Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. Đặc điểm cận lâm sàng của hai nhóm nghiên cứu
3.3.1. Đặc điểm về điện tâm đồ lúc nhập viện:
Bảng 3.22. Đặc điểm về điện tâm đồ lúc nhập viện.
Đặc điểm NMCT
Nhóm <65 tuổi n = 157
Nhóm ≥65 tuổi n = 310
Tổng số n = 467
p
STCL, n (%) 105 (66,9) 121 (39) 226 (48,4)
KSTCL, n (%) 52 (33,1) 189 (61) 241 (51,6)
<0,001
Tỷ lệ bệnh nhân NMCT cấp STCL trên ECG lúc nhập viện của mẫu nghiên cứu chung là 48,4%, còn lại 51,6% bệnh nhân NMCT cấp KSTCL.
Điện tâm đồ của nhóm <65 tuổi có STCL chiếm tỷ lệ 66,9% cao hơn nhiều so với nhóm ≥65 tuổi (39%) và ngược lại với đặc điểm KSTCL trên ECG, nhóm
≥65 tuổi chiếm cao hơn so với nhóm <65 tuổi (61% so với 33,1%), với p <0,001.
Bảng 3.23. Đặc điểm về vị trí NMCT có STCL trên điện tâm đồ.
Vị trí
Nhóm <65 tuổi n = 105
Nhóm ≥65 tuổi n = 121
Tổng số n = 226
p
Thành trước, n (%) 66 (62,9) 65 (53,7) 131 (58) Thành dưới, n (%) 39 (37,1) 56 (46,3) 95 (42)
0,16
Những bệnh nhân NMCT có STCL ở vị trí thành trước thuộc nhóm <65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi (62,9% so với 53,7%). Ngược lại, ở vị trí thành dưới, nhóm ≥65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm <65 tuổi (46,3% so với 37,1%). Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, với p =0,16.
46.15%
39.28%
42.1%
Nhóm <65 tuổi Nhóm ≥65 tuổi Tổng số
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhồi máu thất phải trong nghiên cứu.
Chúng tôi nhận thấy nhóm <65 tuổi có tỷ lệ NMCT thất phải là 46,15% (n
=18), trong khi ở nhóm ≥65 tuổi là 39,28% (n =22). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Tỷ lệ NMCT thất phải chung của mẫu nghiên cứu là 42,1% (n =40).
Bảng 3.24. Các dạng rối loạn nhịp và dẫn truyền trên điện tâm đồ lúc nhập viện.
Các dạng rối loạn nhịp
Nhóm <65 tuổi n (%)
Nhóm ≥65 tuổi n (%)
Tổng số n (%)
Giá trị p
Nhanh xoang 29 (18,5) 75 (24,2) 104 (22,3) 0,09
Rung/cuồng nhĩ 4 (2,5) 25 (8,1) 29 (6,2) 0,01*
Ngoại tâm thu thất 13 (8,3) 33 (10,6) 46 (9,9) 0,51 Blốc nhĩ thất
Độ II 6 (7,14) 5 (3,97) 11 (5,24)
Độ III 9 (10,71) 14 (11,11) 23 (10,95)
0,6
Blốc nhánh phải 2 (1,3) 16 (5,2) 18 (3,9) 0,03*
Blốc nhánh trái 3 (1,9) 18 (5,8) 21 (4,5) 0,04*
Nhanh/rung thất 1 (0,6) 4 (1,3) 5 (1,1) 0,45*
* phép kiểm Fisher chính xác.
p<0,05
Dựa trên điện tâm đồ lúc nhập viện, nghiên cứu này cho thấy có một số dạng rối loạn nhịp với tỷ lệ tương ứng như sau: nhịp nhanh xoang (22,3%), blốc nhĩ thất độ III (10,95%), ngoại tâm thu thất (9,9%), rung hoặc cuồng nhĩ (6,2%), blốc nhĩ thất độ II (5,24%), blốc nhánh trái (4,5%), blốc nhánh phải (3,9%).
Các loại rối loạn nhịp như rung hoặc cuồng nhĩ, blốc nhánh phải, blốc nhánh trái chiếm tỷ lệ cao hơn trong nhóm ≥65 tuổi so với nhóm <65 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với các tỷ lệ tương ứng như sau (8,1% so với 2,5%;
p =0,01), (5,2% so với 1,3%; p =0,03) và (5,8% so với 1,9%; p =0,04).
