Hiệu quả môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 63)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Đánh giá tình hình chung trên địa bàn xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

4.2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

4.2.3.3. Hiệu quả môi trường

Bền vững về mặt môi trường cũng là một trong những yêu cầu sử dụng đất đai bền vững. Các loại hình sử dụng đất bền vững về mặt môi trường đòi hỏi phải bảo vệ đƣợc độ màu mỡ của đất, ngăn chặn thoái hóa đất, ô nhiễm đất và bảo vệ môi trường tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người.

 Sử dụng phân bón

Bảng 4.10. So sánh giữa mức phân bón của nông hộ với quy trình kĩ thuật Cây

trồng

Mức bón phân của các nông hộ Khuyến cáo mức bón phân

(Kg/ha) P/C (Kg/ha) P/C

N P2O5 K2O Tấn/ha N P2O5 K2O Tấn/ha Lúa xuân 40 45,92 0 5,1 100 - 120 60 - 80 30 - 60 6 - 8

Lúa mùa 43,75 47,12 0 3,5 80 - 100 50 - 60 40 - 60 4 - 6 Rau 57,5 33,44 17,4 6,6 100 - 120 180 - 200 30 - 50 5 - 8 Chuối 48,3 18,24 35,38 7,5 180 - 200 180 - 200 60 - 90 7 - 8 (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điêu tra) Từ kết quả điều tra, ta có thể nhận thấy một số vấn đề mức bón phân trên địa bàn xã nhƣ sau:

Dạng phân đạm đƣợc bón chủ yếu là đạm Urê, lân chủ yếu từ supe lân, kali chủ yếu từ Kaliclorua. Ta có thể thấy rằng là do đất nhiễm phèn chua, mặn, nên đất chuyên lúa chỉ kết hợp với đạm và lân. Đối với chuyên rau và chuối thì các hộ dân đã biết sử dụng kết hợp đầy đủ cả 3 loại phân bón là đạm, lân và kali.

Hầu hết các loại cây trồng bón một lƣợng phân hóa học ở mức độ thấp hơn so với tiêu chuẩn. Nhƣ rau lƣợng đạm bón thực tế là 57,5 kg/ha trong khi đó thì tiêu chuẩn là 100 - 120 Kg/ha, lƣợng lân bón thực tế 33,44 kg/ha trong khi tiêu chuẩn là 180-200 kg/ha, lƣợng kali bón thực tế là 17,4 kg/ha trong khi đó thực tế là 30-50 kg/ha.

Bên cạnh đó thì lƣợng phân chuồng lại phù hợp và thấp hơn không nhiều so với tiêu chuẩn. Nhƣ lúa mùa cần 4 -6 tấn/ha, nhƣng chỉ bón khoảng 3,6 tấn/ha. Có

thể thấy rõ nhất đó là lúa xuân, chuyên rau và chuối thì phù hợp tiêu chuẩn nhất đó là lúa xuân là 5,1 tấn/ha so với tiêu chuẩn là 6 - 10 tấn/ha. Chuyên rau là 6,6 tấn/ha so với tiêu chuẩn là 5 - 8 tấn/ha. Chuối là 7,5 tấn/ha so với tiêu chuẩn là 7 - 8 tấn/ha.

Việc bón phân hóa học quá ít cho cây trồng dẫn đến việc cây trồng không năng suất, chất lƣợng thấp, hiệu quả không đƣợc cao. Cụ thể nhƣ sau: thiếu đạm thì cây phát triển kém, nẩy mầm, đẻ nhánh, phân cành kém, quá trình quang hợp yếu, cây ra hoa kết quả muộn và ít, chất lƣợng nông sản kém. Thiếu lân thì bề ngoài cây còi cọc toàn bộ, các lá trưởng thành một mau sẫm đặc trưng đến màu lam lục, rễ bị hạn chế. Khi thiếu trầm trọng lá và thân có mau tía, thân thon mảnh, chín chậm hoặc phát triển kém. Thiếu kali cây ƣa vàng dọc mép lá, tiếp đó là đỉnh các lá già bị xám và nâu, cây phát triển chậm còi cọc và yếu.

Nhƣ vậy cần phải khắc phục lại,nêu ra biện pháp, những điều cần chú ý khi sử dụng bón phân hóa học và đặc biệt đối với rau trồng cần phải tưới nhiều nước để cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt được hiệu quả cao.

 Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Bảng 4.11. Lƣợng thuốc bảo vệ thực vật so với khuyến cáo trên cây trồng

Cây

trồng Tên thuốc

Thực tế Khuyến cáo

Liều lƣợng Cách ly

Liều

lƣợng Cách ly Lần/vụ Ngày Lần/vụ Ngày Thuốc trừ sâu

Lúa Padan, Vitatox, Pitago 3 - 4 lần, cách ly tầm 25 ngày

4 -5 lần, cách ly tầm 25 - 30 ngày

Rau Bacca 80WG, Sivin, Mipcin

1 - 2 lần, cách ly tầm 15 - 20 ngày

1 - 2 lần, cách ly tầm 15 đến 25 ngày Chuối Phosalone (Pyxolone)

Thiiphanate-Methyl

1 lần, cách ly tầm 5 - 7 ngày

1 - 2 lần, cách ly tầm 5 - 10 ngày

(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra) Theo kết quả điều tra thì cho thấy rằng lƣợng thuốc bảo vệ thực vật trên thực tế so với khuyến cáo thì cũng tương đối phù hợp về số lượng phun cũng như ngày

cách ly để đảm bảo an toàn. Các loại tên thuốc trên đều đƣợc sử dụng phổ biến trên địa bàn xã cũng nhƣ các địa bàn lân cận vì những loại thuốc này có giá thành rẻ, hiệu lực cao, độ độc cấp tính tương đối cao, khả năng phân hủy tốt.

Việc sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng là rất cần thiết, tuy nhiên do có độ đọc cao nên các hóa chất BVTV cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, đến sức khỏe của người tiêu dùng, và cũng làm cho đất bị ô nhiễm và xói mòn đất.

Chính vì vậy để đảm bảo cho người tiêu dùng, người sử dụng cũng như bảo vệ tài nguyên thiên đất thì cần phải đề ra 1 số giải pháp đó là:

Xây dựng kênh truyền thông hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV. Ban hành cẩm nang danh mục thuốc BVTV sử dụng trên lúa và rau để giúp cho cán bộ kỹ thuật tại địa phương, những của hàng đại lý kinh doanh thuốc BVTV có cơ sở để hướng dẫn, khuyến cao người dân lựa chọn loại thuốc thích hợp, tránh tình trạng sử dụng thuốc BVTV bừa bãi, không an toàn hiệu quả.

Hướng dẫn người dân kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng 4 nguyên tắc: Đúng thuốc, Đúng lúc, Đúng nồng độ và liều lƣợng, Đúng cách; đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch. Trang bị bảo hộ và an toàn lao động khi phun thuốc. Cách thức xử lý bao bì thuốc BVTV sau khi đã sử dụng

Nên hạn chế thuốc BVTV có độ độc tính cao, khả năng tồn tại lớn, phát triển các loại thuốc nông nghiệp mới có hiệu quả cao, độc tính thấp, lƣợng tồn trữ ít, để duy trì độ phì của đất và không bị ô nhiễm và giàu chất dinh dƣỡng đất.

Bảng 4.12. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất

STT LUT Tỉ lệ che phủ

Khả năng bảo vệ và cải tạo

đất

Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc BVTV

1 2L TB TB Thấp

2 Chuyên rau TB Cao TB

3 Cây ăn quả Cao TB TB

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Đất trồng cây ăn quả có tán rộng, tỷ lệ che phủ đất cao hạn chế xói mòn, rửa trôi, bảo vệ đất. Tuy nhiên việc sử dụng loại đất này có khả năng cải tạo đất không cao.

Để sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường thì Đảng và Nhà nước ta cần có những chính sách thích hợp phổ biến và hướng dẫn cho người dân sử dụng hợp lý, tiết kiệm theo quan điếm sinh thái môi trường.

Cần phải xây dựng, lắp đặt mô hình hệ thống, quy hoạch thu gom, tập kết bao bì, vỏ chai thuốc BVTV đã qua sử dụng để giảm tình trạng ô nhiễm môi trường, nâng cao ý thức của người dân, góp phần thay đổi một cách sâu sắc nhận thức của nông dân trong việc sử dụng thuốc BVTV, không còn vứt vỏ chai, bao bì thuốc BVTV bừa bãi ngoài đồng ruộng gây ô nhiễm môi trường.

Nâng cao trình độ nhận thức của người dân để có thể chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao, ngăn chặn sự thoái hóa, bảo vệ môi trường đất cho tương lai.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)