CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
2.3.2 Đánh giá từng bộ phận cấu thành hệ thống KSNB
2.3.2.1 Môi trường kiểm soát
Nhận xét về tính trung thực và các giá trị đạo đức - Ưu điểm:
+ Nhà trường rất chú trọng đến việc xây dựng các yêu cầu về tính trung thực và giá trị đạo đức trong toàn thể CBGV. Nhà trường xây dựng được môi trường làm việc thân thiện, hòa đồng.
+ Lãnh đạo trường luôn làm tấm gương cho cấp dưới về việc tuân thủ các yêu cầu về đạo đức đã đề ra trong Nhà trường.
- Những hạn chế:
+ Nhà trường chưa quan tâm đến việc truyền đạt và hướng dẫn chi tiết, cụ thể để CBGV hiểu rõ tầm quan trọng của hệ thống KSNB, bên cạnh đó Nhà trường cũng chưa có chính sách cụ thể để khuyến khích CBGV tuân thủ đạo đức.
+ Nhà trường chưa đưa ra các biện pháp cụ thể để xử lý khi CBGV xảy ra hành vi vi phạm.
+ Mặt khác, Nhà trường chưa chính thức ban hành các quy tắc đạo đức bằng văn bản.
+ Nhà trường vẫn tồn tại những áp lực hoặc điều kiện có thể dẫn đến các hành vi thiếu trung thực.
+ Việc kiểm tra lẫn nhau giữa các bộ phận, kiểm tra độc lập còn thiếu.
Nhận xét về triết lý quản lý và phong cách lãnh đạo - Ưu điểm:
+ Lãnh đạo trường nhận thức rõ vai trò của hệ thống KSNB trong việc kiểm tra, giám sát các hoạt động của Trường.
+ Nhà trường cũng đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế đào tạo, quy chế tổ chức hoạt động để làm cơ sở thực hiện, kiểm tra, giám sát các hoạt động tại trường.
+ Định kỳ vào thứ hai hàng tuần các phòng ban, khoa đều tiến hành họp giao ban đầu tuần, vào ngày mùng 3 hàng tháng Lãnh đạo trường tổ chức họp giao ban với các trưởng phó phòng ban, khoa để triển khai nhiệm vụ trong tháng. Nội dung các cuộc họp này sẽ được dán công khai ở bảng tin của Nhà trường để mọi CBGV có thể biết được.
+ Lãnh đạo trường có phong cách lãnh đạo dân chủ, công bằng, minh bạch luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của CBGV khi xây dựng các quy định, quy chế của nhà trường. Lãnh đạo trường hiểu rõ trách nhiệm của mình và có hiểu biết khá tốt về chế độ quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp, thường xuyên họp bàn với phòng Tài vụ để đưa ra các quyết định phù hợp nhất. Các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của Trường cũng được phòng Tài vụ báo cáo chi tiết vào cuối mỗi tháng.
+ Nhân sự ở vị trí lãnh đạo trường cố định ít có sự thay đổi.
- Những hạn chế:
+ Lãnh đạo trường ít cùng tham gia phòng trào do các đơn vị trong và ngoài trường tổ chức hay nếu có tham gia chỉ mang tính chất phát động phong trào.
Nhận xét về năng lực và đội ngũ CBGV - Ưu điểm:
+ Nhà trường rất quan tâm đến năng lực của đội ngũ CBGV. Mỗi vị trí công việc đều được Nhà trường xây dựng chi tiết yêu cầu về kiến thức, kỹ năng. Khi tuyển dụng mới hoặc giao nhiệm vụ cho mỗi cá nhân đều căn cứ trên trình độ chuyên môn và những kỹ năng cần thiết
+ Năng lực nhân viên được Nhà trường yêu cầu và kiểm soát rất gắt gao. Khi tuyển dụng ngoài những yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, người được tuyển dụng phải trải qua nhưng vòng thi như phỏng vấn của Lãnh đạo trường và ban tuyển dụng; phỏng vấn chuyên môn do Trưởng đơn vị đảm nhiệm; kiểm tra ngoại ngữ, tin học, đối với giảng viên phải qua giảng thử trước Hội đồng chuyên môn.
+ Nhà trường đặc biệt chú trọng đến việc động viên, khuyến khích CBGV trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ.
- Những hạn chế:
+ Nhà trường vẫn tồn tại một số CBGV lớn tuổi chưa đáp ứng được sự đổi mới trong công tác giảng dạy cũng như làm việc của Nhà trường.
Nhận xét về cơ cấu tổ chức - Ưu điểm:
+ Cơ cấu tổ chức của Trường theo mô hình trực tuyến - chức năng, mô hình này tương đối phù hợp với hoạt động của các trường học nói chung và trường Cao đẳng Thống kê II nói riêng.
+ Định kỳ, Nhà trường vẫn xem xét lại cơ cấu tổ chức cho phù hợp với mục tiêu và đặc điểm hoạt động của đơn vị.
+ Bên cạnh việc xây dựng cơ cấu tổ chức, Nhà trường cũng quan tâm đến việc quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thông qua các văn bản cụ thể.
- Những hạn chế:
Mặc dù, Nhà trường có ban hành các văn bản quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của tường khoa, phòng ban cụ thể nhưng trong một số công việc các phòng
chức năng vẫn giải quyết theo theo quen cũ mà không theo một văn bản nào cụ thể.
Điều này dẫn đến một công việc nhưng nhiều khoa, phòng quản lý, dẫn đến công việc chồng chéo, gây khó khăn cho người thực hiện.
Nhận xét về chính sách nhân sự - Ưu điểm:
+ Chính sách nhân sự được Nhà trường xây dựng một cách minh bạch, rõ ràng từ khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, khen thưởng, bổ nhiệm…Nhà trường luôn coi trọng việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giảng viên. Vì vậy, dưới nhiều hình thức khác nhau, Lãnh đạo trường đã tạo điều kiện cho mọi cá nhân được học tập nâng cao trình độ
+ Chính sách thi đua khen thưởng: Được quy định rõ ràng trong quy chế thi đua khen thưởng của Nhà trường.
- Những hạn chế:
+ Nhà trường không xây dựng chính sách kỷ luật mà áp dụng theo quy định của Nhà nước dẫn đến có nhiều quy định khó áp dụng trong Trường.
+ Lãnh đạo trường chưa có các cuộc gặp thường xuyên với CBGV lấy ý kiến về sự phù hợp của các chính sách nhân sự.