Ngoài ra, có 5 trường hợp (chiếm tỷ lệ 1,1%) bị nhanh/rung thất (trong đó có 1 trường hợp <65 tuổi và 4 trường hợp ≥65 tuổi). Các trường hợp này đều được sốc điện chuyển nhịp cấp cứu thành công.
3.3.2. Đặc điểm về siêu âm tim:
Bảng 3.25. Phân suất tống máu thất trái phân chia theo mức độ bất thường.
Giá trị phân suất tống máu
theo mức độ
Nhóm <65 tuổi n = 156
Nhóm ≥65 tuổi n =309
Tổng số n = 465
Giá trị p
≤40%, n (%) 16 (10,3) 48 (15,5) 64 (13,8) 41-49%, n (%) 29 (18,6) 83 (26,9) 289 (62,2)
≥50%, n (%) 111 (71,2) 178 (57,6) 112 (24,1)
0,017
Nghiên cứu này có 2 bệnh nhân không được làm siêu âm tim nên không đưa vào phân tích. Tỷ lệ bệnh nhân có phân suất tống máu thất trái giảm phân bố theo từng mức độ ở nhóm ≥65 tuổi luôn cao hơn so với nhóm <65 tuổi. Các tỷ lệ tương ứng theo từng mức độ phân suất tống máu thất trái giảm như sau: giảm (15,5% so với 10,3%), giới hạn (26,9% so với 18,6%) và ngược lại nhóm <65 tuổi có phân suất tống máu thất trái bảo tồn cao hơn nhóm ≥65 tuổi (71,2% so với 57,6%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p =0,017.
58.1%
41.9%
68%
32%
<65 tuổi ≥65 tuổi
Có Không
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ rối loạn vận động vùng trên siêu âm tim.
Kết quả cho thấy nhóm <65 tuổi có tỷ lệ rối loạn vận động vùng thấp hơn so với nhóm ≥65 tuổi (58,1% so với 68%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p =0,042.
Khi đánh giá áp lực động mạch phổi tâm thu qua phổ hở của van 3 lá trên siêu âm tim, chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p =0,002) giữa hai nhóm bệnh nhân ≥ và <65 tuổi.
78.99%
21.01%
63.93%
36.07%
68.9%
31.1%
Nhóm <65 tuổi Nhóm ≥65 tuổi Tổng số
Tăng Không tăng
Biểu đồ 3.11. Áp lực động mạch phổi tâm thu trên siêu âm tim.
p =0,042
p =0,002
Sự gia tăng áp lực động mạch phổi tâm thu trung bình ở nhóm bệnh nhân
≥65 tuổi chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm <65 tuổi (36,07% so với 21,01%).
Ngoài ra, chúng tôi còn đánh giá thêm tình trạng tổn thương van tim hai lá và van động mạch chủ. Kết quả ghi nhận được như sau:
Bảng 3.26. Tổn thương van hai lá và van động mạch chủ trên siêu âm tim.
Tổn thương van tim
Nhóm <65 tuổi n = 156
Nhóm ≥65 tuổi n =309
Tổng số n = 465
Giá trị p Hở 2 lá ≥2/4, n (%) 12 (7,7) 49 (15,9) 61 (13,1)
Hở van ĐM chủ, n (%) 5 (3,2) 29 (9,4) 34 (7,3) Không tổn thương, n (%) 139 (89,1) 231 (74,8) 370 (79,7)
0,001
Tổng số, n (%) 156 (100) 309 (100) 465 (100)
Tỷ lệ hở van hai lá ≥2/4 và hở van động mạch chủ ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn so với nhóm <65 tuổi (15,9% so với 7,7% và 9,4% so với 3,2%, với p =0,001).
3.3.3. Đặc điểm hình ảnh X-quang ngực ghi nhận trong 24 giờ đầu nhập viện.
Bảng 3.27. Hình ảnh X-quang ngực trong 24 giờ đầu nhập viện.
