CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 Kết quả khảo sát đặc trƣng nguyên liệu
3.1.1 Kết quả khảo sát đặc trƣng nguyên liệu quả măng cụt 3.1.1.1 Trữ lượng
Măng cụt chủ yếu đƣợc phân bố ở hai vùng đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL và Đông Nam bộ; trong đó trồng ở ĐBSCL với tổng diện tích khoảng 4,9 nghìn ha, cho sản lƣợng hơn 6 nghìn tấn/mùa. Theo kết quả khảo sát của nhóm nghiên cứu cho thấy tại thời điểm tháng 3/2014, lƣợng măng cụt tại 2 chợ đầu mối nông sản thực phẩm Thủ Đức và Hóc Môn có khoảng 22 vựa cung cấp măng cụt, mỗi vựa bán ra trung bình từ 20÷25 thùng, mỗi thùng 12 kg. Tính trung bình mỗi ngày, số lƣợng măng cụt phân phối khoảng 5.300÷6.600kg.
Trong đó, vỏ măng cụt chiếm trung bình từ 68÷70% trên cả quả theo số liệu bảng 3.1.
Bảng 3.1 Bảng số liệu khảo sát tỷ lệ vỏ/quả măng cụt
Số thứ tự m1 (cảquả m2 (vỏ +cuống m3 (vỏ không cuống % cuống % vỏ
1 63,61 47,03 43,73 5,14 68,79
2 81,61 57,69 54,69 3,68 67,07
3 73,83 52,89 49,93 3,99 67,63
4 52,51 39,67 37,12 4,86 71,83
5 56,19 43,90 39,94 7,05 71,08
6 61,73 43,76 40,81 4,68 66,11
7 55,63 39,35 36,35 5,32 65,34
8 60,15 50,43 47,62 4,62 79,17
9 55,11 45,03 42,03 5,43 76,27
10 55,74 37,85 35,49 4,18 63,67
11 61,87 44,23 41,97 3,54 67,84
12 56,77 39,41 36,27 5,44 63,89
13 60,32 43,98 40,27 6,1 66,76
14 126,65 89,89 85,81 3,22 67,75
15 128,45 88,61 84,71 3 65,95
16 74,76 53,10 50,58 3,34 67,66
17 121,48 84,22 80,16 3,3 65,99
18 198,66 143,99 138,54 4,85 69,74
19 219,93 155,78 151,3 4,48 68,66
20 109,23 71,91 69,57 2,29 63,69
21 125,18 87,76 84,62 3,03 67,6
22 70,01 58,83 55,29 4,48 78,97
23 63,05 43,15 40,37 4,33 64,03
24 79,05 64,71 61,92 3,39 78,33
25 63,35 45,13 42,69 3,71 67,39
26 79,05 64,71 61,92 3,39 78,33
Footer Page 75 of 148.
64
27 63,35 45,13 42,69 3,7 67,39
28 72,54 41,93 38,34 4,9 39,07
29 60,40 44,26 41,83 4 69,25
30 69,01 56,09 53,64 3,45 77,73
Trung bình 83,974 60,814 57,67333 4,229667 68,43267
Nếu tính mô phỏng theo lƣợng măng cụt bán ra từ 2 chợ đầu mối thì lƣợng vỏ măng cụt thải ra 3.100÷4.500 kg/ngày. Nhƣ vậy, việc sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tái sinh này rất cần đƣợc quan tâm đúng mức ở nhiều góc độ khác nhau từ nghiên cứu cho đến mô hình ứng dụng thực tế.
3.1.1.2 Quy trình thu gom vỏ quả măng cụt tại thành phố Hồ Chí Minh cho đề tài Liên hệ với các chủ vựa trái cây ở các nơi trồng măng cụt nhƣ Lái thiêu, Thủ Dầu Một, Bến Tre, Bảo Lộc, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Nai, thu mua măng cụt với giá thị trường, đồng thời thu gom quả măng cụt chín hư, thối không thể sử dụng được. Liên hệ với Công ty Môi trường và đô thị ở các thành phố lớn TP Hồ Chí Minh để thu hồi vỏ măng cụt với giá ƣu đãi. Vào những tháng trái mùa trong năm, nguyên liệu chính là nhập khẩu. Liên hệ và thu mua vỏ quả măng cụt từ các công ty chế biến hàng xuất khẩu măng cụt; liên hệ với các chợ đầu mối để thu gom. Và đề xuất các phương án thuộc thẩm quyền các cấp nhằm phát triển nông thôn, khuyến khích nhà vườn tăng sản lượng măng cụt bằng cách xử lý cho quả nghịch mùa để tạo ra nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành nhuộm.
