Phương pháp thiết lập chất đối chiếu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học, thiết lập chất đối chiếu và xây dựng quy trình kiểm nghiệm thành phần alcaloid và flavonoid cho cây Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium L., Amaryllidaceae (Trang 35 - 38)

- Chất đối chiếu là chất đồng nhất đã được xác định là đúng để dùng trong các phép thử đã được qui định về hóa học, vật lý và sinh học. Trong các phép thử đó các tính chất của chất đối chiếu được so sánh với các tính chất của chất cần thử. Chất đối chiếu phải có độ tinh khiết phù hợp với mục đích sử dụng [3], [132].

- Chất đối chiếu hóa học được phân loại theo các mức độ như sau [132]:

Chất đối chiếu hóa học sơ cấp (PCRS): là chất được công nhận rộng rãi, các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với tài liệu công bố, có hàm lượng được chấp nhận làm chuẩn định lượng mà không cần phải so sánh với một chất hóa học khác.

Chất đối chiếu hóa học thứ cấp (SCRS): là chất đối chiếu mà các tính chất hay chỉ tiêu chất lượng được xác định bằng cách so sánh với một chất đối chiếu sơ cấp. Trong quá trình thiết lập SCRS có sử dụng PCRS để so sánh.

1.6.2. Thiết lập chất đối chiếu sơ cấp

- Quy trình thiết lập PCRS gồm các bước: đánh giá nhu cầu, mục đích sử dụng, chọn nguyên liệu, phương pháp kiểm nghiệm, xác định hàm lượng, đóng gói, phân phối.

Thực hiện theo hướng dẫn của tài liệu do tổ chức y tế thế giới (WHO) ban hành [132].

- Tùy vào mục đích sử dụng mà hàm lượng của chất đối chiếu và số lượng phòng thí nghiệm tham gia đánh giá khác nhau. Với phép thử định tính và thử tinh khiết chỉ cần 1 phòng thí nghiệm đạt GLP hoặc ISO/IEC 17025 và hàm lượng có thể chỉ khoảng 90%. Phép thử định lượng, hiệu chỉnh thiết bị thì ít nhất là 3 phòng thí nghiệm và hàm lượng là 99,5% hoặc cao hơn [132].

- Các chất đối chiếu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đảm bảo chất lượng của ngành Dược. Nhưng trên thực tế, các PCRS của Anh, Mỹ, Quốc tế, Châu Âu lại quá đắt cho nhu cầu phân tích hay nghiên cứu thường qui [98]. Chính vì vậy, PCSR được các Hội đồng Dược điển của khu vực, quốc gia hoặc các phòng thí nghiệm đạt chuẩn thiết lập trên cơ sở của quy trình thiết lập chất đối chiếu thứ cấp.

1.6.3. Thiết lập chất đối chiếu thứ cấp

Theo hướng dẫn của ASEAN và một số tài liệu của ISO [44], [45], ngoài những qui định chung, quy trình thiết lập SCRS có một số lưu ý:

1.6.3.1. Xác định độ đồng nhất

Sau khi nguyên liệu thiết lập chất đối chiếu được đánh giá đạt yêu cầu, tiến hành đóng gói trong các lọ thủy tinh màu nâu. Việc đóng gói được thực hiện trong Glove-box.

Các lọ đựng chất đối chiếu sau khi đóng gói được xác định độ đồng nhất [44], [45], [73] của lô sản xuất theo trình tự như sau:

- Số lọ cần đánh giá: N+ 1 lọ, trong đó N là tổng số lọ đóng được. Ít nhất là 10 lọ.

- Kết quả được đánh giá bằng phân tích thống kê:

phép thống kê Cochran để đánh giá độ đồng nhất trong từng lọ.

phép thống kê ANOVA một yếu tố để đánh giá độ đồng nhất lô.

1.6.3.2. Đánh giá độ đồng nhất liên phòng thí nghiệm

Ít nhất phải có 3 phòng thí nghiệm tham gia đánh giá độ đồng nhất của chất đối chiếu

[44], [45], [132]. Giá trị ấn định và độ không đảm bảo đo của giá trị ấn định được tính theo hướng dẫn của ISO 13528 [73].

Giá trị công bố được tính trên các giá trị trung bình có z-score ≤ 2.

Ước lượng độ không đảm bảo đo theo hướng dẫn của ISO 13528 [73].

1.6.3.3. Nhãn của chất đối chiếu hóa học:

Bao gồm các thông tin của chất đối chiếu và chứng chỉ phân tích theo hướng dẫn của ISO 31 [72].

Điều kiện bảo quản ở 2 – 8 oC.

1.6.3.4. Chương trình đánh giá lại:

Được thực hiện theo tần suất 3 năm, các chất nhạy cảm được thực hiện hàng năm.

Chương trình đánh giá lại được thực hiện bởi các phòng thí nghiệm tham gia thiết lập chất đối chiếu ban đầu [44], [45].

Các tài liệu tham khảo về chi Crinum và loài Crinum latifolium rất đa dạng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thực vật học; về chiết tách, phân lập alcaloid, flavonoid để làm sáng tỏ thành phần hóa học; và nhiều công trình nghiên cứu tác dụng sinh học của cây TNHC.

Luận án sẽ kế thừa các kết quả đã được các nhà khoa học công bố và phát huy hơn nữa các nghiên cứu về hóa học để đáp ứng việc tiêu chuẩn hóa nguồn nguyên liệu TNHC và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa học, thiết lập chất đối chiếu và xây dựng quy trình kiểm nghiệm thành phần alcaloid và flavonoid cho cây Trinh nữ hoàng cung - Crinum latifolium L., Amaryllidaceae (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)