X-quang ngực
Nhóm <65 tuổi n = 157
Nhóm ≥65 tuổi n = 310
Giá trị p
Bóng tim to, n (%) 38 (24,2) 140 (45,2)
Sung huyết phổi, n (%) 35 (22,3) 81 (26,1) Tràn dịch màng phổi, n (%) 3 (1,9) 6 (1,9)
<0,001
Kết quả ghi nhận ở nhóm ≥65 tuổi có biểu hiện hình ảnh bóng tim to và sung huyết phổi trên X-quang ngực trong 24 giờ đầu nhập viện với tỷ lệ cao hơn so với nhóm <65 tuổi (các tỷ lệ tương ứng như sau 45,2% so với 24,2% và 26,1% so với 22,3%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,001.
3.3.4. Kết quả chụp động mạch vành qua da có thuốc cản quang.
3.3.4.1. Tỷ lệ chụp ĐMV của hai nhóm nghiên cứu.
Bảng 3.28. Tỷ lệ chụp ĐMV của hai nhóm nghiên cứu.
Chụp động mạch vành
Nhóm <65 tuổi n = 157
Nhóm ≥65 tuổi n = 310
p
Có, n (%) Cấp cứu Chương trình
122 (77,7) 90 (73,8) 32 (26,2)
164 (52,9) 88 (53,7) 76 (46,3)
Không, n (%) 35 (22,3) 146 (47,1)
<0,001
Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân NMCT cấp được chụp ĐMV ở nhóm <65 tuổi là 77,7% cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi (52,9%) và có 47,1% bệnh nhân ở nhóm ≥65 tuổi không được chụp mạch vành so với 22,3% ở nhóm <65 tuổi.
Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,001.
Tỷ lệ bệnh nhân <65 tuổi được chụp ĐMV cấp cứu cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi (73,8% so với 53,7%). Ngược lại, tỷ lệ chụp ĐMV chương trình ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn so với nhóm <65 tuổi (46,3% so với 26,2%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p =0,001.
3.3.4.2. Tỷ lệ và mức độ của tổn thương động mạch vành.
Bảng 3.29. Phân loại theo số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương.
Số lượng nhánh ĐMV bị tổn thương
Nhóm <65 tuổi n =122
Nhóm ≥65 tuổi n = 164
p
1 nhánh, n (%) 44 (38,9) 23 (16,5)
2 nhánh, n (%) 34 (30,1) 41 (29,5)
3 nhánh, n (%) 35 (31) 75 (54)
Thân chung ĐMV trái, n (%) 9 (3,15) 25 (8,74)
<0,001
Kết quả cho thấy nhóm <65 tuổi có tỷ lệ tổn thương một nhánh ĐMV là 38,9%, hai nhánh là 30,1%, ba nhánh là 31% và thân chung ĐMV trái là 3,15%.
Các tỷ lệ này tương ứng trong nhóm ≥65 tuổi là 16,5%, 29,5%, 54% và 8,74%. Như vậy, tỷ lệ tổn thương một và hai nhánh ĐMV ở nhóm <65 tuổi cao hơn so với nhóm
≥65 tuổi và ngược lại, những bệnh nhân có tổn thương ba nhánh ĐMV hoặc thân chung chiếm tỷ lệ cao ở nhóm ≥65 tuổi hơn so với nhóm <65 tuổi, với p <0,001.
Bảng 3.30. Vị trí các ĐMV bị tổn thương giữa hai nhóm nghiên cứu.
Chụp động mạch vành
Vị trí tổn thương
Nhóm <65 tuổi
Nhóm ≥65 tuổi
Tổng số p
LAD (n, %) 69 (76,7) 76 (86,4) 145 (81,5) 0,096 LCX (n, %) 41 (45,6) 56 (65,1) 97 (55,1) 0,009 Cấp cứu
n =178
RCA (n, %) 58 (64,4) 70 (79,5) 128 (71,9) 0,025 LAD (n, %) 25 (78,1) 68 (89,5) 93 (86,1) 0,12 LCX (n, %) 22 (71) 52 (68,4) 74 (69,2) 0,8 Chương
trình n =108
RCA (n, %) 16 (50) 58 (76,3) 74 (68,5) 0,007
Khi đánh giá tổn thương ĐMV theo vị trí các nhánh bao gồm LAD, LCX, RCA cho cả hai trường hợp chụp ĐMV cấp cứu và chương trình, kết quả cho thấy:
LAD là vị trí bị tổn thương nhiều nhất (238 trường hợp), kế đến là RCA (202 trường hợp) và sau cùng là LCX (171 trường hợp).
