời gian sau, các triệu chứng cơ năng cũng dần dần tan biến do khả năng tự điều chỉnh của cơ thể.

Khi các khe đốt của trọng điểm đã chuyển động, đốt sống đã trở lại bình thường mà vẫn tiếp tục thao tác điều trị thì sự dính cứng sẽ trở lại. Các triệu chứng cơ năng có lúc lại xuất hiện, bệnh dây dưa không dứt hẳn.

Tóm lại: Khi thao tác đã tách được s dính cng ca đốt sng cũng là ngưỡng để kết thúc quá trình điu tr. Cần tránh sự nhầm lẫn trong khi trị bệnh thì hiệu quả mới đạt mức cao.

V. NGUYÊN TẮC ĐIỂU NHIỆT

Phương pháp TĐCS quy định sự biến đổi nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh là cơ sở để chẩn bệnh, trị bệnh và phòng bệnh. Do đó, việc điều hoà nhiệt độ da trên cơ thể người bệnh để trị bệnh, được nêu thành một nguyên tắc trong thăm dò, tiên lượng và theo dõi sự tiến triển của người bệnh.

Đặc điểm: Các vùng trên cơ thể người bệnh, có nhiệt độ da thay đổi quá cao hoặc quá thấp, đều biến chuyển phạm vi 20 giây sau khi thầy thuốc áp dụng thủ thuật thăm dò hoặc điều trị bệnh tại trọng điểm trên cột sống.

Nhiệt độ da thay đổi thuận chiều, nghĩa là vùng đó có nhiệt độ da cao thì sẽ giảm xuống, quá thấp sẽ được ấm lên. Sự thay đổi này có thể nhận biết được qua cảm giác bàn tay của thầy thuốc, hoặc dùng máy đo nhiệt độ da.

Nếu gặp trường hợp thao tác mà nhiệt độ da không thay đổi, thì có thể do một trong những nguyên nhân sau:

+ Thao tác chưa đúng thủ thuật.

+ Chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc đã quy định.

+ Do cơ thể người bệnh vì một nguyên nhân nào đó không còn thích nghi được với tác động cột sống nữa: như cơ thể quá suy nhược hoặc nhiễm độc… Vì vậy khi thao tác trị bệnh, ta phải luôn luôn thăm dò nhiệt độ tại trọng khu, kiểm tra các thao tác trị bệnh.

Kết luận: T nhng đặc đim trên, phương pháp TĐCS quy định khi tác động mà không điu hoà được nhit độ thì tuyt đối không được thao tác tiếp.

Trong quá trình điều trị, nhiệt độ da của vùng quá cao hoặc quá thấp đều tiến triển theo chiều thuận ngày một tốt lên. Nhưng cũng có trường hợp chỉ thay đổi ngay khi thao tác, hoặc tác dụng chỉ kéo dài theo một vài tiếng đồng hồ sau đó. Trường hợp này có thể do:

Người bệnh chưa nhận được một liều lượng tác động thích hợp. Có thể thời gian còn quá ít, hoặc cũng có thể do thủ thuật thiếu chính xác, chưa đúng quy định của phương pháp.

Cũng có trường hợp nhiệt độ thay đổi thuận chiều, nhưng chưa trở lại bình thường, dừng lại ở trạng thái bệnh lý trong một thời gian dài. Trường hợp này phần lớn là do có điểm đối động ngoài phạm vi cột sống, có liên quan đến trọng điểm chưa được giải toả.

Phương pháp TĐCS Việt Nam căn cứ vào đặc điểm trên để đề ra phương thức theo dõi sự tiến triển của bệnh. Do đó cần phải căn cứ chủ yếu vào sự thay đổi của nhiệt độ da để đánh giá sự tiến triển của bệnh. Còn các triệu chứng cơ năng chỉ là phối hợp để đánh giá mà thôi.

Một phần của tài liệu Giao trinh tac dong cot song (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)