Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian tới

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 80 - 91)

3.3.1. Hoàn chỉnh công tác quy hoạch và thiết kế

Hoàn chỉnh Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh, trong đó có quy hoạch thủy lợi để làm căn cứ cho việc đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống công trình thủy lợi trên phạm vi toàn tỉnh. Trong quy hoạch, ngoài việc đưa ra phương án các công trình mới cần đặc biệt chú trọng đến việc nâng cấp, duy tu, sửa chữa các công trình hiện có.

Để công trình hoặc hệ thống công trình thủy lợi phát huy được hiệu quả theo đúng năng lực thiết kế, tránh tình trạng điều chỉnh, bổ sung phá vỡ quy hoạch ban đầu, các địa phương cần rà soát lại quy hoạch, xem xét, đánh giá lại tài liệu các số liệu thực đo về khí tượng, thủy văn trong để điều chỉnh lại quy hoạch, sửa đổi, bổ sung công trình cho phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng, huyện, xã. Trong các hệ thống thủy lợi, cần kiểm tra đánh giá chất lượng từng hạng mục để có kế hoạch tu bổ, thay thế và hoàn thiện hệ thống.

Những hệ thống thủy lợi chưa xây dựng được hệ thống kênh mương đồng bộ cần phát huy phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để xây dựng hệ thống kênh mương nội đồng. Nhà nước đầu tư xây dựng các tuyến kênh lớn, người hưởng lợi đóng góp công lao động để xây dựng và duy trì hoạt động của hệ thống kênh nội đồng. Các hồ chứa, đập dâng ở vùng núi đã xuống cấp nghiêm trọng cần xây dựng kế hoạch sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ và tăng năng lực cấp nước, ứng dụng công nghệ mới, vật liệu mới vào việc xây dựng hệ thống dẫn nước, hạn chế mưa lũ tàn phá để duy trì, phục vụ ổn định sản xuất và cấp nước sinh hoạt cho nhân dân.

Cần nghiên cứu tính toán lại các chỉ tiêu quy hoạch, thiết kế như tần suất thiết kế, hệ số tưới và cấp nước, của các hệ thống công trình cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu phục vụ cho phát triển và biến đổi thực tại. Xây dựng qui

hoạch và thực hiện hợp lý các giải pháp phòng chống lũ lụt, lũ quét. Khi thiết kế hồ chứa cần thiết có tràn sự cố. Tránh tình trạng để các đơn vị không có chuyên môn thủy lợi ở huyện, xã, thôn đã tự thiết kế, thi công các công trình thủy lợi nhỏ bằng nguồn lực địa phương.

Nghiên cứu, đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo hướng phục vụ đa mục tiêu như: phục vụ tưới tiêu, phát điện, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp, giao thông, thủy sản, du lịch, bảo vệ môi trường,.. nhằm năng cao hiệu quả đầu tư.

3.3.2. Nâng cao chất lượng công trình xây dựng

1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm cho các tổ chức có liên quan đến xây dựng công trình thủy lợi, cho cán bộ và nhân dân nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công trình xây dựng công trình thủy lợi, nắm vững các luật như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thanh tra, các nghị định, thông tư hướng dẫn về chất lượng xây dựng, tạo được sự đồng thuận về yêu cầu phải nâng cao chất lượng xây dựng công trình thủy lợi, tăng cường giám sát của cộng đồng xã hội, bảo đảm dân chủ công khai nhất là công khai về quy hoạch xây dựng, chủ trương đầu tư, công tác đấu thầu… đưa vấn đề quản lý và nâng cao chất lượng xây dựng vào nề nếp.

2. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, không có hiệu quả, chất lượng thấp cần công khai hóa vốn đầu tư, bảo đảm sự giám sát của Quốc hội, HĐND các cấp và nhân dân về chủ trương đầu tư, sau đó tham gia giám sát đấu thầu và thi công xây dựng. Cần có cơ chế chính sách hỗ trợ về giá vật tư, vật liệu, cước vận tải, khi giá thị trường cao hơn so với giá dự toán, nhất là đối với những công trình đấu thầu trọn gói. Mặt khác, cần quan tâm bố trí kinh phí cho tư vấn phản biện để đóng góp và phát hiện sai sót về chất lượng công trình.

3. Nâng cao chất lượng tư vấn khảo sát thiết kế và giám sát công trình xây dựng.

Đây là vấn đề hết sức quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cụng trỡnh. Cần cú quy định rừ hơn để nõng cao trỏch nhiệm của cơ quan tư vấn lập dự án, khảo sát và thiết kế, phải kiên quyết thực hiện việc xác định trách nhiệm của người khảo sát, tư vấn thiết kế đối với những sai sót trong công tác khảo sát thiết kế và dự toán giá trị công trình, khắc phục tình trạng khảo sát, thiết kế sơ sài qua loa, xa rời thực tế. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực của các đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế về con người và trang thiết bị, rà soát lại các đơn vị có nhiệm vụ tư vấn khảo sát thiết kế, những tổ chức và cá nhân không đủ tiêu chuẩn thì kiên quyết xử lý, tránh hiện tượng thuê hoặc mượn danh nghĩa để khảo sát thiết kế công trình. Đổi mới cơ chế giám sát đầu tư xây dựng công trình thủy lợi kể cả chất lượng và giá thành xây dựng, để giám sát có tính khách quan phải bảo đảm tổ chức giám sát độc lập với tổ chức thi công xây lắp, xử lý nghiêm minh những trường hợp giám sát kết hợp với đơn vị thi công xây lắp làm sai thiết kế, rút ruột công trình. Quan tâm chăm lo đến công tác thanh tra xây dựng, tăng thêm quyền hạn trách nhiệm, đầu tư trang thiết bị làm thanh tra bảo đảm cho thanh tra phải là công cụ đắc lực có hiệu quả về nâng cao chất lượng xây dựng công trình.

4. Nâng cao chất lượng thi công xây dựng công trình

Trước hết để bảo đảm chất lượng phải làm tốt khâu tuyển chọn nhà thầu qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, nhà thầu phải đủ năng lực, tín nhiệm thực hiện đúng thiết kế công trình (đối với những công trình lớn phức tạp cần phải được thẩm tra và lấy ý kiến của tư vấn phản biện để có phương án tối ưu). Trong thi công xây dựng công trình phải bảo đảm đúng quy trình quy phạm, đúng tiến độ, an toàn lao động. Nâng cao trách nhiệm của đơn vị thi công xây dựng công trình, để xảy ra mất an toàn không đảm bảo chất lượng thì chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng phải chịu trách nhiệm là chính, không đổ lỗi cả cho những đơn vị và tổ chức có liên quan.

5. Nâng cao ý thức trách nhiệm của chủ đầu tư và ban quản lý dự án

Ban quản lý dự án và chủ đầu tư phải là người chủ thật sự nên phải có đủ trình độ, công tâm khách quan, không nể nang với nhà thầu khi phát hiện sai sót. Do vậy phải được tuyển chọn thật kỹ, đó phải là những người có đức, có tài có tác phong làm việc khoa học và lành mạnh. Đồng thời Nhà nước cũng phải có chế độ đãi ngộ thích đáng, tăng thêm thu nhập cho họ, có kinh phí giao dịch để thực hiện nhiệm vụ, phải có quy chế làm việc của ban quản lý dự ỏn, quy định rừ chức năng nhiệm vụ, mối quan hệ với chủ đầu tư, nhà thầu và lề lối làm việc. Thường xuyên kiểm tra kiểm soát trong quá trình xây dựng. Nếu ban quản lý dự án, chủ đầu tư có năng lực ý thức trách nhiệm thì việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng công trình thủy lợi sẽ thuận lợi hơn, chất lượng công trình sẽ bảo đảm tốt hơn.

6. Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ

Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành xây dựng: Cán bộ quản lý, nghiệp vụ giám sát, công tác thanh tra, tư vấn thiết kế, thi công, chủ đầu tư, nhất là cán bộ làm công tác xây dựng ở cơ sở xã phường thị trấn… tích cực mở các lớp bồi dưỡng, tập huấn về chất lượng xây dựng công trình tại các tỉnh thành. Thực hiện tốt việc cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng, người được cấp chứng chỉ hành nghề phải qua các lớp bồi dưỡng phải được đào tạo cơ bản và được rà soát chặt chẽ về nguyên tắc, thủ tục bảo đảm độ tin cậy trong hành nghề xây dựng. Thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, giảm bớt những thủ tục không cần thiết trong đầu tư xây dựng cơ bản.

3.3.3. Giải pháp trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình

Lập và thực hiện kế hoạch phân phối nước khoa học, hợp lý trên hệ thống. Cần kiểm tra rà soát thống kê lại các loại diện tích được cấp nước để lập kế hoạch dựng nước cụ thể chớnh xỏc hơn. Thực hiện theo dừi và đỏnh giỏ hiệu quả tưới tiêu và cấp thoát nước thường xuyên qua các năm khai thác

công trình thủy lợi tỉnh Yên Bái. Các cấp kênh nội đồng đã giao cho địa phương trực tiếp quản lý cần có cán bộ có chuyên môn.Việc điều hành quản lý hồ chứa thu lợi cần chặt chẽ, cần lập và thực hiện quy trình vận hành, điều tiết và quản lý hồ chứa, quy trình đóng mở phân phối nước trên hệ thống kênh mương theo kế hoạch, nhất là quy trình điều tiết xả lũ. Thực hiện được thường xuyờn việc kiểm tra theo dừi đo đạc, quan trắc cỏc thụng số cần thiết để đánh giá trạng thái hoạt động của công trình để phát hiện kịp thời các hư hỏng để có kế hoạch sửa chữa phù hợp, kịp thời.

3.3.4. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Rà soát lại hệ thống cơ chế chính sách đang được áp dụng tại hệ thống thủy lợi tỉnh Yên Bái để tìm ra những mâu thuẫn, bất cập từ đó có cơ sở để hoàn thiện, đổi mới cơ chế. Chính sách mới ban hành cần được tham khảo từ các địa phương khác và cần lấy ý kiến từ đơn vị quản lý, tổ chức, cá nhân dùng nước trước khi ban hành. Việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Nhà nước về quản lý hệ thống thủy nông cần căn cứ vào tình hình thực tế tại tỉnh Yên Bái và hệ thống thủy lợi trong tỉnh mà có những văn bản hướng dẫn đi kèm khi triển khai thực hiện.

3.3.5. Giải pháp quản lý môi trường hệ thống

3.3.5.1. Giải pháp quản lý tài nguyên rừng đầu nguồn

Ngăn chặn sự chặt phá rừng đầu nguồn để hạn chế suy thoái bề mặt lưu vực làm cho lượng nước mưa thấm xuống đất được giữ lại nhiều. Đối với các công trình thủy lợi, xói mòn lưu vực thuộc dạng xói mòn mạnh do vậy giải pháp trồng cây che phủ và thảm thực vật là rất cần thiết. Ngoài ra, việc phá rừng đầu nguồn sẽ làm gia tăng dòng chảy về mùa lũ, dễ dẫn đến tình trạng lũ vượt tần suất, phá huy các công trình.

3.3.5.2. Giải pháp quản lý tài nguyên đất nông nghiệp

Hạn chế việc phát triển các khu công nghiệp trên diện tích đất nông

nghiệp để diện tích tưới không bị giảm, việc phát triển các khu dân cư không xâm phạm hành lang kênh mương dẫn tới làm giảm diện tích phục vụ tưới được so với thiết kế ban đầu. Nên phát triển các khu công nghiệp trên diện tích đất cát ven biển, đất bị bỏ hoang hiện nay không gieo trồng sản xuất nông nghiệp được.

3.3.6. Giải pháp cải tạo, nâng cấp xây dựng công trình, trang thiết bị 1. Đối với công trình đầu mối

Các đập phụ đều là đập đất thượng lưu bảo vệ bằng đá lát, mái hạ lưu trồng cỏ do đó cần lưu ý phát hiện và xử lý kịp thời các tổ mối. Hệ thống rãnh thoát nước trên mái hạ lưu thường bị tắc do đất cát tràn lấp, cây cỏ mọc che phủ làm nghẽn cần phải dọn dẹp, khơi thông thường xuyên. Ngoài ra, phần cỏ trồng gia cố mái hạ lưu đập thường bị chết phải thường xuyên chăm sóc để đảm bảo an toàn cho mặt đập. Đập tràn chính và tràn tự do đều đã có thời gian vận hành khá lâu do đó đã xuất hiện những yếu điểm. Hai bên tường cửa vào tràn thường xuất hiện thấm tiếp xỳc do đú cần theo dừi và xử lý kịp thời trước mùa mưa lũ. Cần kiểm tra thường xuyên gioăng cao su, thiết bị nâng hạ cửa van để tránh tình trạng rò rỉ nước qua cửa van do cửa đóng không kín nước.

Sớm đầu tư hệ thống vận hành cửa van tràn bằng tời điện. Thời gian hoạt động của hồ đã lâu, quá trình tái tạo lòng hồ và bờ hồ diễn ra có nguy cơ làm bồi lấp ngưỡng cống ảnh hưởng đến quá trình lấy nước tự chảy qua cống, do đú cần phải theo dừi mức độ tập trung bựn cỏt để cú kế hoạch khơi thụng, nạo vét đảm bảo cửa lấy nước hoạt động bình thường. Cần đầu tư nâng cấp, sửa chữa các cầu công tác để đảm bảo an toàn khi vận hành cống. Thường xuyên dọn rác, vật nổi, phù sa bồi lắng, vật đọng ở trước cống, thiết bị phải khoá lại khi không dùng. định kỳ lau chùi, bôi dầu mỡ cho các máy đóng mở,thiết bị, ti van, thường xuyên kiểm tra các loại đinh vít, bánh xe.