Trong trường hợp chụp ĐMV cấp cứu, tỷ lệ bệnh nhân có tổn thương các nhánh LCX và RCA ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm <65 tuổi (các tỷ lệ này tương ứng là 65,1% so với 45,6%; p =0,009; 79,5% so với 64,4%; p =0,025). Ngoài ra, tỷ lệ tổn thương nhánh RCA ở nhóm ≥65 tuổi cũng cao hơn nhóm <65 tuổi (76,3% so với 50%, p =0,007) trong trường hợp chụp ĐMV chương trình.
Bảng 3.31. Mức độ hẹp các nhánh ĐMV phân theo nhóm tuổi.
Mức độ hẹp Nhóm <65 tuổi Nhóm ≥65 tuổi p Động mạch liên thất trước n = 94 n = 144
Hẹp vừa (50-75%), n (%) 23 (24,5) 11 (7,6) Hẹp khít (>75-95%), n (%) 47 (50) 90 (62,5)
Tắc hoàn toàn, n (%) 24 (25,5) 43 (29,9)
0,001
Động mạch vành mũ n = 63 n = 108 Hẹp vừa (50-75%), n (%) 23 (36,5) 26 (23,9) Hẹp khít (>75-95%), n (%) 33 (52,4) 66 (61,4)
Tắc hoàn toàn, n (%) 7 (11,1) 16 (14,7)
0,20
Động mạch vành phải n = 73 n = 129 Hẹp vừa (50-75%), n (%) 10 (13,7) 12 (9,3) Hẹp khít (>75-95%), n (%) 31 (42,5) 78 (60,5)
Tắc hoàn toàn, n (%) 32 (43,8) 39 (30,2)
0,04
Tổn thương nhánh LAD với mức độ hẹp khít chiếm tỷ lệ cao nhất và có sự khác biệt về các mức độ hẹp của nhánh LAD giữa hai nhóm tuổi (p =0,001). Nhóm
≥65 tuổi có tỷ lệ hẹp khít hoặc tắc hoàn toàn cao hơn nhóm <65 tuổi (62,5% so với 50% và 29,9% so với 25,5%), còn lại tỷ lệ hẹp mức độ vừa thì ở nhóm <65 tuổi có tỷ lệ cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi (24,5% so với 7,6%).
Mức độ hẹp ĐMV mũ giữa hai nhóm ≥ và <65 tuổi khác biệt nhau không có ý nghĩa về mặt thống kê (p =0,20).
Nhóm ≥65 tuổi có hẹp RCA với mức độ hẹp khít chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm <65 tuổi (60,5% so với 42,5%); nhưng với mức độ hẹp vừa hoặc tắc hoàn toàn nhánh động mạch này thì ở nhóm bệnh nhân <65 tuổi lại chiếm tỷ lệ cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi (13,7% so với 9,3% và 43,8% so với 30,2%), p =0,04.
Bảng 3.32. Trung bình mức độ hẹp tính theo % hẹp của tổn thương ĐMV ở ba nhánh LAD, LCX, RCA.
Nhóm <65 tuổi Nhóm ≥65 tuổi p Vị trí
TB SD TB SD
LAD (n=238) 84,74 12,99 88,45 11,30 0,02
LCX (n=171) 79,96 14,67 82,78 12,88 0,19
RCA (n=202) 88,34 13,53 88,61 11,54 0,88
Kết quả cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về trung bình mức độ hẹp tính theo % hẹp của tổn thương ĐMV ở nhánh LAD giữa hai nhóm nghiên cứu, ở nhóm ≥65 tuổi có trung bình mức độ hẹp cao hơn so với nhóm <65 tuổi (88,45 ± 11,3 so với 84,74 ± 12,99; p =0,02). Trái lại, trung bình mức độ hẹp ở hai nhánh LCX và RCA giữa hai nhóm nghiên cứu lại tương đương nhau (82,78 ± 12,88 so với 79,96 ± 14,67; p =0,19 và 88,61 ± 11,54 so với 84,34 ± 13,53; p =0,88).
