Nhìn chung công tác tổ chức hiện dự án chậm, khả năng giải ngân thấp so với yêu cầu, công tác thanh quyết toán kéo dài, công trình chậm được đưa vào sử dụng dẫn đến Hiệu quả đầu tư hạn chế.
Một số dự án xây dựng chưa nhận được nhiều sự đồng thuận của người dân. Vấn đề này có thể do thông tin dự án chưa đến hoặc thông tin chưa đầy đủ cho nhân dân, có thể do mẫu thuẫn giữa các nhóm lợi ích khác nhau nhưng cũng có thể có dự án chưa thực sự khả thi và chưa hẳn đã thuyết phục về hiệu quả tổng hợp không chỉ kinh tế mà còn là môi trường và xã hội,...
Các yếu tố khách quan có thể nêu ra như sau:
1. Chính sách, chế độ của Nhà nước về xây dựng cơ bản ban hành chậm, thiếu, không đồng bộ làm hạn chế việc thực hiện ở cấp các ngành
Luật xây dựng ban hành từ năm 2003, Nghị định thực hiện (16/NĐ- CP) ban hành năm 2005 rồi lại sửa đổi mới đây (112/NĐ-CP). Có những nội dung sửa đổi cũng khụng làm rừ bằng văn bản trước đấy (vớ dụ tại 16/NĐ-CP
quy định rừ thời gian Thẩm định dự ỏn gồm cả thời gian Thẩm định TKCS đồng thời cũng nờu rừ thời gian yờu cầu cho cơ quan chức năng Thẩm định TKCS, nay 112/NĐ-CP sửa đổi giảm thời gian giành cho Thẩm định TKCS nhưng lại không nhắc tới thời gian cho Thẩm định dự án...). Một điểm rất quan trọng mà 112/NĐ-CP thay đổi là những trường hợp được phép điều chỉnh dự án đã không còn yếu tố nhà nước thay đổi chính sách, đơn giá tiền lương... nhưng lại không hướng dẫn cách tính toán khoản dự trù trượt giá.
Điều này sẽ rất khó khăn cho việc trình và phê duyệt Tổng mức đầu tư của dự án. Những bất cập giữa Luật xây dựng, Luật đấu thầu, Luật doanh nghiệp...
cũng là những cản trở đến việc xây dựng và vận hành hệ thống quản lý đầu tư của Bộ.
Nguyên nhân khách quan còn có thể kể đến là sự phối hợp giữa các bộ, ngành và các tỉnh,... trong quá trình chuẩn bị dự án đặc biệt là sự chậm trễ trong công tác giải toả mặt bằng xây dựng.
2. Năng lực của các cơ quan thay mặt cho chủ đầu tư còn những yếu
Đây là vấn đề quyết định đến toàn bộ dự án, chủ trương đầu tư đúng sẽ mang lại hiệu quả cao, chất lượng công trình tốt, chủ trương đầu tư sai sẽ gây lãng phí tốn kém không bảo đảm chất lượng, hậu quả kéo dài. Trong những năm qua việc đầu tư xây dựng công trình còn nhiều tồn tại, do nghiên cứu khảo sát chưa tốt, chưa tính toán đầy đủ điều kiện xây dựng công trình, quy hoạch xây dựng chưa gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, không tính toán đầy đủ yếu tố đầu vào và đầu ra của sản phẩm nhất là những công trình sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước, không ít công trình xây dựng ở Trung ương và địa phương còn sai lầm về chủ trương đầu tư: Nhà máy xây xong không có nguyên liệu để sản xuất, phải di dời đến vùng có nguyên liệu hoặc dỡ bỏ, hoặc chuyển sang làm việc khác. Chợ xây xong không có người đến họp phải bỏ không, nhà máy điện xây xong đã sản xuất được điện nhưng lại không hòa điện lên mạng lưới điện được... 2T2TNhiều công trình xây dựng xong
không được nghiệm thu phải sửa chữa nhiều hoặc phá đi làm lại gây lãng phí tốn kém. Vấn đề giá cả vật tư, vật liệu, cước vận tải thường xuyên biến động theo xu hướng tăng. Khi lập dự toán, tư vấn thiết kế đã áp giá theo quy định của địa phương tại thời điểm xây dựng công trình. Sau khi đấu thầu xong, nhận được công trình nhà thầu đã thấy lỗ vì giá cả vật tư vật liệu, cước vận tải tăng nhiều. Do vậy đã tìm mọi cách đưa những vật tư kém chất lượng, giá rẻ và tìm cách bớt xén rút ruột công trình, thi công sai lệch với thiết kế nhằm bù đắp chi phí về giá cả nên đã ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Mặt khác, năng lực của các cơ quan của chủ đầu tư còn bị hạn chế bởi các quy định, quy chế vận hành hệ thống. Việc thay đổi cơ chế vận hành cho phù hợp với Luật xây dựng và những quy định kèm theo khá chậm. Xác định vai trò trách nhiệm của "chủ đầu tư" còn lúng túng trong thời gian dài làm cho không ai là chủ thực sự, chịu trách nhiệm từ đầu cho đến khi kết thúc quá trình xây dựng công trình. Sự cấn cấn giữa chức năng quản lý nhà nước về đầu tư và quản lý sản xuất đôi khi còn chưa được phân biệt.
