Những kết quả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 39)

2.4. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

2.4.2. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

Tính đến ngày 01/01/2014 Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.096.731 ha, trong đó đất nông nghiệp là 26.882.953 ha chiếm 81,05% tổng diện tích đất tự nhiên, đất phi nông nghiệp là 3.796.871 ha, chiếm 11,47% diện tích tự nhiên, đất chƣa sử dụng là 2.476.908 ha, chiếm 7,48% tổng diện tích tự nhiên. Hiện trạng sử dụng đất đai của Việt Nam đƣợc thể hiện qua bảng 2.3.

Diện tích đất đai nước ta phần lớn là đất nông nghiệp, với các vùng đất màu mỡ, trù phú nhƣ vùng đồng bằng sông hồng và đồng bằng sông Cửu Long… Tuy

nhiên với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa tăng cao thì diện tích đất đai nước ta ngày càng bị manh mún và sụt giảm, đặc biệt là diện tích đất nông nghiệp. Theo số liệu của Tổng cục Quản lí đất đai, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, bình quân mỗi năm đất nông nghiệp giảm gần 100 nghìn hecta, đặc biệt năm 2007 giảm 120 nghìn hecta. Cùng với đó là sự tăng gia dân số ở Việt Nam trong những năm vừa qua nhất là dân số ở vùng nông thôn làm cho bình quân đất sản xuất trên đầu người ngày càng giảm mạnh. Do đó việc sử dụng nguồn tài nguyên đất nông nghiệp sao cho hợp lý và đạt hiệu quả nhất càng trở lên quan trọng đối với nước ta.

Bảng 2.3. Cơ cấu đất đai theo mục đích sử dụng đất của Việt Nam

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 33.096.731 100,0

1 Đất nông nghiệp 26.822.953 81,05

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 10.231.171 30,91

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6.409.475 19,37

1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.708.621 12,32

1.1.1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi 41.206 0,12

1.1.1.3 Đất trông cây hàng năm khác 2.289.648 6,91

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 3.822.241 11,55

1.2 Đấy lâm nghiệp 15.845.333 47,88

1.2.1 Rừng sản xuất 7.597.989 22,96

1.2.2 Rừng phòng hộ 5.974.674 18,05

1.2.3 Rừng đặc dụng 2.272.670 6,87

1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 707.827 2,14

1.4 Đất làm muối 17.887 0,05

1.5 Đất nông nghiệp khác 20.190 0,06

2 Đất phi nông nghiệp 3.796.871 11,47

3 Đất chƣa sử dụng 2.476.908 7,48

(Nguồn: http://thuvienphapluat.vn) [21].

 Một số những nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất

Nguyễn Xuân Quát (1996), có công trình nghiên cứu “sử dụng đất tổng hợp bền vững”, đã nêu ra các hệ thống sử dụng đất, mô hình khoanh nuôi và cách tiếp cận phục hồi rừng. Ông cũng đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình sử dụng đất tổng hợp và bền vững [23].

Nguyễn Đình Tư (2002), nghiên cứu đề tài “Những định hướng và giải pháp bước đầu nhằm đổi mới việc giao đất, giao rừng ở miền núi”, cho thấy ông đã đánh giá thực trạng sau khi nhận đất nhận rừng, từ đó chỉ ra những định hướng, nhứng giải pháp cơ bản nhằm đổi mới công tác giao đất, giao rừng ở miền núi.[23]

Theo Phạm Thị Lan Anh (2012) [17], “Nghiên cứu sử dụng hợp lý tài nguyên đất huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng”, cho thấy trong các loại hình sử dụng đất điển hình trên địa bàn huyện đƣợc lựa chọn để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường thì mía đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, canh tác lúa nước mang tính truyền thống, mang lại tính hiệu quả kinh tế trung bình và bảo vệ đƣợc đất giải quyết đƣợc nhiều lao động.

Căn cứ vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất huyện Hạ Lang năm 2011 và đặc điểm tài nguyên đất huyện Hạ Lang, diện tích các loại đất đƣợc đề xuất phân bố cho mục đích sử dụng nhƣ sau: Đất nông nghiệp có 43.413,75 ha, chiếm 95,04% diện tích đất tự nhiên, trong đó đất trồng cây hằng năm có 6.751,59 ha, chiếm 88,21% diện tích đất sản xuất nông nghiệp; đất trồng cây lâu năm có 902,76 ha, chiếm 11,79% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Và đã đề xuất ra một số giải pháp định hướng nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên đất đƣợc đề tài đƣa ra là giải pháp quy hoạch, giải pháp chính sách quản lý, giải pháp kỹ thuật, giải pháp về tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.