3.3.4.3. Hình thái tổn thương ĐMV (típ tổn thương).
Bảng 3.33. Phân loại tổn thương các nhánh ĐMV theo ACC/AHA.
Tổn thương Nhóm <65 tuổi Nhóm ≥65 tuổi p Động mạch liên thất trước n = 94 n = 144
Típ A, n (%) 17 (18,1) 19 (13,2)
Típ B1, n (%) 45 (47,9) 31 (21,5)
Típ B2, n (%) 21 (22,3) 51 (35,4)
Típ C, n (%) 11 (11,7) 43 (29,9)
<0,001
Động mạch vành mũ n = 63 n = 108
Típ A, n (%) 16 (25,4) 16 (14,8)
Típ B1, n (%) 23 (36,5) 21 (19,4)
Típ B2, n (%) 15 (23,8) 47 (43,5)
Típ C, n (%) 9 (14,3) 24 (22,2)
0,006
Động mạch vành phải n = 73 n = 129
Típ A, n (%) 12 (16,4) 14 (10,9)
Típ B1, n (%) 23 (31,5) 17 (13,2)
Típ B2, n (%) 22 (30,1) 47 (36,4)
Típ C, n (%) 16 (21,9) 51 (39,5)
0,003
Típ tổn thương thường gặp nhất của nhánh LAD ở nhóm <65 tuổi là típ B1 (47,9%) và B2 (22,3%) còn ở nhóm ≥65 tuổi thì típ B2 chiếm tỷ lệ cao nhất (35,4%) kế đến là típ C (29,9%). Kiểu A, là típ tổn thương nhẹ, chiếm tỷ lệ 18,1% ở nhóm
<65 tuổi cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi (13,2%). Sự khác biệt về típ tổn thương của nhánh LAD phân bố theo hai nhóm <65 và ≥65 tuổi có ý nghĩa thống kê, với p <0,001.
Típ tổn thương thường gặp nhất của nhánh LCX ở nhóm <65 tuổi là típ B1 (36,5%), kế đến là típ A (25,4%); trong khi đó ở nhóm ≥65 tuổi thì thường gặp là típ B2 (43,5%) và típ C (22,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p =0,006.
Típ tổn thương của nhánh RCA thường gặp nhất ở nhóm <65 tuổi là típ B1 (31,5%) và típ B2 (30,1%), còn ở nhóm ≥65 tuổi thì kiểu tổn thương gặp nhiều nhất là típ C (39,5%), và típ B2 (36,4%). Típ A chiếm tỷ lệ 16,4% ở nhóm <65 tuổi so với 10,9% ở nhóm ≥65 tuổi. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với, p =0,003.
3.3.5. Các thông số về sinh hóa máu trong hai nhóm nghiên cứu.
3.3.5.1. Men tim:
Men tim tại thời điểm nhập viện:
Bảng 3.34. Chỉ số trung bình của các men tim lúc nhập viện.
Các men tim
Nhóm <65 tuổi n = 157
Nhóm ≥65 tuổi n = 310
p
CK (U/L) 189,07 ± 72,66 191,51 ± 75,26 0,88
CK-MB (U/L) 29,58 ± 12,09 35,86 ± 13,85 0,02
Troponin T (ng/ml) 1,04 ± 0,35 1,2 ± 0,52 0,07
LDH (U/L) 302,22 ± 141,28 319,75 ± 141,27 0,45
SGOT (U/L) 54,30 ± 19,67 53,83 ± 21,18 0,91
Chúng tôi đánh giá các men tim như CK, CK-MB, troponin tim, LDH, SGOT. Nồng độ CK-MB trung bình ở nhóm ≥65 tuổi là (35,86 ± 13,85) U/L cao hơn nhóm <65 tuổi (29,58 ± 12,09) U/L, với p =0,02. Nồng độ trung bình troponin T của nhóm ≥65 tuổi cũng cao hơn so với nhóm <65 tuổi nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.
Men tim tại thời điểm 24-48 giờ sau nhập viện:
Bảng 3.35. Chỉ số trung bình của các men tim sau 24 giờ nhập viện.
