Những kết quả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)

2.4. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp

2.4.1. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới

2.4.1. Những kết quả nghiên cứu về nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên thế giới

Trên thế giới tuy nền sản xuất nông nghiệp của các nước phát triển không giống nhau nhưng tầm quan trọng đối với đời sống con người thì quốc gia nào cũng thừa nhận. hầu hết các nước đều coi sản xuất nông nghiệp là cơ sở nền tảng của sự phát triển. khi dân số ngày một tăng nhanh thì nhu cầu con người ngày càng lớn nên nhu cầu lương thực thực phẩm là một sức ép nặng nề lên đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. để đảm bảo an ninh lương thực loài người phải tăng cường các biện pháp khai hoang đất đai. Do đó đã phá vỡ cân bằng sinh thái của nhiều vùng, đất đai bị khai thác triệt để, các biện pháp gìn giữ độ phì nhiêu cho đất không đƣợc coi trọng.

Kết quả là hàng loạt diện tích đất bị thoái hóa trên phạm vi toàn cầu qua các hình thức bị mất chất dinh dƣỡng và chất hữu cơ, bị xói mòn, bị nhiễm mặn và bị phá hoại cáu trúc của tầng đất... Đất nông nghiệp bị suy thoái, biến chất và ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lƣợng nông sản.

Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới là 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2

(29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha, chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đƣợc phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu á chiếm 26%, châu âu chiếm 13%, châu phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000 m2. Đất trồng trọt trên toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai, 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp nhƣ vậy còn 54% (đất có khả năng sản xuất nhƣng chƣa đƣợc khai thác). Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích đất tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), đƣợc đánh giá là:

- Đất có năng suất cao: 14%

- Đất có năng suất trung bình: 28%

- Đất có năng suất thấp: 58%

Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích sử dung khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 - 85 triệu người. Như vậy, với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 - 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất của đất nông nghiệp là hết sức cần thiết.

Bảng 2.1: Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số thế giới

Năm Dân số

(triệu người)

Diện tích đất canh tác (106 ha)

Diện tích đất canh tác/ người (ha)

1965 3027 1380 0,46

1980 4450 1500 0,34

1990 5100 1510 0,30

2000 6200 1540 0,25

2025 8300 1650 0,20

(Nguồn: Đỗ Nguyên Hải, 1994) [6].

0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000

Năm 1965 1980 1990 2000 2025

0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 0.50

Dân số (triệu người) Diện tích đất canh tác (10 triệu ha)

Diện tích đất canh tác/người (ha)

Hình 2.2: Tình hình diễn biến về dự báo đất canh tác và dân số trên thế giới Như vậy, qua bảng 2.1 và biểu đồ ta thấy rằng diện tích đất canh tác/người giảm dần theo thời gian. Diện tích đất canh tác bình quân là 0,46 ha/người vào năm 1965, thì đến năm 2000 chỉ còn là 0,25 ha/người, với dự báo đến năm 2025 chỉ còn là 0,20 ha/người mà nguyên nhân chính là do sự gia tăng dân số thế giới.

Mặt khác, sự phân bố diện tích đất nông nghiệp trên thế giới lại không đều, chủ yếu tập trung ở các nước Châu Mỹ (35%), Châu Á (26%), và Châu Phi (20%).

Tuy chiếm tỷ lệ diện tích đất nông nghiệp cao nhƣng châu Á lại tập trung phần lớn dân số thế giới, do đó đất nông nghiệp ở châu lục này đang phải những áp lực lớn của sự gia tăng dân số để đảm bảo an toàn lương thực.

Đối với một số nước Đông Nam Á, chủ yếu là các quốc gia đang phát triển, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước, tiềm năng đất nông nghiệp đƣợc các nhà khoa học đánh giá và đƣợc thể hiện quả bảng sau:

Bảng 2.2: Dân số và tiềm năng đất nông nghiệp của một số nước Đông Nam Á

Nước

Dân số (tr. Người)

Diện tích (tr. ha)

Có khả năng trồng trọt (tr. ha)

Hiện đang trồng (tr. ha)

Diện tích còn lại (tr. ha)

Tiềm năng diện

tích trồng trọt (%) Năm

1995

Năm 2010

Campuchia 9 12 18 10 3 7 70

Inđonêxia 195 247 191 58 23 35 60

Lào 5 7 24 7 1 6 86

Philipin 70 92 30 17 12 5 29

Thái Lan 60 72 51 27 19 8 30

Việt Nam 74 97 33 14 8 6 43

(Nguồn: Nguyễn Quang Học, 2001)[7]

Như vậy, qua bảng ta thấy tiềm năng đất sản xuất nông nghiệp ở một số nước Đông Nam Á là rất lớn. Đặc biệt là đối với những nước có dân số thấp như Lào thì diện tích đất nông nghiệp chƣa khai thác chiếm tỷ lệ thấp hơn (43% tổng diện tích đất nông nghiệp có khả năng trồng trọt). Từ kết quả đánh giá này để các nước có thể có những quyết định đúng trong sản xuất nông nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)