Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Đánh giá tình hình chung trên địa bàn xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động của Xã Liên Vị
Bảng 4.1. Thống kê số hộ, nhân khẩu của xã Liên Vị
STT Thôn, xóm Tổng số hộ Số nhân khẩu Số nhân khẩu nữ
I Thôn Vị Khê 291 1023 521
II Thôn Vị Dương: gồm 1752 8651 4408
1 Xóm Bấc 230 1210 616
2 Xóm Hàn 123 690 352
3 Xóm Bầu 227 1085 553
4 Xóm Quán 135 687 350
5 Xóm Đình 1 203 924 471
6 Xóm Đình 2 119 583 297
7 Xóm Đông 1 134 644 328
8 Xóm Đông 2 171 812 414
9 Xóm Nam 1 215 1027 523
10 Xóm Nam 2 195 989 504
Tổng số 2043 9674 4929
(Nguồn: UBND xã Liên Vị) [20]
Dân số 9674 người trong đó: nữ 4929 người chiếm 50,59% với 2043 hộ bình quân đạt 4,7 người/hộ.
4.1.2.2. Lao động và việc làm
Hiện nay, vấn đề việc làm cho người lao động đang là vấn đề được chính quyền cũng nhƣ nhân dân rất quan tâm, đặc biệt là lao động nông nhàn lúc mùa vụ kết thúc. Để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động cần phải kết hợp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các ngành nghề sử dụng nhiều lao động phổ thông. Gắn mục tiêu giải quyết việc làm với chiến lƣợc phát triển kinh tế, ổn định trật tự an ninh xã hội.
Lao động trong độ tuổi toàn xã có: 6680 người chiếm 69,05% tổng dân số, là tỷ lệ khá cao và là nguồn nhân lực để phát triển kinh tế xã hội. Trong đó: Lao động nông nghiệp chiếm 85%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 2%, dịch vụ thương mại chiếm 13%.
4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Giao thông:
Hiện tại xã được kết nối với các địa phương khác theo đường bộ, thông qua duy nhất một tuyến đường Cầu Chanh - Liên Vị tuyến đường vừa mang chức năng giao thông đối ngoại vừa mang chức năng là đường chính của xã, trong đó: đường liên xã dài 6 km đã được nâng cấp mặt đường rộng 6m, có hệ thống thoát nước vè mùa mưa.
Đường chống bão kênh N36 từ khu dân cư ra tuyến đê dài 1,6 km đã được bê tông hóa, đảm bảo theo thiết kế cấp 4 của Bộ giao thông vận tải.
Đường thôn xóm được quy hoạch cơ bản thuận lợi, có tổng chiều dài 16,5 km mặt đường rộng 1,4 - 1,6m được bê tông hóa 95%, không lầy lội vào mùa mưa.
Đường nội đồng tổng chiều dài 2,4km thuận lợi cho xe cơ giới đi lại phục vụ sản xuất.
Thủy lợi:
Hệ thống thủy lợi của xã bao gồm: Kênh cấp 1. N34, N36, N38 dài 11,5km, kênh cấp 2 dài 15km, kênh cấp 3 dài 20km đã được cứng hóa phục vụ tưới cho trên 440 ha đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn hệ thống kênh rạch, mương tiêu trên 20km phục vụ tiêu úng, thau chua rửa mặn và phục vụ nước tưới sản xuất nông nghiệp và đi lại bằng thuyền trên địa bàn xã.
Đê biển: có 2,4km đê biển, hàng năm đƣợc bảo vệ bồi trúc, áp trúc đáp ứng đƣợc yêu cầu ngăn lũ trong mùa mƣa bão, bảo vệ đất đai và sản xuất của nhân dân.
Hệ thống kênh mương của xã đã cơ bản được đầu tư xây dựng đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
Năng lƣợng
Toàn xã có 4 trạm biến áp, đƣợc đầu tƣ nắp đặt phục vụ điện sinh hoạt, đường điện hạ thế được đầu tư nâng cấp hoàn chỉnh. Đến nay 100% số hộ trong xã được dùng điện lưới quốc gia, điện cơ bản đã được đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống dân sinh.
Bưu chính viễn thông
Thông tin liên lạc đƣợc phát triển đa dạng và ngày càng hiện đại, đảm bảo thông tin liên lạc trong nước và quốc tế, mạng lưới bưu chính viễn thông phát triển đến khắp khu dân cƣ, số hộ dùng máy điện thoại cố định trên 60 máy/100 hộ dân tăng 2,5 lần so với năm 2005. Dịch vụ internet đã phát triển đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin liên lạc, phục vụ nhân dân
Cơ sở giáo dục đào tạo
Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo có bước phát triển cả về quy mô và chất lượng, cơ sở trường lớp được quan tâm đầu tư sửa chữa, đội ngũ cán bộ, giáo viên đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lƣợng dạy và học, giữ vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở.