Theo Lâm Quang Huy (2016) [11] cho thấy, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) là vùng trũng, thấp hơn mặt nước biển 1m. Hàng năm vụ hè thu thường bị lũ sớm gây nhiều thiệt hại vì lúa chƣa kịp thu hoạch. Vì vậy, việc sử dụng giống lúa cực ngắn ngày ĐTM 126 là rất phù hợp. Với mục tiêu nhằm thăm dò khả năng sinh trưởng, phát triển, đặc trưng, đặc tính của giống lúa thuần ĐTM 126 so với các

giống khác cùng chân đất, mức đầu tƣ. Cũng nhƣ đánh giá khả năng chống chịu, năng suất, sản lƣợng, chất lƣợng, chất lƣợng của giống lúa này.

Các biện pháp kỹ thuật thực hiện gồm chọn ruộng liền vùng, đất đồng đều, chủ động tưới tiêu, được cày bừa, đảm bảo thoát nước tốt. Tỷ lệ gieo 4kg giống/sào. Qua theo dõi số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của giống lúa này có tỷ lệ nảy mầm đạt 95%, thời gian sinh trưởng ngắn hơn khang dân 8 đến 10 ngày.

Kết quả cho thấy giống lúa này cực ngắn ngày, chịu hạn, chịu rét khá. Năng suất bình quân đạt 60,5 tạ/ha.

Theo nguồn tin Nomafsi (2015) [22] cho biết, “Kết quả nghiên cứu áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sử dụng đất ruộng một vụ vùng miền núi phía Bắc”.

Bình quân đất nông nghiệp năm 2005 trong vùng là 1.240 m2/khẩu. Năng suất các loại cây trồng trong vùng hầu hết ở mức thấp, năng suất lúa cả năm đạt bình quân 41,9 tạ/ha (bằng 85% toàn quốc), năng suất ngô đạt 28 tạ/ha (bằng 80%

toàn quốc). Trong khi diện tích đất ruộng chỉ canh tác một vụ lúa trong vùng còn cao, hệ số sử dụng đất thấp, canh tác đất nương rẫy còn cao (Điển hình như Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng,…). Tình trạng thiếu lương thực vẫn diễn ra nhiều nơi, tỷ lệ hộ nghèo lương thực năm 2005 vùng Đông Bắc là 15,08% và vùng Tây Bắc là 28,05% (bình quân chung cả nước là 10%).

Trong nhiều năm qua, để đảm bảo lương thực cho hộ người dân đã đẩy mạnh khai thác nương rẫy. Cách làm này đã gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường, tài nguyên đất, nước bị suy thoái sau nhiều chu kì canh tác và gây nhiều khó khăn cho phát triển sản xuất. Để hạn chế tối đa việc khai thác đất dốc trồng cây lương thực ngắn ngày, thì giải pháp thâm canh đất bằng để giảm sức ép lên đất dốc là việc làm hữu hiệu, trong đó việc nghiên cứu những giải pháp tăng vụ trên đất ruộng một vụ ở vùng núi phía Bắc là hết sức cần thiết. Mục tiêu chủ đạo của đề tài là “Xác định giải pháp hữu hiệu và phù hợp cho việc tăng vụ trên đất 1 vụ lúa vùng miền núi phía Bắc”.

Báo Quảng Ninh (2010) [2] đƣa tin, giống lúa HP19 và TQ08 là giống lúa đƣợc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo nghiên cứu, khảo nghiệm để từng bước thay thế dần giống lúa Khang Dân 18 và Q5 đã được gieo trồng từ lâu, nay năng suất và chất lƣợng giảm.Giống lúa HP19 và TQ08 có 1 số đặc tính nông học thuận lợi cho quá trình thâm canh của người dân như: tỷ lệ này mầm cao; ngắn ngày, có khả năng chống chịu cao với sâu bệnh; đường kính thân to, lá đòng ngắn, thẳng, cho ra năng suất cao (>70 tạ/ha), chất lƣợng tốt.

Theo Thu Hằng (2014) [19] cho thấy, Ngày 24/4/2014, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Trung tâm khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT Hậu Giang tổ chức Diễn đàn khuyến nông nông nghiệp, chuyên đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón trên đất phèn vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.

Phần 3

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)