Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 71)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

4.3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Liên Vị, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh

4.3.2.1. Giải pháp chung

Để giúp nông nghiệp phát triển có hiệu quả cần phải xác định vị trí, vai trò người nông dân làm gốc. Bên cạnh đó, người nông dân cũng cần tự gắn kết lại với nhau. Để làm đƣợc điều này, phải có sự hoạch định chiến lƣợc và quy trình sản xuất - tiêu thụ hiệu quả. Chính vì vậy, các nhà hoạch định nông nghiệp cần nâng cao hơn nữa tầm quan trọng của người nông dân, giúp họ có trình độ nhận thức và kỹ thuật sản xuất vững chắc… Đó là tiền đề đƣa nền nông nghiệp phát triển.

Giải pháp thị trường:

Cần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất đƣợc nhiều sản phẩm có chất lƣợng tốt, phù hợp với đối tƣợng tiêu dùng, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Sớm đầu tƣ xây dựng cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn xã với quy mô phù hợp, nhằm tạo ra giá trị nông sản cao, dễ bảo quản, dễ tiêu thụ.

Thực hiện chính sách thị trường mền dẻo, đa phương, đa dạng, coi trọng vấn đề chiếm lĩnh thị trường tại chỗ bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm để đảm bảo sức cạnh tranh.

Tạo lập mối liên kết giữa lưu thông hàng hóa với sản xuất, đặc biệt với hệ thống vật tƣ nông nghiệp trên địa bàn, phát triển các đại lý mua bán hàng hóa cũng cấp các dịch vụ, vật tƣ theo hợp đồng ổn định, lâu dài.

Thông tin thị trường đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong giải pháp thị trường. Cần tăng cường công tác thông tin thị trường, giao trách nhiệm cho một bộ phận thường xuyên theo dõi, thu thập, xử lý và phổ biến tiếp thị.

Giải pháp về cơ chế chính sách

Thực hiện tốt Luật đất đai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của xã, đồng thời cần có những điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp. Nâng cao trình độ dân trí để nhanh chóng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật về đất đai.

Thực hiện chính sách hỗ trợ chuyển giao tiến bộ, khoa học công nghệ mới vào sản xuất,hỗ trợ đào tạo, trang thiết bị thêm kiến thức cho nông dân.

Hoàn thiện cấp giây chứng nhận quyền sử dụng đất để người dân yên tâm đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình.

- Thực hiện cơ chế chính sách cho nông dân vay vốn ƣu đãi để đầu tƣ sản xuất, đặc biệt là đối với hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

- Mở các lớp tập huấn, đào tạo nghề cho hộ nông dân phát triển nghề mới phù hợp với nông dân.

- Tăng cường đầu tư từ nguồn ngân sách, tỉnh, huyện có quyết định đầu tư kinh phí cho lâm sinh từ nguồn thuế: Thuế tài nguyên, quỹ phòng chống lụt bão, trích từ việc thu ngân sách để hỗ trợ cho việc bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, nâng cao độ che phủ của rừng.

Nhà nước cần có những cơ chế quản lý thông thoáng để các thị trường nông thôn phát triển, nhằm giúp các hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm hàng hóa đƣợc thuận tiện.

Giải pháp về khoa học kỹ thuật

- Để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp

khoa học kỹ thuật tiến bộ, trang thiết bị phù hợp với điều kiện đất đai vào sản xuất.

Khuyến khích người dân sử dụng các giống cây trồng cho năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

- Phát triển sản xuất gắn với việc cải tạo đất, bảo vệ đất và môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc hướng dẫn người dẫn người dân bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ đúng cách, tăng cường sử dụng các loại phân chuồng ủ hoai mục, phân xanh, hạn chế sử dụng phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật.

- Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống đường giao thông liên thôn liên xã và giao thông nội đồng để thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển các sản phẩm nông sản và trao đổi hàng hóa. Cũng như việc tăng cường hệ thống điện lưới, hệ thống thông tin để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, phục vụ phát triển sản xuất.

- Ứng dụng tin học để quản lý sản xuất và xúc tiến thương mại: thiết lập trang giới thiệu quy trình sản xuất, chế biến tiêu chuẩn chất lƣợng sản phẩm, giúp khách hàng tiếp cận và xúc tiến các hoạt động thương mại.

4.3.2.2. Giải pháp cụ thể

* Loại hình sử dụng đất trồng cây hàng năm.

- Xây dựng thêm các hệ thống thủy lợi, đặc biệt là xây dựng thêm các hệ thống kênh mương nội đồng kiên cố, hoàn chỉnh tạo khả năng chủ động trong việc tưới tiêu nước cho cây trồng. Đảm bảo đủ nước cho những thửa ruộng ở vàn cao cũng như thoát nước kịp thời cho những thửa ruộng thấp, trong thung lũng. Đồng thời cần có các biện pháp cải tạo đất và lựa chọn những giống cây trồng phù hợp để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Nên đƣa thêm loại hình sử dụng đất 2L - M (Lúa xuân - Lúa mùa - rau đông, khoai tây) vào sản xuất nông nghiệp để đem lại năng suất, sản lƣợng, thu nhập cao cho gia đình và làm đa dạng hơn, phong phú hơn trong nông nghiệp.

- Tuyên truyền, vận động và tổ chức cho các hộ nông dân chuyển đổi ruộng đất, dồn điền đổi thửa, khắc phục tình trạng đất đai phân tán, manh mún nhƣ hiện nay để thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp, thâm canh, tăng vụ theo hướng sản xuất hàng hóa.

- Nhà nước cần có hỗ trợ về giá, giống, phân bón,... Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất, gieo mạ, bón phân…

- Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế của từng vùng, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm.

* Loại hình sử dụng đất trồng cây lâu năm.

- Do đất bị nhiễm mặn nên đề nghị chính quyền địa phương tuyên truyền phổ biến cho người dân trồng các loại cây ăn quả phù hợp với loại đất này. Có thể trồng các cây ăn quả như sau bưởi, dừa, me, cam, quýt, xoài và nhân cao diện tích đất cây trồng lên để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người dân (đặc biệt là diện tích trồng chuối).

- Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tƣ trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh và trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả của huyện, xã.

- Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác… Phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây chuối.

- Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm nông sản để người sản xuất yên tâm, chủ động đầu tư. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tƣ gắn liền với tiêu thụ sản phẩm.

PHẦN 5

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và đề xuất giải pháp sử dụng đất bền vững địa bàn xã liên vị thị xã quảng yên tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)