3.1.1.3 Quy trình bảo quản nguyên liệu vỏ quả măng cụt hỗ trợ cho nghiên cứu Một số tài liệu cho rằng có thể bảo quản ở nhiệt độ khoảng 5 oC, trong thời gian 3 tuần không cần chất bảo quản. Sau 7 ngày tồn trữ ở nhiệt độ bình thường, trái chỉ bị giảm 3,3%
trọng lƣợng, nhƣng có thể thối 23,9%. Bảo quản ở 5 oC không bị giảm trọng lƣợng và chỉ 11% số trái bị thối. Nếu bảo quản quả trong bao plastic kín sẽ ít bị thiệt hại [13]. Tuy nhiên, để có số liệu chính xác hơn về quá trình bảo quản, nhóm tác giả đã khảo sát sơ bộ quá trình bảo quản bột và dịch chiết từ vỏ quả măng cụt.
a. Quy trình bảo quản vỏ quả măng cụt đã nghiền
Vỏ măng cụt sau khi thu gom, xử lý sơ bộ, phơi khô và nghiền thành bột với kích thước 0,1÷1 mm. Sau đó cho vào bịch nylon, dán kín, hút chân không, bảo quản ở điều kiện thoáng mát. Nhiệt độ từ 25÷30 oC, có thể bảo quản 8÷9 tháng không cần sử dụng chất bảo quản, màu sắc của vỏ đã nghiền và dịch trích ly từ vỏ quả măng cụt không thay đổi. Vải sau nhuộm với dịch chiết từ vỏ quả măng cụt sau thời gian 9 tháng không thay đổi nhiều so với ban đầu.
Hình 3.1 Hình ảnh quả, vỏ quả măng cụt đã nghiền và dịch trích ly từ vỏ quả măng cụt
Footer Page 76 of 148.
65
b. Quy trình bảo quản chiết dịch từ vỏ quả măng cụt
Vỏ quả măng cụt được trích ly bằng phương pháp chiết ngâm trong thời gian 2 giờ ở nhiệt độ 50÷70oC với dung môi nước theo tỷ lệ 1:5; sau đó lọc lấy dịch, bỏ bã và tiếp tục đem dịch đi cô cạn đến khi còn 50% thể tích; cuối cùng cho vào lọ bảo quản với nồng độ chất bảo quản từ 0,1÷2% với thời gian bảo quản từ 1 đến 12 tháng. Theo dõi sự thay đổi giá trị pH theo thời gian; đồng thời nhuộm mẫu đối chứng để so sánh khả năng nhuộm màu của dịch chiết trên vải tơ tằm trong khoảng thời gian bảo quản trên.
Kết quả khảo sát cho thấy dịch vỏ măng cụt khô sau khi chiết, chứa vào lọ thủy tinh đậy kín và bảo quản với chất bảo quản là kalisortbate:
Nhiệt độ 10÷20 oC, pH 4÷4.5, kalisortbate 1%: thời gian bảo quản 9÷10 tháng Nhiệt độ 20÷30 oC, pH 4÷4.5, kalisortbate 1%: thời gian bảo quản 6÷7 tháng Nhiệt độ 30÷40 oC, pH 4÷4.5, kalisortbate 1%: thời gian bảo quản 4÷5 tháng
Đặc điểm dịch chiết khi bảo quản theo thời gian: pH thay đổi không đáng kể, dịch chiết trong suốt, ở nhiệt độ 30÷40oC dịch chiết hơi đóng váng do hiện tƣợng oxy hóa bề mặt mỗi lần đo pH, nhưng màu sắc trên vải nhuộm không bị ảnh hưởng nhiều. Giá trị pH của các mẫu dịch chiết theo thời gian không thay đổi nhiều, cường độ màu và độ bền màu trên vải nhuộm gần nhƣ không thay đổi.
