Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định vè bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa những chức năng của đất nhằm đạt tới hiệu quả sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất.
Vì vậy, việc sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại.
Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu sản xuất và đời sống căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai đƣợc thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai đƣợc sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất.
Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh, Phạm Tiến Dũng (2009) [5].
Theo Fetry, “Sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp chính là sự bảo tồn đất nước, các nguồn động vật và thực vật, không bị suy thoái môi trường, kỹ thuật thích hợp, sinh lợi kinh tế và chấp nhận đƣợc về mặt xã hội” (FAO,1994).
FAO đã đƣa ra các chỉ tiêu cụ thể cho nông nghiệp bền vững là:
- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của các thế hệ hiện tại và tương lai về số lƣợng, chất lƣợng và các sản phẩm nông nghiệp khác.
- Cung cấp lâu dài việc làm, đủ thu nhập và các điều kiện sống, làm việc tốt cho mọi người trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
- Duy trì và có thể tăng cường khả năng sản xuất của các cơ sở tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất các nguồn tài nguyên tái tạo đƣợc mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và sự cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi. Vào năm 1991 ở Nairobi đã tổ chức hội thảo về “Khung đánh giá việc quản lý đất đai” đã đƣa ra định nghĩa quản lý bền vững đất đai bao gồm các công nghệ, chính sách và hoạt động nhằm liên hợp các nguyên lý kinh tế - xã hội với các quan tâm môi trường để đồng thời:
- Duy trì, nâng cao sản lƣợng (hiệu quả sản xuất).
- Giảm tối thiểu mức rủi ro trong sản xuất (an toàn).
- Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và ngăn chặn sự thoái hóa đất và nước (bảo vệ).
- Có hiệu quả lâu dài (tính lâu bền).
- Đƣợc xã hội chấp nhận (tính chấp nhận).
Rõ ràng quản lý bền vững đất đai phải bao gồm một tổ hợp để đồn thời duy trì và nâng cao đƣợc sản lƣợng (hiệu quả sản xuất). Giảm đƣợc rủi ro (an toàn) bảo vệ đƣợc tiềm năng nguồn lực tự nhiên, ngăn ngừa thoái hóa đất và ô nhiễm môi trường nước (bảo vệ). Hiệu quả là lợi ích lâu dài (lâu bền) được xã hội chấp nhận phù hợp với lợi ích của các bên tham gia quản lý, lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng (tính chấp nhận).
Năm nguyên tắc trên đƣợc coi là trụ cột của sử dụng đất đai bền vững và là những mục tiêu cần phải đạt đƣợc. Chúng có mối quan hệ với nhau, nếu thực tế diễn ra đồng bộ so với các mục tiêu nêu trên thì khả năng bền vững sẽ đạt đƣợc, nếu chỉ đạt đƣợc một vài mục tiêu mà không phải là tất cả thì khả năng bền vững chỉ mang tính bộ phận.
Vận dụng các nguyên tắc trên, ở Việt Nam một loại hình sử dụng đất đƣợc xem là bền vững phải đạt đƣợc 3 yêu cầu sau:
- Bền vững về kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, được thị trường chấp nhận.
- Bền vững về mặt xã hội: Thu hút đƣợc lao động, đảm bảo đời sống xã hội phát triển.
- Bền vững về môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ được độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái đất, Nguyễn Ngọc Nông (2008) [14].
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá bền vững
Nhóm tiêu chí bền vững về kinh tế
Hệ thống sử dụng đất phải có mức năng suất sinh học cao trên mức bình quân vùng có điều kiện đất đai. Năng suất sinh học bao gồm các sản phẩm chính và phụ phẩm (đối với cây trồng là gỗ, củi, quả, hạt, sợi…và tàn dƣ để lại; đối với vật nuôi là thịt, sữa, phân bón…). So sánh giữa các hệ đều là so sánh tương đối, do vậy cần lấy năng suất trên mức bình quân vùng, nếu không sẽ không cạnh tranh đƣợc cơ chế thị trường.
Xu thế năng suất phải tăng dần, khi năng suất giảm thì hệ không thể bền vững. Chiều hướng năng suất có ý nghĩa hơn năng suất tức thời.
Về chất lƣợng sản phẩm, sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn tiêu thụ tại địa phương, trong nước và xuất khẩu, tùy mục tiêu thị trường. Việc giải quyết ách tắc về thị trường phải bắt đầu ngay từ khâu sản xuất: chọn giống thích hợp, giống tốt, hợp thị hiếu người mua. Cần phải tính toán để rải vụ để bán được giá nhất (giống chín sớm, chính vụ, chín muộn…)
Tổng giá trị sản phẩm trên đơn vị diện tích là thước đo quan trọng nhất của hiệu quả kinh tế đối với một hệ thống sử dụng đất. Các loại sản phẩm khác nhau đống góp vào thu nhập đều đƣợc tính đến. Tổng giá trị trong một giai đoạn hay cả chu kỳ phải trên mức bình quân của vùng, nếu dưới mức đó thì có nguy cơ người chủ sử dụng sẽ không có lãi. Lại suất phải vay vồn ngân hàng.
Giảm rủi ro: Hệ thống cố gắng giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh. Về tiêu thụ, trước hết sản phẩm phải bán được ở thị trường địa phương hay nội địa nếu không bán đƣợc xa hay xuất khẩu. Sản phẩm ƣu tiên phải là sản phẩm dễ bảo quản, để được lâu, ít hư hao, thối hỏng. Tránh cho người sản xuất không bị mua độc quyền ép giá.