Nhìn chung số lượng trường và lớp học tương đối đầy đủ, không có tình trạng học 3 ca, quy mô diện tích các trường tương đối đảm bảo. Chất lượng dạy và học đƣợc nâng lên, cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy ngày một tốt hơn.
Cơ sở y tế
Xã có 01 trạm y tế co 5 phòng với 14 giường bệnh, trạm y tế đã đầu tư xây dựng 2 tầng là nơi khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn. Thực hiện có hiệu quả chương trình y tế quốc gia, nâng cao chất lượng phòng chống dịch bệnh, cơ bản hoàn thành mục tiêu chuẩn quốc gia về y tế. Đội ngũ y tế xã luôn đƣợc quan tâm, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các
chương trình tuyên truyền phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực thẩm, tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, đều đƣợc thực hiện có hiệu quả theo tiêu chí xã chuẩn quốc gia về y tế.
Cơ sở văn hóa
Hiện xã có 2 thôn và 11 xóm đã có nhà văn hóa sinh hoạt cộng đồng. Hệ thống thông tin phát thanh, truyền hình phát triển nhanh, số lƣợng thiết bị nghe nhìn tăng cao đáp ứng đời sống tinh thần của nhân dân.
Các hoạt động văn hóa xã hội đã bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung tuyên truyền các ngày kỷ niệm quốc khánh của đất nước, tổ chức tốt việc thông tin các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước.
Các công trình di tích lịch sử văn hóa đƣợc tu bổ và khôi phục nhƣ: Chùa Lái, Chùi Rui, miếu Thờ Mẫu, theo phương thức xã hội hóa.
Thực hiện nếp sống văn minh, đấy mạnh phong trào sản xuất kinh doanh giỏi.
Thực hiện quy chế dân chủ năm 2010 tổng số gia đình đăng ký gia đình văn hóa đạt 80%. Đẩy mạnh phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng, phục vụ giao lưu tại xã, thôn.
Cơ sở thể dục thể thao
Phong trào thể dục thể thao rèn luyện thân thể nâng cao sức khỏe đƣợc nhân dân hưởng ứng mạnh mẽ. Phong trào cầu lông ngày càng phát triển mạnh thu hút được nhiều đối tượng tham gia. Công tác thể dục thể thao trong nhà trường được chú trọng và có chất lƣợng tốt. Tham gia các giải thể dục thể thao do thị xã tổ chức và hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn xã đƣợc duy trì có hiệu quả.
Tuy nhiên công tác thể thao cơ sở vật chất ngành thể dục thể thao của xã còn hạn hẹp về số lƣợng và trang thiết bị cho việc luyện tập và thi đấu, cả xã có một sân thể thao trung tâm, diện tích đất đai còn hạn hẹp.
4.1.2.4. Đánh giá thực trạng chung về điều kiện tự nhiên, Kinh tế xã hội của xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh
Thuận lợi
Xã có nguồn lao động dồi dào là nguồn lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo của xã cũng được tập huấn, bồi dƣỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, lý luận.
Cơ sở hạ tầng đã được đầu tư nâng cấp các tuyến đường liên xã, liên thôn, xóm qua điều tra đánh giá đã đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới.
Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã chiếm tỷ trọng lớn
Tài nguyên biển là thế mạnh để phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Xã có điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp và dịch vụ cảng biển khu Lạch huyện, có cảnh quan đẹp và môi trường trong lành
Khó khăn
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, sản xuất vẫn còn mang tính nhỏ lẻ, tự cung tự cấp là chính, sản xuất chƣa mang tính hàng hóa, đời sống của đại đa số nhân dân nói chung còn gặp khó khăn.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên chƣa đƣợc quản lý và khai thác một cách hợp lý. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, trình độ lao động, khả năng ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất chƣa cao.
Thời tiết không ổn định, lúc khô hạn, lúc lại rét đậm, rét hại kèm theo mƣa kéo dài đã làm ảnh hưởng đến tiến độ gieo cấy và năng suất cây trồng rất lớn, gây khó khăn, thiệt hại cho người dân
Trình độ dân trí của người dân trên địa bàn xã nhìn chung cũng thấp, tỷ lệ lao đọng chƣa qua đào tạo cũng nhiều do đó gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển sản xuất.
Do nhu cầu phát triển ngày càng cao của xã hội đòi hỏi phải có sự sắp xếp lao động vào phân bố một cách hợp lý tạo ra một bước phát triển toàn diện. Tuy nhiên, do dân số ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất để phát triển các lĩnh vực như giao thông, thủy lợi, các dịch vụ thương mại, các khu văn hóa thể thao, các khu dân cƣ... ngày càng cao sẽ gây áp lực lớn đối với đất đai, đó là việc chuyển đổi mục đích sử dụng các loại đất để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển.
Vì vậy trong khi xây dựng phương án quy hoạch cần phải có sự định hướng đúng đắn trong việc sử dụng đất, tránh tình trạng sử dụng đất trái mục đích, lãng phí, không hiệu quả đất nông nghiệp đặc biệt là đất trồng lúa.