Theo luận văn: Giải quyết tranh chấp đất đai( qua thực tiễn ở Hà Nội ) của ông Nguyễn Quyết Thắng (2013) cho thấy: Tổng số trường hợp tranh chấp đất đai là do:
- Ở các quận nội thành:
+ Tranh chấp giữa nhà thuê hợp đồng với xí nghiệp quản lí nhà: Xảy ra tranh chấp giữa các hộ trong một biển số nhà về lối đi chung; ngõ đi chung;
diện tích đất phụ dùng chung trong một biển số nhà.
+ Dạng nhà tư nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sở hữu đất: Tranh chấp quyền sử dụng nhà, đất trong nội bộ gia đình, anh chị em bố con.
+ Tranh chấp quyền sử dụng đất( lối đi chung )giữa các hộ thuê nhà nhà nước với các hộ nhà tư ( đã được cấp giấy chứng nhận ).
+ Tranh chấp quyền được thuê đất của các dự án.
Ở các huyện ngoại thành.
22
+ Tranh chấp lối đi, ngõ xóm, ranh giới thửa đất, đất vườn giữa hai hộ liền kề.
+ Tranh chấp đất nông nghiệp phân chia theo nghị định 64/CP.
+ Tranh chấp đòi lại ruộng đất cũ trước đây tại các HTX, tập đoàn sản xuất, nay HTX, tập đoàn sản xuất cũ đã giải thể và giao cho người khác sử dụng.
+ Chủ cũ đòi lại đất đối với người mượn đất sản xuất, cho ở nhờ nay người được mượn lại đem bán hoặc cho thuê, những người chủ đất cũ bức xúc đòi lại.
+ Tranh chấp đất cầm cố, thế chấp.
+ Đòi lại đất trước đây thời kỳ chiến tranh cho đơn vị bộ đội mượn.
+ Anh chị em đòi thừa kế quyền sử dụng đất do cha mẹ để lại.
+ Do đất có giá trị nên một số trường hợp người dân không ở địa phương đã lâu, nay quay về đòi lại đất ông cha để lại....
- Giải pháp chủ yếu là:
+ Thường xuyên có chế độ thanh tra kiểm tra việc quản lí sử dụng đất, xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm đất đai.
+ Thường xuyên kiểm tra đôn đốc chấn chỉnh lại công tác tiếp dân giải quyết đơn thư, khiếu nại về tranh chấp đất đai.Đảm bảo thực hiện nghiêm túc thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo được quy định ở trong Luật khiếu nại tố cáo.
+ Đẩy mạnh việc thiết lập hồ sơ địa chính đến từng thửa đất, đẩy mạnh việc cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà gắn liền với quyền sử dụng đất tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho việc giải quyết khiếu nại về đất đai.
+ Phân công những cán bộ có trình độ chuyên môn, khinh nghiệm, dám đấu tranh không ngại va chạm..v.v..Đảm bảo công tác giải quyết tranh chấp đất đai của UBND.
+ Tăng cường tập huấn nghiệp vụ kịp thời bổ xung những kiến thức về pháp luật đất đai cho cán bộ trực tiếp giải quyết tranh chấp đất đai của UBND.[12]
23
- Tình hình tranh chấp, khiếu nại ở Hà Nội:
Trong nhưng năm gần đây nhìn chung tình hình tranh chấp đất đai ở Hà Nội có chiều hướng gia tăng. Tranh chấp chủ yếu là về quyền sử dụng đất, tranh chấp do lấn chiếm, tranh chấp lối đi chung giữa các hộ gần kề… Còn ở ngoại thành thường gặp nhất là tranh chấp đòi lại đất mà Nhà nước đã quản lý và giao cho người khác sử dụng.… Nói chung là tranh chấp gì thì tranh chấp đất đai luôn là tranh chấp phức tạp và khó giải quyết nhất.
Hòa giải là biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai được mọi người ưa chuộng, nhưng chỉ áp dụng với những vụ việc đơn giản. Hòa giải được thực hiện theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Kết quả điều tra xã hội học về hộ gia đình và quyền sử dụng đất ở Hà Nội của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp cho thấy: Giải pháp phổ biến nhất mà các bên lựa chọn là thương lượng với nhau (chiếm 79,8%).
Thứ hai là yêu cầu chính quyền can thiệp. Thứ ba là hòa giải có sự có mặt của người thứ ba. Người dân khu vực nội thành thiên về biện pháp hòa giải thông qua thương lượng hoặc sự có mặt của người thứ ba. Còn người dân ngoại thành lại tin cậy hơn với sự can thiệp của chính quyền.
Tuy nhiên, dù khó khăn nhưng kết quả thành công lại luôn ở mức cao.
Theo số liệu trong 3 năm (2000 - 2002), tỷ lệ hòa giải thành các tranh chấp về đất đai, nhà ở trên địa bàn thành phó đạt gần 75%. Trong đó huyện Thanh Trì, huyện Từ Liêm, huyện Gia Lâm, quận Đống Đa, quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy,… là những quận, huyện đạt tỷ lệ hòa giải trên 75%.
Qua thống kê tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của một số huyện ở Hà Nội cho thấy mặc dù có nhiều cố gắng song tỷ lệ giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các quận, huyện trên thành phố chưa cao (từ 40% - 70%).
Còn tình trạng chồng chéo về thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa UBND với TAND. Nhiều trường hợp UBND không giải quyết dứt điểm các tranh
24
chấp, dây dưa kéo dài dẫn đến các bên tranh chấp mâu thuẫn gay gắt, đánh nhau,chửi bới làm mất trật tự an ninh chung, sứt mẻ tình cảm. Trong những năm gần đây tình hình tranh chấp quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố chủ yếu là: Tranh chấp về hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tranh chấp đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm đất đai,…
Năm 2002, TAND xét xử phúc thẩm: 100% tranh chấp về quyền sử dụng đất giải quyết, 73% về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, 70% đòi đất cho mượn, cho ở nhờ, lấn chiếm đất,… Kết quả này cho thấy các vụ án tranh chấp đất đai thụ lý tại TAND quận, huyện ngày một gia tăng.
Giải quyết tranh chấp đất đai qua thực tiễn ở Hà Nội cho ta thấy rằng mâu thuẫn, tranh chấp đất đai luôn là vấn đề muôn thuở. Đất đai không sinh ra, con người lại ngày một nhiều lên tin rằng sự tranh chấp sẽ ngày một phức tạp và khó khăn hơn nữa..[12]
25 PHẦN III