Giải pháp cải tạo, nâng cấp xây dựng cơng trình, trang thiết bị

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 85 - 89)

3. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án

3.3.6.Giải pháp cải tạo, nâng cấp xây dựng cơng trình, trang thiết bị

1. Đối với cơng trình đầu mối

Các đập phụ đều là đập đất thượng lưu bảo vệ bằng đá lát, mái hạ lưu trồng cỏ do đó cần lưu ý phát hiện và xử lý kịp thời các tổ mối. Hệ thống rãnh thoát nước trên mái hạ lưu thường bị tắc do đất cát tràn lấp, cây cỏ mọc che phủ làm nghẽn cần phải dọn dẹp, khơi thơng thường xun. Ngồi ra, phần cỏ trồng gia cố mái hạ lưu đập thường bị chết phải thường xuyên chăm sóc để đảm bảo an tồn cho mặt đập. Đập tràn chính và tràn tự do đều đã có thời gian vận hành khá lâu do đó đã xuất hiện những yếu điểm. Hai bên tường cửa vào tràn thường xuất hiện thấm tiếp xúc do đó cần theo dõi và xử lý kịp thời trước mùa mưa lũ. Cần kiểm tra thường xuyên gioăng cao su, thiết bị nâng hạ cửa van để tránh tình trạng rị rỉ nước qua cửa van do cửa đóng khơng kín nước. Sớm đầu tư hệ thống vận hành cửa van tràn bằng tời điện. Thời gian hoạt động của hồ đã lâu, quá trình tái tạo lịng hồ và bờ hồ diễn ra có nguy cơ làm bồi lấp ngưỡng cống ảnh hưởng đến quá trình lấy nước tự chảy qua cống, do đó cần phải theo dõi mức độ tập trung bùn cát để có kế hoạch khơi thơng, nạo vét đảm bảo cửa lấy nước hoạt động bình thường. Cần đầu tư nâng cấp, sửa chữa các cầu công tác để đảm bảo an toàn khi vận hành cống. Thường xuyên dọn rác, vật nổi, phù sa bồi lắng, vật đọng ở trước cống, thiết bị phải khố lại khi khơng dùng. định kỳ lau chùi, bơi dầu mỡ cho các máy đóng mở,thiết bị, ti van, thường xuyên kiểm tra các loại đinh vít, bánh xe.

2. Đối với hệ thống kênh và cơng trình trên kênh

Tu bổ phần đất lịng kênh, bờ kênh, mái kênh cho đúng mặt cắt thiết kế và cao độ đảm bảo đầu nước. Nạo vét lòng kênh bị bồi lắng, đắp bù lịng kênh bị xói lở đảm bảo độ dốc đúng theo thiết kế. Áp trúc mái trong tại những vị trí bị sạt lở và lát mái kênh bằng bê tông để đưa về mặt cắt tải nước thiết kế. Gia cố lòng kênh tại các đoạn kênh chưa kiên cố hóa để chống sạt lở, hạn chế sự phát triển của rong và cỏ mọc.

b. Đối với các cơng trình trên kênh:

- Cống ngầm và xi phơng:Bố trí thước đo mực nước trước và sau cống.

Dựa vào số đo ở thước đo mực nước ở thượng và hạ lưu ta biết được lưu lượng qua cống và điều chỉnh kịp thời. Kiểm tra lớp bảo vệ sân thượng hạ lưu. Thường xuyên kiểm tra lớp bảo vệ lớp đất đắp nền cống và xi phông để tránh chuyển động gây ra rạn nứt. Mỗi năm một lần bơm hết nước trong cống ngầm và xi phông để nạo vét bùn cát lắng đọng.

- Cầu máng: Kiểm tra các khớp nối ở hai đầu cầu máng, nếu có hiện

tượng lún thì phải đắp đất và đầm nện chặt để ngăn ngừa xói lở. Phịng tránh va chạm trong lòng cầu máng do các vật nổi và chìm đi qua cầu máng. Sau khi tưới phải tháo cạn nước trong lịng máng, hạn chế tình trạng nước lắng đọng gây mục vữa. Đối với các khớp nối ở thân cầu máng và trụ chống, giá đỡ cần kiểm tra thường xuyên xem nứt nẻ, bị vênh, lệch để có biện pháp xử lý kịp thời. thường xuyên kiểm tra khả năng bị rạn nứt, hở khớp nối để xử lý kịp thời, tránh tổn thất nước và hư hỏng thân cầu máng. Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/năm.

- Bậc nước, dốc nước:Trước và sau mùa tưới phải kiểm tra cơng trình,

nhất là các thiết bị tiêu năng, nếu phát hiện hư hỏng phải xử lý kịp thời, chú ý kiểm tra, phải bảo dưỡng mố tiêu năng, sân sau và phần nền móng cơng trình. Chống xói lở ở hạ lưu dốc nước bằng cách giữ cho hố và bể tiêu năng đúng kích thước như thiết kế, thường xuyên kiểm tra và nạo vét bể tiêu năng. Định kỳ bảo dưỡng 2 lần/năm.