2. Đối với hệ thống kênh và công trình trên kênh a. Đối với hệ thống kênh:

Tu bổ phần đất lòng kênh, bờ kênh, mái kênh cho đúng mặt cắt thiết kế và cao độ đảm bảo đầu nước. Nạo vét lòng kênh bị bồi lắng, đắp bù lòng kênh bị xói lở đảm bảo độ dốc đúng theo thiết kế. Áp trúc mái trong tại những vị trí bị sạt lở và lát mái kênh bằng bê tông để đưa về mặt cắt tải nước thiết kế. Gia cố lòng kênh tại các đoạn kênh chưa kiên cố hóa để chống sạt lở, hạn chế sự phát triển của rong và cỏ mọc.

b. Đối với các công trình trên kênh:

- Cống ngầm và xi phông:Bố trí thước đo mực nước trước và sau cống.

Dựa vào số đo ở thước đo mực nước ở thượng và hạ lưu ta biết được lưu lượng qua cống và điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra lớp bảo vệ sân thượng hạ lưu. Thường xuyên kiểm tra lớp bảo vệ lớp đất đắp nền cống và xi phông để tránh chuyển động gây ra rạn nứt. Mỗi năm một lần bơm hết nước trong cống ngầm và xi phông để nạo vét bùn cát lắng đọng.

- Cầu máng: Kiểm tra các khớp nối ở hai đầu cầu máng, nếu có hiện tượng lún thì phải đắp đất và đầm nện chặt để ngăn ngừa xói lở. Phòng tránh va chạm trong lòng cầu máng do các vật nổi và chìm đi qua cầu máng. Sau khi tưới phải tháo cạn nước trong lòng máng, hạn chế tình trạng nước lắng đọng gây mục vữa. Đối với các khớp nối ở thân cầu máng và trụ chống, giá đỡ cần kiểm tra thường xuyên xem nứt nẻ, bị vênh, lệch để có biện pháp xử lý kịp thời. thường xuyên kiểm tra khả năng bị rạn nứt, hở khớp nối để xử lý kịp thời, tránh tổn thất nước và hư hỏng thân cầu máng. Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/năm.

- Bậc nước, dốc nước:Trước và sau mùa tưới phải kiểm tra công trình, nhất là các thiết bị tiêu năng, nếu phát hiện hư hỏng phải xử lý kịp thời, chú ý kiểm tra, phải bảo dưỡng mố tiêu năng, sân sau và phần nền móng công trình.

Chống xói lở ở hạ lưu dốc nước bằng cách giữ cho hố và bể tiêu năng đúng kích thước như thiết kế, thường xuyên kiểm tra và nạo vét bể tiêu năng. Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/năm.

- Cống điều tiết và cống lấy nước đầu kênh tưới:Cần đầu tư mới và sửa chữa các cống không có cửa van hoặc cửa van đã hỏng. Thường xuyên dọn rác, vật nổi, phù sa bồi lắng, vật đọng ở cống, thiết bị phải khoá lại khi không dùng. định kỳ lau chùi, bôi dầu mỡ cho các máy đóng mở, thường xuyên kiểm tra các loại đinh vít, ty van. Thời kỳ không dẫn nước đóng cống đầu mối lại, còn các cống phân phối nước ở trên hệ thống kênh phải mở hết để đề phòng khi mưa lũ lượng nước lớn, nước có thể được tháo đi một cách thuận lợi.

3.3.7. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải theo phương châm sử dụng cây trồng tưới tiết kiệm nước và có giá trị kinh tế cao, cụ thể:

1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo vùng a. Vùng sản xuất cây lương thực

- Bố trí vùng sản xuất lúa: Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta và đây cũng là lương thực quan trọng của nhân dân tỉnh Yên Bái. Lúa chủ yếu nên bố trí sản xuất ở các xã chiếm khoảng 70% diện tích đất gieo trồng của vùng nghiên cứu, năng suất khoảng 5-6 tấn/ha.

- Bố trí vùng sản xuất ngô, đậu:Cây ngô và cây đậu được trồng không nhiều trong vùng nghiên cứu, nó được trồng chủ yếu ở vùng thấp như ven sông, vùng đồi thấp, hoặc được trồng xen với ngô trong vụ đông. Ngô, đậu nên bố trí sản xuất ở các xã ở cuối kênh chính và một số vùng có địa hình khu tưới cao, khó tưới.

b. Vùng sản xuất cây ăn quả và cây rau màu

Cây ăn quả và rau màu ở vùng nghiên cứu bố trí tập trung chủ yếu ở một số ít các xã, chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả như: cam, ổi, táo… và các loại rau màu như: Hoa, và các cây gia vị.

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo diện tích

Định hướng của chuyển đổi cơ cấu cây trồng là giảm dần diện tích

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 80 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)