3.1.2 Kết quả khảo sát nguyên liệu quả mặc nƣa 3.1.2.1 Trữ lượng
Hiện nay, không tìm thấy tài liệu nào nói về trữ lƣợng của cây mặc nƣa; tuy nhiên, nhóm nghiên cứu đã có kết quả khảo sát từ các nguồn thông tin qua những chuyến đi thực tế.
Tại huyện Tân Châu, tỉnh An Giang người dân vẫn còn duy trì để bán cho một số xưởng nhuộm nhỏ chuyên nhuộm màu đen cho lụa tơ tằm và polyamide; nhƣng không còn nhiều.
Một địa phương khác là tỉnh Ninh Thuận, trước những năm 1950, bà con người chăm vẫn dùng quả mặc nƣa để nhuộm vải đen. Cho đến thời gian gần đây, đầu những năm 2000, cây mặc nƣa đƣợc đƣa vào danh sách những loại cây quý, cần nhân giống và phát triển. Vì vậy, tại thành phố Hồ Chí Minh, cây mặc nƣa đƣợc trồng nhiều ở các công viên cây xanh nhƣ công viên Gia Định, Lê Văn Tám; hoặc hai ven đường Hai Bà Trưng, Quận 1; đường Phạm Hùng, quận 7; chợ Cầu Ông Lãnh, quận 1…Với trữ lƣợng thu đƣợc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh khoảng trên 3.000 cây, mỗi cây cho khoảng 100÷300 kg quả mỗi năm; theo thống kê sơ bộ ít nhất có 900.000 kg quả mặc nƣa rụng xuống thành rác thải trong một năm nếu không đƣợc quan tâm thích đáng. Nhƣ vậy, việc sử dụng nguồn nguyên liệu dễ tái sinh này nhƣ một nguồn thuốc nhuộm tự nhiên đã đƣợc nhóm nghiên cứu triển khai và ứng dụng thực tế.
3.1.2.2 Quy trình bảo quản nguyên liệu quả mặc nưa hỗ trợ cho nghiên cứu
Quả mặc nưa sau khi thu gom, được xử lý sơ bộ, chọn những quả tươi, loại bỏ những quả bị nứt, dập, có dấu hiệu oxy hóa chuyển sang màu đen, bảo quản tạm thời trong điều kiện mát của tủ lạnh khoảng 5 oC; chọn những quả tươi đem bảo quản trong dung dịch kalisorbat với nồng độ 0,1÷3 % trong khoảng thời gian từ 1÷6 tháng. Quả mặc nƣa sau bảo quản đƣợc xay với nước theo tỷ lệ 1:5, khảo sát theo thời gian sự thay đổi pH của dịch chiết và cường độ màu trên vải tơ tằm sau nhuộm để tìm ra nồng độ bảo quản tốt nhất.
Footer Page 77 of 148.
66
Hình 3.2 Hình ảnh quả mặc nưa và dịch trích ly từ quả mặc nưa
Kết quả khảo sát với nhiều nồng độ chất bảo quản và thời gian khác nhau, nhóm nghiên cứu đã nhận đƣợc các quy trình bảo quản quả mặc nƣa nhƣ sau:
Nhiệt độ 0÷5 oC, bộc kín và cho vào tủ lạnh: thời gian bảo quản 2÷3 tháng Nhiệt độ 10÷20 oC, pH 4÷4,5, kalisortbate 1,5%: thời gian bảo quản 3÷4 tháng Nhiệt độ 20÷30 oC, pH 4÷4,5, kalisortbate 1,5%: thời gian bảo quản 2÷3 tháng
Đặc điểm quả mặc nƣa khi bảo quản: giá trị pH của các mẫu bảo quản theo thời gian không thay đổi nhiều, cường độ màu và độ bền màu trên vải sau nhuộm gần như không thay đổi. Nhƣ vậy, việc sử dụng quả mặc nƣa nhƣ một loại nguyên liệu chất màu tự nhiên đƣợc ứng dụng cho ngành nhuộm trong sản xuất thực tế là hoàn toàn khả thi.