Nhóm tiêu chí và chỉ tiêu tính chấp nhận xã hội
Đáp ứng nhu cầu của nông hộ là điều phải quan tâm trước, nếu muốn họ quan tâm đến lợi ích lâu dài (bảo vệ đất, môi trường…). Sản phẩm thu được cần thõa mãn cái ăn, cái mặc và nhu cầu sống hàng ngày. Từ tự túc mới vươn lên sản xuất hàng hóa.
Hệ thống muốn bền vững phải không vƣợt quá năng lực mà nông hộ có thể đảm bảo tính khả thi. Điều này cũng có nghĩa nội lực và nguồn lực của địa phương phải đƣợc phát huy.
Nguồn vốn vay đƣợc ổn định có lãi suất và thời hạn phù hợp từ tín dụng hoặc ngân hàng.
Tính bền vững đƣợc thể hiện trong sự tham gia triệt để vào quản lý đất từ bước quy hoạch đến tiêu thụ sản phẩm.
Về xã hội, tính bền vững đòi hỏi việc sử dụng đất góp phần giải phóng phụ nữ, cải thiện vị trí của họ. không lạm dụng sức lao động của trẻ em và tước đi quyền học tập của trẻ em.
Quản lý sử dụng đất phải mang tính hợp hiến, phù hợp với pháp luật và quy hoạch của công đồng
Sử dụng đất bền vững phải phù hợp với nền văn hóa dân tộc và tập quán địa phương.
Nhóm tiêu chí bền vững môi trường sinh thái - Giữ đất, chống xói mòn.
- Bảo vệ và duy trì độ phì nhiêu của đất.
- Duy trì và bảo vệ nguồn nước.
- Đảm bảo độ che phủ tối thiểu phải đạt ngƣỡng an toàn sinh thái (35%).
- Đảm bảo sự đa dạng sinh học.
- Quỹ gen đƣợc duy trì, phục táng và bổ sung nhiều loài mới [1].
2.2.3. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững
Theo phân tích của các chuyên gia, để có đƣợc sự phát triển xã hội bền vững, vẫn tiếp tục phải ƣu tiên giải quyết 5 vấn đề là xóa đói giảm nghèo; hạn chế tăng dân số; định hướng đô thị hóa và di dân; nâng cao chất lượng giáo dục; cải thiện y tế và vệ sinh môi trường. Đối với mỗi vấn đề này, phải có những giải pháp cụ thể đƣợc kiến nghị. Chẳng hạn để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo, không thể xem xét việc đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục và đào tạo;
tăng cường phổ cập trung học cơ sở; chú trọng giáo dục các nhóm xã hội đặc biệt nhƣ nông thôn, vùng dân tộc thiểu số, đồng thời phải đẩy mạnh việc huy động toàn dân tham gia công tác giáo dục và đào tạo.
Để tăng cường độ bền vững của "chân kiềng" thứ ba là môi trường, nhiều chuyên gia đề cập đến vấn đề chống thoát thoái hóa đất, sử dụng và quản lý tài nguyên nước; bảo vệ tài nguyên biển, ven biển; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; giảm thiểu ô nhiễm không khí ở đô thị và khu công nghiệp; quản lý chất thải rắn; bảo tồn đa dạng sinh học…
Bên cạnh những giải pháp trên ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường, các chuyên gia còn khẳng định rằng để có sự phát triển bền vững, không thể chỉ cần sự nỗ lực của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ba lĩnh vực này, mà còn cần có sự tham gia của toàn dân và đặc biệt là việc nâng cao vai trò lãnh đạo của Nhà nước trong thực hiện phát triển bền vững thông qua hoạt động xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá và giám sát, các công cụ tài chính…
Mặt khác, cũng cần thấy rõ ràng, sự phát triển bền vững không thể đạt đƣợc, nếu chỉ dừng ở cấp ngành hoặc địa phương, mà cần có sự tham gia ở cấp vùng, với những giải pháp đƣa yếu tố vùng vào hệ thống quy hoạch và kế hoạch phát triển;
hình thành tổ chức phối, giám sát sự phát triển bền vững ở quy mô vùng và rà soát lại chiến lược, quy hoạch các vùng dưới góc độ phát triển bền vững.
Năm 2009, trong chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 - 2020, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra một số định hướng phát triển nông nghiệp như sau:
+ Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương thực. Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng sản xuất có lợi thế nhất về lúa gạo cần ƣu tiên đầu tƣ phát triển sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn. Hình thành hệ thống các trang trại sản xuất lúa, tạo nên vùng chuyên canh sản xuất lúa nguyên liệu phục vụ nhu cầu trong nước tại các vùng sản xuất có lợi thế so sánh cao về trông lúa. Phát triển hệ thống phân phối lưu thông để ưu tiên phục vụ thị trường trong nước. Xây dựng thương hiệu mũi nhọn và thị trường chiến lược cho lúa gạo Việt Nam. Gắn nhà máy chế biến với các vùng chuyên canh lúa, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ sản xuất, các hình thức tổ chức sản xuất, xúc tiến thương mại, quản lý thị trường để đảm bảo phát triển sản xuất với quy mô và công nghệ hợp lý nhất.
+ Phát cây trồng hàng hóa có khả năng cạnh tranh mạnh, hiệu quả cao phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu như: cà phê, hạt điều, hạt tiêu, cao su, rau, chè… và những mặt hàng có lợi thế tiềm năng (cây ăn quả, cây dƣợc liệu,…)
Một đòi hỏi khác là cần mở rộng hợp tác quốc tế vì sự phát triển bền vững thông qua việc tham gia và thực hiện đầy đủ các công ƣớc quốc tế về phát triển bền vững; tham gia tích cực các hoạt động hợp tác nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu và khu vực cũng nhƣ nỗ lực thu hút sự hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính quốc tế nhằm mục đích phát triển bền vững và tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm về phát triển bền vững.