Các men tim
Nhóm <65 tuổi n = 157
Nhóm ≥65 tuổi n =310
p
CK (U/L) 315,13 ± 112,18 370,10 ± 139,90 0,012
CK-MB (U/L) 107,82 ± 43,52 140,84 ± 49,46 0,049
Troponin T (ng/ml) 8,74 ± 3,02 9,20 ± 3,05 0,037
LDH (U/L) 463,93 ± 177,81 561,48 ± 192,98 0,004
SGOT (U/L) 167,04 ± 49,17 238,37 ± 56,40 0,042
Tại thời điểm sau 24 giờ nhập viện, nồng độ trung bình của các men tim CK, CK-MB, Troponin T ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn so với nhóm <65 tuổi. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p <0,05. Ngoài ra, nồng độ trung bình của LDH của LDH ở nhóm ≥65 tuổi là (561,48 ± 192,98) U/L cao hơn so với nhóm <65 tuổi (463,93 ± 177,81) U/L, p =0,004. Nồng độ trung bình của SGOT nhóm <65 tuổi thấp hơn nhóm ≥65 tuổi: (167,04 ± 49,17) so với (238,37 ± 56,40) U/L; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê, với p =0,042.
3.3.5.2. Một số xét nghiệm máu khác:
Bảng 3.36. Một số xét nghiệm máu khác.
Giá trị Nhóm <65 tuổi Nhóm ≥65 tuổi p Đường huyết (mmol/L)
Trung vị 6,2 6,5
Khoảng tứ vị 25%-75% 5,2-7,6 5,3-8,6
0,23*
Creatinin mỏu (àmol/L) 119,28 ± 56,26 136,22 ± 62,73 0,042 ĐTLcreỨĐ (ml/phút) 69,17 ± 23,97 42,81 ± 20,48 0,02 Biland lipid máu
Cholesterol (mmol/L) 4,89 ± 1,32 4,55 ± 1,25 0,007 Triglycerid (mmol/L) 2,28 ± 1,12 1,73 ± 0,61 <0,001
HDL-C (mmol/L) 1,07 ± 0,49 1,09 ± 0,50 0,794
LDL-C (mmol/L) 2,92 ± 1,16 2,74 ± 1,04 0,096
Công thức máu
Hồng cầu (T/L) 4,47 ± 0,65 4,16 ± 0,70 <0,001 Hemoglobin (g/L) 13,5 ± 2,0 12,15 ± 1,90 <0,001 Hematocrite (%) 40,79 ± 5,32 37,69 ±5,66 <0,001 Bạch cầu (G/L) 10,3 ± 3,370 10,4 ± 4,247 0,74 Neutrophil (%) 67,14 ± 13,97 68,01 ± 15,12 0,54 Tiểu cầu (G/L) 243,4 ± 93,89 225,24 ± 75,981 0,025
* so sánh 2 số trung vị theo phép kiểm Bonett-Price.
Nhóm <65 tuổi có nồng độ trung bình của cholesterol và triglycerid cao hơn so với nhóm ≥65 tuổi (4,89 ± 1,32 so với 4,55 ± 1,25, p =0,007 và 2,28 ± 1,12 so với 1,73 ± 0,61, p <0,001).
Giá trị trung bình của nồng độ creatinin máu ở nhóm ≥65 tuổi cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm <65 tuổi (136,22 ± 62,73 so với 119,28 ± 56,26 àmol/L; với p =0,042) và độ thanh lọc creatinin ước đoỏn trung bỡnh ở nhúm ≥65 tuổi thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm <65 tuổi (42,81 ± 20,48 so với 69,17
± 23,97 ml/phút; với p =0,02).
Số lượng hồng cầu, tiểu cầu, hemoglobin và hematocrite trung bình của nhóm ≥65 tuổi thấp hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm <65 tuổi, hồng cầu: (4,16
± 0,70) so với (4,47 ± 0,65) T/L, với p <0,001; tiểu cầu: (225,24 ± 759,81) so với (243,4 ± 938,9) G/L, với p =0,025; hemoglobin: (12,15 ± 1,90) so với (13,5 ± 2,0) g/L, với p <0,001 và hematocrite: (37,69 ±5,66) so với (40,79 ± 5,32), với p <0,001.