- Cống điều tiết và cống lấy nước đầu kênh tưới:Cần đầu tư mới và sửa chữa các cống khơng có cửa van hoặc cửa van đã hỏng. Thường xuyên dọn rác, vật nổi, phù sa bồi lắng, vật đọng ở cống, thiết bị phải khố lại khi khơng dùng. định kỳ lau chùi, bôi dầu mỡ cho các máy đóng mở, thường xun kiểm tra các loại đinh vít, ty van. Thời kỳ khơng dẫn nước đóng cống đầu mối lại, còn các cống phân phối nước ở trên hệ thống kênh phải mở hết để đề phòng khi mưa lũ lượng nước lớn, nước có thể được tháo đi một cách thuận lợi.

3.3.7. Giải pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải theo phương châm sử dụng cây trồng tưới tiết kiệm nước và có giá trị kinh tế cao, cụ thể:

1. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo vùng

a. Vùng sản xuất cây lương thực

- Bố trí vùng sản xuất lúa: Lúa là cây lương thực chủ yếu ở nước ta và

đây cũng là lương thực quan trọng của nhân dân tỉnh Yên Bái. Lúa chủ yếu nên bố trí sản xuất ở các xã chiếm khoảng 70% diện tích đất gieo trồng của vùng nghiên cứu, năng suất khoảng 5-6 tấn/ha.

- Bố trí vùng sản xuất ngơ, đậu:Cây ngơ và cây đậu được trồng không

nhiều trong vùng nghiên cứu, nó được trồng chủ yếu ở vùng thấp như ven sông, vùng đồi thấp, hoặc được trồng xen với ngô trong vụ đông. Ngô, đậu nên bố trí sản xuất ở các xã ở cuối kênh chính và một số vùng có địa hình khu tưới cao, khó tưới.

b. Vùng sản xuất cây ăn quả và cây rau màu

Cây ăn quả và rau màu ở vùng nghiên cứu bố trí tập trung chủ yếu ở một số ít các xã, chủ yếu là trồng các loại cây ăn quả như: cam, ổi, táo… và các loại rau màu như: Hoa, và các cây gia vị.

2. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo diện tích

trồng cây lương thực cụ thể là cây lúa nước, tăng diên tích trồng cây cơng nghiệp, cây ăn quả, cây màu lên để giảm yêu cầu về nước tưới. Mà muốn làm được việc này trước hết là phải đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây lương thực, nhờ đó sẽ chuyển nền sản xuất nơng nghiệp từ độc canh sản xuất cây lương thực sang nền nơng nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu thị trường.

a. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo mùa vụ

* Về thời vụ cây trồng

Lịch thời vụ đang áp dụng cho khu tưới hiện nay được xây dựng theo đặc điểm thời tiết tại khu tưới kết hợp với kinh nghiệm của nông dân. Việc bố trí mùa vụ hợp lý có thể tận dụng được lượng mưa và tránh được những đợt rét, hạn thường xảy ra trên khu tưới. Do dó, người dân cần thực hiện lịch thời vụ và giống cây trồng theo đúng hướng dẫn của Sở NN & PTNT . Đối với cây lúa vụ Đông Xuân thường gặp rét khi lúa bắt đầu trổ bông, vụ Hè Thu thường gặp hạn ở giai đoạn giữa vụ, để tránh và hạn chế tác hại của thiên tai cần phải từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cơ cấu mùa vụ theo quy luật diễn biến của thời tiết khí hậu. Đối với các loại cây màu, tùy theo giống dài ngày hay ngắn ngày phải tính tốn thời vụ để thu hoạch trước thời kỳ bão lũ. Đối với những cây ngắn ngày như ngô và khoai lang, lạc… nên dựa vào quy luật khí hậu để gieo trồng đúng thời vụ, tránh tối đa những thiệt hại do lũ gây ra.

* Về cơ cấu cây trồng

Rà sốt lại phần diện tích gieo trồng không hiệu quả do không được cung cấp nước đầy đủ, do nhiễm mặn để có thể chuyển mục đích sử dụng, sao cho các diện tích gieo trồng đều đảm bảo ăn chắc, sản lượng cao. Điều chỉnh tỷ lệ diện tích canh tác lúa nước và cây trồng cạn theo xu hướng tăng cường các loại cây trồng có nhu cầu nước thấp, có thể giảm bớt diện tích trồng lúa ở những vùng ruộng cao khó tưới chuyển sang trồng màu như ngơ, lạc, mía nhằm giảm bớt nhu cầu nước mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 85 - 89)