BIẾT TỪ CHỐI (TIẾT 1)

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 tuan 9+10 buổi sáng theo mô hình vnen (Trang 41 - 45)

THỂ DỤC

BÀI 20: TRÒ CHƠI "CHẠY NHANH THEO SỐ"

I. MỤC TIÊU:

1 Kiến thức

- Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số". Yêu cầu nắm được cách chơi.

Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 209

- Ôn 4 động tác vươn thở, tay, chân, vặn mình của bài thể dục phát triển chung.

2. Kỹ năng

- HS tập đúng đều các động tác,chơi trò chơi một cách thành thạo.

3. Thái độ

- HS thực hiện nghiêm túc nội quy môn học, không nô đua trong giờ học

II. ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG TIỆN:

- Địa điểm: Trên sân trường. Vệ sinh an toàn nơi tập.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, kẻ sân cho trò chơi.

- Phương tiện: GV chuẩn bị còi, bóng và kẻ sân cho trò chơi.

III . NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP:

NỘI DUNG THỜI GIAN PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP

1. Hoạt động1: Phần mở đầu 6- 8' (cả lớp)

- GV nhận lớp, phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.

- Lớp trưởng tự tập hợp lớp và báo cáo sĩ số lớp và chúc GV khi bắt dầu giờ học.

(GV)

-HS lắng nghe - Ban giải trí lên làm việc - HS thực hiện

- Khởi động - HS xoay các khớp theo lời hô của lớp trưởng, mỗi động tác 2x8 nhịp.

- Kiểm tra ƯD - GV chọn 2 em nam và 2 em nữ

bất kỳ lên thực hiện các động tác đã học.

- GV và cả lớp quan sát , nếu chưa thì sửa lại tư thế sai cho các em.

2. Hoạt động 2: Phần cơ bản 24-25' a. Ôn 4 động tác thể dục đã

học. 15-16'

+ Lần 1: GV vừa hô vừa mẫu cho HS tập.

+ Lần 2: GV vừa hô vừa quan sát để sửa sai cho HS, nếu nhịp nào có nhiều HS tập sai thì dừng lại để sửa.

+ Lần 3, 4: Cán sự hô nhịp cho cả lớp tập, GV sửa sai, xen kẽ giữa các lần tập, GV có nhận xét.

Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 210

- Tập theo nhóm - GV chia nhóm tập luyện, mỗi nhóm do nhóm trưởng điều khiển, - HS tập theo tổ nơi quy định

(GV)

- HS tập theo t ,lần lượt từng thành viên trong tổ hô nhịp và tập

- GV theo dõi sửa sai cho từng HS - Thi đua theo nhóm - Các nhóm lần lượt lên thực hiện

thi xem nhóm nào thực hiện đúng, đẹp

- GV nhận xét sửa sai tuyên dương nhóm tập tốt

- Tập cả lớp - GV hô cả lớp tập động tác vươn

thở và động tác tay - HS thực hiện

- GV theo dõi sửa sai cho từng HS b.Chơi trò chơi "Chạy nhanh

theo số".

- Hoạt động cơ bản

7 - 8 '

- GV nêu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi cho các em nắm rõ: hs chia làm 2 đội thi đấu với nhau, điểm số từ 1 đến hết. Khi Gv gọi số nào thì số đó của 2 đội nhanh chóng tách khỏi hàng chạy nhanh về trước vòng qua cờ đích, ai về trước không phạm quy thì người đó thắng và đội đó được 1 điểm. Trò chơi tiếp tục như vậy với các số khác cho đến hết, đội nào nhiều điểm nhất đội đó thắng cuộc. Sau đó cho các em chơi chính thức luôn, sau mỗi lần chơi, GV nhận xét và giải thích thêm cho tất cả HS đều nắm được cách chơi..

* Những trường hợp phạm quy:

+ Không chạy vòng qua cờ.

+ Không chú ý nghe số của mình.

Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 211

- Hoạt động thực hành Lần 1: HS chơi trò chơi - 4 HS chơi thử 1 lần

- Gv theo dõi sửa đôn tác cho HS Lần 2 : HS chơi dưới hình tức thi đua

- Trọng tài tổng kết

- GV tuyên bố đội thắng cuộc 3. Hoạt động 3: Phần kết thúc 4 - 5'

(cả lớp)

- Thực hiện các động tác thả lỏng các khớp

- HS thực hiện - Hôm nay con học nội dung

gì?

- HS ôn 4 động tác vươn thở,tay, chân , vặn mình của bài thể dục phát triển chung,Chơi trò chơi "Chạy nhanh theo số".

* HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: 1Phút

- HS về nhà ôn 4 động tác vươn thở,tay, chân , vặn mình của bài thể dục phát triển chung

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ D ẠY:

………

………

____________________________

Thứ năm ngày 10 tháng 11 năm 2016

TOÁN

BÀI 32: TRỪ HAI SỐ THẬP PHÂN ( TIẾT 2 )

I. KIỂM TRA BÀI ỨNG DỤNG

- Ban học tập KT báo cáo – GV KT nhận xét.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ II. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH

* Bài 3: Chốt nhóm

- Bài toán này có thể giải theo mấy cách? - Giải theo hai cách

* Cách 1:

Bài giải

Người ta đã lấy ra cả hai lần số ki- lô- gam gạo là:

10,5 + 9 =19,5 ( kg)

Trong thùng còn lại số ki- lô- gam gạo là:

26,75 - 19, 5 = 7,25( kg) Đáp số: 7,25kg

* Bài 4: Chốt nhóm

Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 212

- Nêu thành phần tên gọi của x trong từng biểu thức?

- x là số hạng, số bị trừ, số trừ.

- Muốn tìm số hạng, số bị trừ, số trừ chưa biết ta làm như thế nào?

- Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ đi số hạng đã biết.

- Muốn tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ.

a. x = 2,31; b. x = 2,34 c. x = 10,27; d. x = 4,8

* Bài 5: Bảng nhóm - Chốt lớp - Để tính được giá trị của a - b- c và a - ( b+ c) con cần phải làm gì?

- Cần phải thay a - b- c và a - ( b+ c) bắng số.

- Con có nhận xét gì về giá trị của a - b - c và a - ( b+ c) sau khi thay bằng số?

a - b- c = a - ( b+ c) . - Muốn trừ một số cho một tổng ta có thể

làm như thế nào?

- Muốn trừ một số cho một tổng ta có thể lấy số đó trừ đi lần lượt các số hạng trong tổng.

- Vận dụng tính chất đó để làm gì? - Tính bằng hai cách, tính thuận tiện.

III. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG: SHDH- TR 18.

IV. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY

………

………

……….

_____________________________________

TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu giáo án lớp 5 tuan 9+10 buổi sáng theo mô hình vnen (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w