Giới thiệu về công trình

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 64)

2.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả kinh tế của một số dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh – áp dụng cho cụm công trình

2.3.1 Giới thiệu về công trình

Cụm công trình thủy lợi thị xã Nghĩa Lộ - tỉnh Yên Bái là hệ thống công trình thủy lợi lớn, tiêu biểu cho việc đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi của tỉnh Yên Bái thuộc dự án thủy lợi lưu vực sông Hồng (ADB3).

Cụm công trình gồm có đập đầu mối, hệ thống kênh dẫn và nhiều công trình trên kênh khác. Nhiệm vụ của của công trình là đảm bảo tưới tự chảy cho 370 ha lúa 2 vụ, một vụ màu đông và tạo nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân trong vùng dự án, phát điện 84KW, cấp nước cho một trung tâm thủy sản của thị xã Nghĩa Lộ.

Để đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình, luận văn sử dụng các chỉ tiêu đánh giá nêu trong chương 1.

Hình 2.1: Công trình 19- 5 sau khi hoàn thành

2.3.2. Hiệu quả kinh tế theo thiết kế của dự án 1. Các số liệu đầu vào dùng trong tính toán a. Chi phí của dự án (CRtR)

* Tổng vốn đầu tư ban đầu (KRtR)

Tổng vốn đầu tư dự án là khái quát chi phí của dự án bao gồm tổng chi phí xây dựng công trình (chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí khác, chi phí dự phòng) và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tái định cư. Đối với cụm công trình Nghĩa Lộ, tổng vốn đầu tư sau khi điều chỉnh bổ xung của công trình là 17.411.236.000đ.

* Chi phí quản lý vận hành hàng năm (ORt R):

Chi phí quản lý vận hành công trình hàng năm bao gồm các khoản chính như: chi phí lương và các khoản tính theo lương của cán bộ và công nhân quản lý vận hành công trình; nguyên nhiên liệu, năng lượng; chi phí sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; chi phí quản lý doanh nghiệp và các khoản chi phí khác. Chi phí quản lý vận hành công trình hàng năm trong thiết kế được tính bằng tỷ lệ % so với tổng vốn đầu tư xây dựng công trình. Theo số liệu thiết kế ban đầu, chi phí quản lý vận hành hàng năm cụm công trình Nghĩa Lộ là 4% tổng mức đầu tư (không tính khấu hao). Vậy chi phí quản lý vận hành hàng năm là: 4% ì 17.411*10P6P = 696,449*10P6Pđ

* Chi phí hàng năm của dự án (CRt R):

Từ các số liệu tính toán có thể xác định được dòng chi phí của dự án theo các năm đầu của vòng đời (Xây dựng và bắt đầu đi vào vận hành) như sau:

Bảng 2.4: Bảng tổng hợp chi phí của dự án theo thiết kế Năm xây

dựng và khai thác

Các khoản mục chi phí (10P3Pđ) Tổng cộng CRtR = KRtR+ORt

(10P3Pđồng) Vốn đầu tư ban đầu (K) C.phí QLVH

(O)

0 11.578.153,000 11.578.153,000

1 3.079.806,000 3.079.806,000

2 2.753.277,000 2.753.277,000

Từ năm thứ 3 đến

năm thứ 30

0 696.449,440 696.449,440 Nguồn: Sở NN & PTNT tỉnh Yên Bái b. Thu nhập hàng năm của dự án (BRtR)

Thu nhập hàng năm của dự án bằng phần thu nhập thuần túy tăng thêm trường hợp có dự án so với khi không có dự án. Phần thu nhập thuần túy bằng tổng thu nhập trừ đi tất cả các khoản chi phí sản xuất cần thiết để tạo ra thu nhập đó.

Thu nhập của dự án cụm công trình thủy lợi Nghĩa Lộ theo thiết kế chỉ gồm thu nhập từ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát điện vì vậy thu nhập của dự án được tính như sau:

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp như: Thu nhập do tăng diện tích canh tác, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng và chi phí tiết kiệm được do hạn chế được tình trạng úng ngập trong trường hợp “có” so với trường hợp “không có” dự án.

Để xác định thu nhập hàng năm BRttR của dự án, cần xác định giá trị thu nhập thuần túy của 1 ha cây trồng trước và sau khi có dự án, tính với 1 ha cây trồng:

Giá trị thu nhập thuần túy của 1 ha cây trồng theo thiết kế trong điều kiện không có dự án được thể hiện chi tiết trong phụ lục 2.1.

Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lượng nông nghiệp của vùng trước và sau khi có dự án

Vụ gieo trồng

Không có dự án Khi có dự án Sản lượng

tăng thêm Diện

tích ( ha)

Năng suất ( T/ha)

lượng Sản ( T)

Diện tích ( ha)

Năng suất ( T/ha)

lượng Sản ( T)

Lúa vụ Xuân 490 3 1470 740 4 2960 1490

Lúa vụ Mùa 490 3 1470 740 4 2960 1490

Ngô 490 2 980 740 2,7 1850 870

* Tổng hợp thu nhập hàng năm của dự án trường hợp thiết kế (BRtR) Bảng 2.6: Giá trị thu nhập thuần túy tăng thêm của dự án

TT Mùa vụ cây trồng Diện tích ( ha)

Thu nhập trên 1ha ( 1000đ)

Tổng thu nhập ( triệu đồng)

I Khi chưa có dự án

1 Lúa Đông Xuân 490 2,767 1,355.84

2 Lúa Hè thu 490 3,095 1,516.35

3 Màu 490 3,018 1,478.76

Tổng I 1470 4,350.95

II Khi có dự án

1 Lúa Đông Xuân 740 6,075 4,495.28

2 Lúa Hè thu 740 6,402 4,737.69

3 Màu 740 4,325 3,200.82

Tổng II 2220 12,433.78

Thu nhập thuần túy tăng thêm 8,082.83

Theo tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, các tham số: lãi suất chiết khấu r và thời gian của dự án T dùng trong tính toán được chọn như sau: r = 12% năm; T = 30 năm.

Kết quả tính toán chi tiết các chỉ tiêu NPV, B/C, IRR thể hiện trong phụ lục 2.3 và phụ lục 2.4.

Kết quả tính toán như sau:

Tỉ lệ chiết khấu 10%:

- B/C = 2,82 - IRR = 16,9%

- NPV = 40.158.049,88 ngàn đồng Tỉ lệ chiết khấu 12%:

- B/C = 2,46 - IRR = 14,8 %

- NPV = 30.492.437,50 ngàn đồng

2. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo thiết kế của dự án a. Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp

* Chỉ tiêu tuyệt đối:

∆ω = ωRsR- ωRtrR = 2220 - 1470 = 750 ha

Như vậy sau khi dự án được xây dựng, diện tích gieo trồng thiết kế sẽ tăng thêm 750 ha so với khi không có dự án.

b. Chỉ tiêu tăng năng suất cây trồng

Áp dụng công thức (1.3): ΔY = YRsR- YRtr

Trong đó YRtrR , YRsR là năng suất cây trồng trước và sau khi có công trình (tấn/ha), được xác định theo công thức:

Trong đó:

i n

i

i i

F F Y Y

∑=

= 1

*

Từ số liệu của các bảng trên tính được, năng suất cây trồng tăng thêm hàng năm trường hợp thiết kế:

Y = YRsR- YRtrR = 2,7 tấn/ha c. Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị tổng sản lượng

Từ số liệu của phụ lục 2.3, tính được chỉ tiêu thay đổi giá trị tổng sản lượng tăng thêm theo thiết kế hàng năm (∆M):

∆M = 8.082.832.920 đ 3. Đánh giá hiệu quả kinh tế theo thiết kế của dự án

Thông qua các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tính toán đã nêu ở trên có thể thấy rằng, theo tính toán thiết kế, cụm công trình thủy lợi Nghĩa Lộ đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế xã hội. Với các phương pháp tính mới, cũng cho kết quả như vậy.

4. Phân tích độ nhạy ( tính rủi ro) của dự án

Phân tích độ nhạy của dự án để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố bất lợi có thể xảy ra trong tương lai như chi phí dự án tăng, thu nhập giảm ứng với các chỉ tiêu hiệu quả đã tính toán trên.

Phân tích độ nhạy của dự án được tính toán thông qua các phương án giả định sau:

- Thu nhập giảm 10%

- Thu nhập giảm 20%

- Chi phí tăng 10%

- Chi phí tăng 20%

- Chi phí tăng 10%, thu nhập giảm 10%

- Chi phí tăng 20%, thu nhập giảm 10%

- Chi phí tăng 10%, thu nhập giảm 20%

Kết quả tính toán chi tiết được thể hiện trong phụ lục 2.5 và phụ lục 2.6 Từ kết quả tính toán cho thấy, trong mọi trường hợp rủi ro có thể có xảy ra như giả định, ngoài 2 trường hợp có IRR < 12% ( dự án không có lãi) thì dự án vẫn thoả mãn các tiêu chuẩn hiệu quả theo quy định. Trong các trường hợp dự án không có lãi, nhưng mục tiêu chính của dự án cụm công

trình Nghĩa Lộ là ổn định đời sống dân sinh, xóa đói giảm nghèo…Do vậy việc xây dựng dự án là hợp lý.

2.3.3. Hiệu quả kinh tế theo thực tế của Cụm công trình Thủy lợi Nghĩa Lộ Trong quá trình quản lí khai thác các công trình thủy lợi, có rất nhiều vấn đề cần nghiên cứu xem xét, đánh giá để làm sáng tỏ. Thực tế cho thấy, việc đánh giá hiệu quả kinh tế của các công trình thủy lợi mang lại không chỉ còn là mối quan tâm riêng của các nhà đầu tư, mà còn là điều trăn trở của những người làm công tác quản lí, khai thác và sử dụng công trình.

Cụm công trình Thủy lợi Nghĩa Lộ là một công trình có ý nghĩa to lớn về cả chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của tỉnh Yên Bái, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi nhà nước giảm đầu tư công, không đầu tư mới công trình thủy lợi mà chỉ tập trung vào việc sửa chữa, bổ sung. Việc đánh giá hiệu quả kinh tế của công trình trong giai đoạn quản lí, vận hành có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất quan trọng. Giúp những nhà hoạch định và những người quản lý khai thác thấy được hiệu quả thực tế công trình đạt được so với thiết kế đặt ra, đồng thời cũng thông qua đánh giá hiệu quả kinh tế thực tế của công trình chúng ta cũng sẽ phát hiện ra những giải pháp quản lý vận hành, khai thác công trình đem lại hiểu quả ngày một cao hơn.

1. Các số liệu đầu vào dùng trong tính toán a. Chi phí của dự án (CRtR)

* Tổng vốn đầu tư ban đầu (KRtR)

Tổng vốn đầu tư dự tính ban đầu là 17.411.236.000 đ. Đối với cụm công trình thủy lợi Nghĩa Lộ, tổng vốn đầu tư theo quyết toán của công trình là 20.570.618.183 đthời gian thi công là 3 năm:

Năm thứ 1: 13.943.276.197 đ Năm thứ 2: 3.584.261.451 đ Năm thứ 3: 3.043.080.535 đ

Nguyên nhân tăng do có điều chỉnh bổ sung thêm các hạng mục để tăng thêm diện tích tưới cho khu vực, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng tăng, điều chỉnh giá nhân công, giá vật liệu xây dựng….

* Chi phí quản lý vận hành hàng năm :

Chi phí quản lý vận hành bình quân hàng năm của công trình theo thực tế hiện nay (theo số liệu bình quân của 3 năm gần nhất 2010-2012 của hệ thống):

CRQLVHR = 1.028.530.909,15 đ

* Tổng Chi phí hàng năm của dự án (CRt R):

Từ các số liệu tính toán có thể xác định được dòng chi phí của dự án theo các năm đầu của vòng đời (Xây dựng và bắt đầu đi vào vận hành) như sau:

Bảng 2.7: Bảng tổng hợp chi phí của dự án theo thực tế

Năm xây dựng và khai thác

Các khoản mục chi phí (10P3Pđ) Tổng cộng CRtR = KRtR+ORt

(10P3Pđồng) Vốn đầu tư ban

đầu (K) C.phí QLVH (O)

0 13.943.276,197 13.943.276,197

1 3.584.261,451 3.584.261,451

2 3.043.080,535 3.043.080,535

Từ năm thứ 3

đến năm thứ 30 0 1.028.530,91 823.960,000

b. Thu nhập hàng năm của dự án (BRtR)

Thu nhập hàng năm của dự án bằng phần thu nhập thuần túy tăng thêm trường hợp có dự án so với khi không có dự án. Phần thu nhập thuần túy bằng tổng thu nhập trừ đi tất cả các khoản chi phí sản xuất cần thiết để tạo ra thu nhập đó.