3. Năng lực của các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây dựng còn chưa đáp ứng được yêu cầu cả về lượng và chất
Nguyên nhân chất lượng công trình không bảo đảm, phần lớn phụ thuộc vào việc khảo sát thiết kế công trình, nhiều công trình tính toán không đầy đủ các yếu tố theo quy định dẫn tới thiết kế sai phải điều chỉnh nhiều lần.
Có hai vấn đề đáng quan tâm là:
- Thiết kế thường vượt quá yêu cầu của dự toán đầu tư, sử dụng các loại vật liệu đắt tiền để có tổng mức đầu tư cao từ đó có thiết kế phí cao, khi thẩm định và thi công công trình do yêu cầu của Tổng dự toán phải cắt bỏ một số hạng mục hoặc chi tiết lại không được tính toán kỹ do đó đã ảnh hưởng đến chất lượng.
- Thiết kế khá phổ biến là không đúng tiêu chuẩn quy chuẩn, chỉ dựa trên kết quả khảo sát sơ sài. Nhiều trường hợp do chủ đầu tư yêu cầu nên khảo sát còn đơn giản, chưa theo quy định, nhất là phần móng. Khảo sát sai, dẫn tới thiết kế sai, chất lượng công trình thấp, những hiện tượng lún, nứt, thấm, dột, sập đổ thường xảy ra.
Mặt khác năng lực của một số doanh nghiệp làm tư vấn thiết kế còn thấp, không ít đơn vị tư vấn thiết kế tư nhân mới được thành lập thiếu cán bộ chuyên môn, ít kinh nghiệm, phải chiều theo ý của lãnh đạo, chủ đầu tư, bảo sao làm vậy, thiếu độc lập suy nghĩ. Một số hiện tượng chủ đầu tư thay đổi quy mô công trình, nhưng lại khống chế tổng mức dự toán được duyệt để đến quá trình thi công xin bổ sung. Do vậy tư vấn thiết kế phải gò ép cho đủ để có thiết kế giao nộp. Cùng với những vấn đề nêu trên hiện nay chất lượng cán bộ làm tư vấn thiết kế còn yếu về kiến thức, chưa nắm vững tiêu chuẩn quy chuẩn, không được thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ, một số cán bộ làm thiết kế nhưng không có chứng chỉ hành nghề nên có hiện tượng mượn người ký thay để có bản vẽ thiết kế, đây cũng là những vấn đề cần phải chấn chỉnh.
9. Khó khăn về vốn đầu tư
Trong tình hình khủng hoảng kinh tế như hiện nay. Việc kêu gọi, huy động thu hút nguồn vốn đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và nhân dân cùng tham gia bỏ vốn đầu tư thực hiện các dự án còn hạn chế; UBND xã chưa có kế hoạch và giải pháp cụ thể nhằm phát huy các nguồn lực trong cộng đồng dân cư; nguồn vốn của Ngân sách xã chủ yếu dựa vào đấu giá đất, thu tiền sử dụng đất; vốn lồng ghép của thành phố chưa được bố trí kịp thời.
3.3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư