BIẾT TỪ CHỐI (TIẾT 2) _____________________________
BÀI 2: KĨ NĂNG ỨNG PHÓ VỚI CĂNG THẲNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Học sinh nắm được những tình huống gây căng thẳng, tác động của tình huống gây căng thẳng đến con người.
- Biết suy nghĩ và ứng phó một cách tích cực khi căng thẳng. Duy trì được trạng thái cân bằng để tránh gây căng thẳng. Xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp không làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng ứng phó với căng thẳng.
- Kĩ năng tự nhận thức – kĩ năng xử lí cảm xúc – tìm kiếm sự hỗ trợ giúp đỡ ( biết hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh để ứng phó tích cực trong các tình huống gây căng thẳng.)
3. Thái độ
Học sinh chú ý học tập
II. CHUẨN BỊ
- GV: Đồ dùng đóng vai tình huống bài tập 3.
Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 218
Hình ảnh minh họa trong VBT
Bảng phụ ghi nội dung bài tập 5 ( 2 bảng) - HS: VBT thực hành KNS lớp 5.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG
1. Ban giải trí (2’)
2. Kiểm tra HĐ ƯD (3’)
BHT kiểm tra đồ dùng học tập – Báo cáo kết quả - GV nhận xét.
3. Giới thiệu bài (1’)
HS ghi tên đầu bài – GV giới thiệu mục tiêu.
4. Hoạt động thưc hành (29’)
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
* Bài 1: (5’)
- NT điều hành - HĐ nhóm
- Yêu cầu các bạn đọc yêu câu, nội dung bài.
- Các bạn thực hiện.
- Bài yêu cầu gì? - Em hãy đọc những tình huống gây căng thẳng dưới đây và khoanh tròn vào chữ số trước những tình huống em thường bị căng thẳng?
- Gọi bạn đọc các tình huống. - HS đọc bài.
- Các bạn làm bài tập vào vở - HS liên hệ thực tế bản thân, đọc bài tập và khoanh vào chữ số trước những tình huống mà mình thường bị căng thẳng.
- Gọi các bạn lần lượt trình bày ý kiến của mình
- Các bạn lần lượt trình bày ý kiến của bản thân
- Gọi bạn nhận xét - Nhận xét phần chia sẻ của bạn nhưng phải tôn trọng ý kiến của bạn.
* GV chốt: Trong cuộc sống, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Tuy nhiên, có những tình huống có thể gây căng thẳng cho người này nhưng lại không gây căng thảng cho người khác và ngược lại.
* Bài 2: NT điều hành (4’) HĐ cá nhân - Đọc yêu cầu, nội dung bài - HS đọc.
- Bài yêu cầu gì? - Hãy nêu tâm trang của em khi bị căng thẳng.
- NT cho các bạn làm bài vào vở. - HS làm việc với VBT, liên hệ thực tế bản thân để làm.
- Gọi 1 số bạn trình bày ý kiến. - VD: Khi căng thẳng tớ cảm thấy rất khó chịu và bức bách trong người...
Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 219
* Chốt nhóm: Khi bị căng thẳng, mỗi người có tâm trạng khác nhau, khi căng thẳng gây cho ta cảm xúc mạnh, phần lớn là cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thể chất và tinh thần của con người.
* Bài 3: NT điều hành (10’) - HĐ nhóm
- Bài yêu cầu gì? - Đóng vai
- Các bạn đọc nội dung vai đóng? - HS đọc.
- NT điều hành cho các bạn phân tích tình huống đưa ra cách sử lí để đóng vai phù hợp.
- HS tham gia
* Chốt lớp:
- Tổ chức cho các nhóm thi đóng vai các tình huông
- Nêu tiêu chí bình chọn? - Bạn đóng đúng vai, thể hiện được nét mặt cử chỉ, điệu bộ, cảm xúc của nhân vật. Lời thoại nói to, rõ ràng, thể hiện cảm xúc.
- Tổ chức cho các bạn thi đóng vai trước lớp.
- HS tham gia thi đóng vai trước lớp.
- Gọi bạn nhận xét. - HS tham gia nhận xét phần thi đóng vai.
- Bầu chon bạn đóng vai tốt nhất. - HS bình chọn bạn đóng vai tốt nhất lớp.
- Tuyên dương bạn có vai đóng hay nhất, đưa ra cánh giải quyết tình huống phù hợp nhất.
- Cả lớp tặng bạn một tràng pháo tay.
- Khi căng thẳng ta phải chọn cách ứng phó như thế nào?
- Khi căng thẳng, ta phải chọn cách ứng phó tích cực để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và những người xung quanh.
* Bài 4: NT điều hành (5’) HĐ nhóm - Đọc yêu cầu, nội dung bài - HS đọc.
- Bài yêu cầu gì? - Hãy tìm những cách ứng phó tích cực, tiêu cực khi căng thẳng trong các cách đã có dưới đây.
- Nêu các cách ứng phó với căng thẳng có trong bài.
- HS nêu.
- NT cho các bạn thảo luận đưa ra những cách ứng phó khi căng thẳng.
- HS tham gia thảo luận.
- Gọi 1 số bạn trình bày ý kiến. - HS trình bày ý kiến của bản thân.
* Chốt:
Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 220
- Khi gặp những tình huống gây căng thẳng, chúng ta phải làm gì?
- Khi gặp những tình huống gây căng thẳng, chúng ta cần biết ứng phó một cách tích cực, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân.
* Bài 5: HĐTQ điều hành (5’) HĐ lớp - Đọc yêu cầu, nội dung bài - HS đọc.
- Tôi sẽ tổ chức cho các bạn chơi 1 trò chơi
- HS lắng nghe.
- Phổ biến luật chơi. - Chia lớp ra làm 2 đội chơi, mỗi đội gồm 5 em, trên bảng viết sẵn vào bảng phụ nội dung của bài tập, cho 2 đội xếp hàng và lần lượt từng em trong đội lên đánh dấu + hoặc dấu – vào ô trống cách phòng tránh các tình huống gây căng thẳng. Đội nào nhanh và phù hợp nhất là đội thắng.
- Tổ chức cho các bạn chơi. - HS tham gia chơi.
- Gọi đại diện từng đội lên chia sẻ phần chơi.
- HS chia sẻ bài làm trước lớp.
- Gọi bạn nhận xét – phân định đội thắng thua,
- Tuyên dương đội thắng cuộc.
- HS tham gia nhận xét.
* Chốt: Chúng ta có thể hạn chế những tình huống gây căng thẳng bằng cách nào?
- Chúng ta có thể hạn chế những tình huống gây căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều độ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui khỏe, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xung quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân.
5. Củng cố kiến thức (4’)
- Bài học hôm nay giúp các em hiểu điều gì?
(Trong cuộc sống, con người thường gặp những tình huống gây căng thẳng cho bản thân. Chúng ta có thể hạn chế những tình huống gây căng thẳng bằng cách sống và làm việc điều độ, có kế hoạch, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, sống vui khỏe, chan hòa, tránh gây mâu thuẫn không cần thiết với mọi người xung quanh, không đặt ra cho mình những mục tiêu quá cao so với điều kiện và khả năng của bản thân.)
- Gọi 2 - 3 HS đọc phần ghi nhớ.
IV. HOẠT ĐỘNG ỨNG DỤNG (1’)
Về nhà chia sẻ ghi nhớ cùng người thân.
Phạm Thanh Mai Trường Tiểu học Mông 221