Thu nhập của dự án cụm công trình thủy lợi Nghĩa Lộ sau khi hoàn thành xong công trình gồm thu nhập từ tưới, tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp được tính tương tự trường hợp thiết kế, mặc dù đã bổ sung thêm các hạng mục công trình để nâng cao hiệu quả cũng như diện tích tưới song do điều kiện biến đổi khí hậu và một số điều kiện khách quan khác cho nên diện tích tưới chưa đáp ứng được hết 100% so với thiết kế ban đầu đề ra, tuy vậy diện tích tưới sau khi có dự án được tăng lên đáng kể so với trước khi có dự án, ngoài ra thu nhập còn có từ nuôi trồng thủy sản, phần tính toán được thể hiện chi tiết qua các bảng sau:

* Thu nhập thuần túy hàng năm từ tưới tiêu

Bảng 2.8: Năng suất sản lượng trước và sau khi có dự án theo thực tế

Vụ gieo trồng

Không có dự án Khi có dự án Sản

lượng tăng thêm Diện

tích ( ha)

Năng suất (T/ha)

lượng Sản (T)

Diện tích ( ha)

Năng suất (T/ha)

lượng Sản (T) Cây lương thực

Lúa vụ Xuân 490 3 1470 711 4 2844 1374

Lúa vụ Mùa 490 3 1470 711 4 2844 1374

Ngô 490 2 980 522 3 1566 586

Giá trị thu nhập thuần túy của 1ha cây trồng trong điều kiện có và không có dự án trong phụ lục 2.2

* Thu nhập thuần túy hàng năm từ nuôi trồng thủy sản:

Khi chưa có công trình và trong thiết kế ban đầu, thu nhập từ nuôi trồng thủy sản bằng không. Sau khi dự án được hoàn thành, dự án hồ chứa ngoài việc đảm bảo cung cấp nước tưới phục vụ nông nghiệp còn kết hợp nuôi trồng thủy sản. Phần thu nhập này được xác định dựa trên căn cứ diện tích mặt hồ dùng trong nuôi trồng thuỷ sản và thu nhập thuần tuý hàng năm trên một ha diện tích mặt hồ.

Bảng 2.9: Thu nhập thuần tuý hàng năm từ nuôi trồng thuỷ sản tính cho 1ha mặt nước hồ (khi có dự án - BR1haR)

STT Danh mục chi phí Số lượng Đơn giá

(đồng) Thành tiền (10P6Pđồng)

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Chi phí cá giống 2 lần 2,000,000 4

2 Chi phí thức ăn cho cá 200 kg 30,000 6

3 Lao động 500 công 100,000 50

4 Lưới đánh bắt cá 1 1,000,000 1

5 Chi khác 3

6 Tổng chi phí (A) 64

7 Doanh thu (B) 2000 kg 60,000 120

Giá trị thu nhập thuần tuý B - A 56

Thu nhập thuần tuý trường hợp có dự án = BR1haR x FRmặt hồ Trong đó :

- FRmặt hồR: Diện tích mặt hồ nuôi trồng thuỷ sản (ha)

- BR1haR: Thu nhập thuần tuý hàng năm từ nuôi trồng thuỷ sản tính cho 1ha mặt nước hồ.

Từ kết quả tính của bảng 2.9, với diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của hồ là 26,3 ha, thu nhập thuần túy từ thủy sản hàng năm sẽ là:

Thu nhập từ nuôi trồng thủy sản hàng năm: 1,473 tỷ đồng.

* Tổng thu nhập thuần túy hàng năm của dự án:

Từ thu nhập của các ngành, tổng hợp lại ta có thể xác định được thu nhập hàng năm của dự án trường hợp thực tế như Bảng 2.10.

Bảng 2.10: Giá trị thuần túy tăng thêm của dự án

TT Mùa vụ cây trồng Diện

tích ( ha)

Thu nhập trên 1ha ( 1000đ)

Tổng thu nhập ( triệu đồng)

I Khi chưa có dự án

1 Lúa Đông Xuân 490 2,767 1,355.84

2 Lúa Hè thu 490 3,095 1,516.35

3 Màu 490 3,018 1,478.76

Tổng I 1470 4,350.95

II Khi có dự án

1 Lúa Đông Xuân 711 6,075 4,319.11

2 Lúa Hè thu 711 6,402 4,552.02

3 Màu 522 5,600 2,923.11

4 Thủy Sản 26.3 56,000 1,472.80

Tổng II 1970,3 13,267.04

Thu nhập thuần túy tăng thêm 8,916.09

2. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự án

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế theo thực tế dự án cụm công trình thủy lợi Nghĩa Lộ như trong phụ lục 2.8 và phụ lục 2.8

- Với hệ số chiết khấu 10%:

+ IRR = 14,9 %

+ NPV = 40.949.580.23 ( 10P3Pđồng) + B/C = 2,48

- Với hệ số chiết khấu 12%:

+ IRR = 12,8 %

+ NPV = 30.635.948,75 ( 10P3Pđồng) + B/C = 2,17

Theo tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, các tham số: lãi suất chiết khấu r và thời gian của dự án T dùng trong tính toán được chọn như sau: r = 12% năm; T= 30 năm.

Kết quả tính toán các chỉ tiêu IRR > r, NPV > 0, B/C > 1 thoả mãn các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, như vậy dự án đạt các yêu cầu để đầu tư.

Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi ở vùng núi như tỉnh Yên Bái, ngoài việc xét đơn thuần về hiệu quả kinh tế, dự án nằm ở vùng núi (các xã hưởng lợi đều thuộc diện cần được xóa đói giàm nghèo) nên mục tiêu của dự án là cải thiện đời sống của nhân dân trong khu vực hưởng lợi, giảm đói nghèo, hạn chế phá rừng, ổn định dân cư, tạo công ăn việc làm… Thông qua các tác động của dự án đối với sản xuất nông nghiệp. Do vậy ta cần xét thêm ảnh hưởng của dự án đối với xã hội qua các tiêu chi đánh giá sau:

3. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án a. Chỉ tiêu về sự thay đổi diện tích đất nông nghiệp

∆ω = ωRsR- ωRtrR = 1970,3 - 1470 = 500,3 ha

Như vậy sau khi dự án được xây dựng, diện tích gieo trồng sẽ tăng thêm 500,3 ha so với khi không có dự án.

b. Chỉ tiêu tăng năng suất cây trồng

Áp dụng công thức: ∆Y = YRsR- YRtr R Trong đó YRtrR , YRsR là năng suất cây trồng trước và sau khi có công trình

(tấn/ha), được xác định theo công thức:

Trong đó:

i n

i

i i

F F Y Y

∑=

= 1

*

Từ số liệu của các bảng 2.10 tính được, năng suất cây trồng tăng thêm hàng năm :

Y = YRsR- YRtrR = 2,7 tấn/ha c. Chỉ tiêu về sự thay đổi giá trị tổng sản lượng

Từ phụ lục 2.7, tính được chỉ tiêu thay đổi giá trị tổng sản lượng tăng thêm hàng năm (∆M):

∆M = 8.916.093.35đ

d. Chỉ tiêu tăng thêm việc làm cho người dân trong vùng:

Xác định số công lao động do dự án tạo thêm M M= ∆FìmRLR (cụng) Trong đó:

M : Số lượng công làm tăng thêm nhờ có dự án

∆F: Diện tích canh tác tăng thêm nhờ có dự án (tăng diện tích, tăng vụ...)

mRLR: Số công lao động cần để sản xuất canh tác trên một đơn vị diện tích (1ha). Theo điều tra đối với lúa trước khi có dự án nhu cầu lao động là 360 công/ ha; sau dự án là 380 công/ha; đối với màu trước khi có dự án 100 công/ha, sau khi có dự án là 150 công/ha; đối với thủy sản trước khi có dự án là 0 công/ha, sau khi có dự án là 500 công/ha.

Vậy ∆F = (380 – 360)x1422 + ( 150 – 100)x522 + ( 500 – 0)x26,3 = 67.690 công lao động.

h. Các chỉ tiêu khác

Khi có dự án số lao động có việc làm tăng lên, thu nhập bình quân tăng lên là điều kiện tốt để bà con dân bản không phá rừng, đốt nương rẫy, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Mặt khác bà con yên tâm làm ăn tại nơi sinh sống, không di dân tự do là điều kiện tốt để phát triển y tế, giáo dục, trẻ em có điều kiện để đi học nâng cao dân trí góp phần bảo đảm an ninh chính trị xã hội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 49 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)