PHẦN V: CÁC NGUYÊN TẮC, THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC, TRỊ BỆNH
C. CÁC PHƯƠNG THỨC TRỊ BỆNH
Phương thức là những phương pháp và cách thức để giải toả trọng điểm, lập lại sự cân bằng của cột sống. Các phương thức trị bệnh gồm có:
1. Phương thức nén.
2. Phương thức sóng.
3. Phương thức đơn chỉnh-song chỉnh.
4. Phương thức vi chỉnh.
I. PHƯƠNG THỨC NÉN
Mục đích: Làm cho các đốt sống bị dính cứng chuyển động được theo yêu cầu của người điều trị và phương thức này chỉ áp dụng đối với các đốt sống bị dính cứng.
Các phương thức tiến hành gồm:
1. Phương thức nén kéo.
2. Phương thức nén vít.
3. Phương thức nén nâng.
4. Phương thức nén tĩnh.
Phương thức nén không có giá trị triệt để trị bệnh. Vì phương thức nén mới chỉ giải toả được các hình thái của đốt sống bị dính cứng mà không có khả năng giải toả các hình thái của lớp cơ đệm. Do đó sau khi đã áp dụng phương thức nén lại phải áp dụng phương thức sóng thì mới giải toả được ổ rối loạn một cách triệt để thì khi đó bệnh mới khỏi hẳn.
II. PHƯƠNG THỨC SÓNG
Mục đích: Giải toả lớp cơ bệnh lý tại trọng điểm ở trên đầu gai sống, ở khe đốt và cạnh đốt sống bằng các thủ thuật thích hợp nhằm tạo cho trọng điểm có cảm giác đau với khoảng cách đều đặn tạo thành sóng cảm giác giúp cơ thể tự điều chỉnh, tự lập lại cân bằng.
Tuỳ theo hình thái của trọng điểm và vị trí của trọng điểm ở các vùng khác nhau mà áp dụng các tư thế và thủ thuật thích hợp.
III. PHƯƠNG THỨC ĐƠN CHỈNH VÀ SONG CHỈNH
Đơn chỉnh: Là tác động thủ thuật bằng một tay để giải toả trọng điểm ở thể hẹp.
Song chỉnh: Là tác động hai tay cùng một lúc giải toả đồng thời trọng điểm và điểm đối động liên quan tương ứng với trọng điểm khi trọng điểm ở thể rộng hoặc thể lớn.
Trong trường hợp có điểm đối động mà chỉ áp dụng phương thức đơn chỉnh thì kết quả điều trị sẽ rất hạn chế và có những biểu hiện như sau:
1. Tác động lâu tại trọng điểm mà chưa giải toả được làm cho trọng điểm bị sưng, dày cộm.
2. Các triệu chứng chủ quan của người bệnh có đỡ nhưng không khỏi hẳn, nếu ngừng chữa lại tái phát.
3. Thời gian điều trị kéo dài, dây dưa.
IV. PHƯƠNG THỨC VI CHỈNH
Mục đích: Giải toả trọng điểm ở thể hẹp hoặc sau khi điều trị cho người bệnh, các triệu chứng cơ năng đã hết nhưng ổ rối loạn trên cột sống chưa hết (lớp cơ bệnh lý chưa hết) vì nếu không điều trị tiếp bằng vi chỉnh thì một thời gian sau bệnh dễ tái phát lại.
Khi thao tác ta nghiêng ngón tay để tác động một phần đầu của ngón tại trọng điểm trên đầu gai sống.
Trên đầu gai sống có các vị trí: phía trên, ở giữa, phía dưới đầu gai. Trọng điểm có thể ở phía trên, ở giữa hay ở phía dưới đầu gai, có thể ở bên trái hay bên phải hoặc chính giữa đầu gai sống.
Do vậy khi áp dụng phương thức vi chỉnh cần lưu ý:
1. Chỉ dùng lực tối thiểu của một ngón tay, cong ngón tay lên.
2. Tác động theo hướng trục từ ngoài vào trong.
3. Tốc độ mau tối đa như khi áp dụng thủ thuật rung.
4. Cảm giác của người bệnh: đau như ngứa, dễ chịu.
5. Điều nhiệt: Vẫn theo quy định chung.
6. Thời gian áp dụng vi chỉnh: Vẫn theo quy định về ngưỡng tác động.
Tóm lại:
Phương thức vi chỉnh là một phương thức trị bệnh chỉ dùng một phần của đầu ngón tay tác động lên trọng điểm ở thể hẹp.
Phương thức vi chỉnh có tác dụng chữa dứt bệnh cho người bệnh.
Phương thức vi chỉnh có tác dụng tốt để phục hồi cột sống bị mất đường cong sinh lý hoặc khi các đốt sống bị so le phải áp dụng chuyển tư thế để xác định trọng điểm.
Ngoài những quy định chung khi áp dụng phương thức vi chỉnh còn có những điểm cần phải chú ý như đã nêu ở trên.
BẢNG TỔNG HỢP CÁC NGUYÊN TÁC,
THỦ THUẬT, PHƯƠNG THỨC CHẨN VÀ TRỊ BỆNH.
1. Nguyên tắc chẩn và trị bệnh
Nguyên tắc chẩn bệnh Nguyên tắc trị bệnh
1. Đối xứng 1. Tạo sóng cảm giác
2. Hưng phấn, ức chế 2. Định lực 3. Định khu, định điểm 3. Định hướng 4. Thăm dò tiên lượng 4. Định lượng
5. Điểu nhiệt 2. Thủ thuật chẩn và trị bệnh
Thủ thuật chẩn bệnh Thủ thuật trị bệnh
1. Áp 1. Xoay
2. Vuốt 2. Đẩy
3. Ấn 3. Bật
4. Vê 4. Rung
5. Miết 5. Bỉ
6. Lách
3. Phương thức chẩn và trị bệnh
Phương thức chẩn bệnh Phương thức trị bệnh
1. Động hình 1. Nén
2. Đối động 2. Sóng
3. Co cơ tương ứng 3. Đơn chỉnh-song chỉnh
4. Chuyển tư thế 4. Vi chỉnh
5. Đối nhiệt
PHẦN VI