Những mặt hiệu quả đạt được

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 64)

3. Xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của dự án

2.4.1. Những mặt hiệu quả đạt được

Trong những năm qua tỉnh Yên Bái đã từng bước khắc phục những khó khăn, thách thức, ổn định tình hình, tập trung cho các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đạt được những kết quả quan trọng: Kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá và tương đối toàn diện, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt kế hoạch, trong đó có nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch như năng suất lúa, diện tích

ngô… Nhiều công trình xây dựng cơ bản và dự án công nghiệp trọng điểm,

nhất là thủy điện, giao thong hoàn thành đưa vào sử dụng đã tăng thêm năng lực mới cho nên kinh tế. Quốc phòng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, hệ thống chính trị được tăng cường củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động.

Tất cả các công trình thuỷ lợi đã được tổ chức và quản lý khai thác có hiệu quả, liên tục trong nhiều năm, hiệu quả của công trình thuỷ lợi hiện nay là rõ ràng. Nhiều công trình thuỷ lợi đã được sửa chữa tu bổ kịp thời. Công tác nạo vét, sửa chữa kênh mương nội đồng được thực hiện tốt, nhiều tuyến kênh được kiên cố hoá. Các trạm bơm tưới được phát triển và thay thế thiết bị mới. Người dân bước đầu đã thấy được trách nhiệm và quyền lợi trong quản lý khai thác và sử dụng công trình thuỷ lợi. Đặc biệt, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua cơ chế chính sách và sự đầu tư tích cực nên công tác quản lý khai thác công trình thuỷ lợi của tỉnh Yên Bái đã có những biến chuyển tích cực tạo điều kiện cho những tiền đề, bước chuyển tiếp theo sau.

Các công trình thuỷ lợi của tỉnh Yên Bái đã thực hiện được vai trò là biện pháp hàng đầu trong phát triển nông nghiệp và nông thôn thông qua việc cấp, thoát nước phục vụ đa mục tiêu, không những thực hiện được nhiệm vụ chủ yếu, ban đầu là tưới, tiêu nước cho cây trồng mà còn kết hợp cấp thoát nước cho các ngành khác như nuôi trồng thuỷ sản, chăn nuôi, cấp nước cho

sinh hoạt, cho dịch vụ và du lịch, cho phát triên thuỷ điện và công nghiệp... đảm bảo được an ninh lương thực, đẩy mạnh xoá đói giảm nghèo, ổn định đời sống cho các dân tộc trong tỉnh, góp phần giải quyết nạn du canh du cư, chặt phá rừng, đảm bảo an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội.

Các hệ thống thuỷ lợi thực sự có tầm quan trọng góp phần khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế nông nghiệp, bảo vệ rừng đầu nguồn, chống xói mòn đất, góp phần phòng chống lũ lụt cho hạ lưu.

Có thể khái quát những mặt đạt được về hiệu quả kinh tế xã hội của các công trình thủy lợi trên địa bản tỉnh Yên Bái trong thời gian vừa qua như sau:

- Hệ thống công trình thủy lợi có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo

tưới cho nông nghiệp: Vai trò phục vụ của các công trình thủy lợi thực hiện

được vai trò biện pháp hàng đầu phát triển ngành trồng trọt. Công trình thuỷ lợi đã góp phần làm tăng đáng kể năng suất, tăng vụ, tăng sản lượng cây trồng.

- Công trình thủy lợi góp phần tích quan trọng trong phát triển chăn

nuôi: Hệ thống thủy lợi còn là môi trường, là nguồn cung cấp nước cho ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm, thuỷ cầm, làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, HTTL còn cung cấp nước tưới cho trồng cỏ chăn nuôi gia súc...

- Thuỷ lợi phục vụ phát triển nuôi trồng thuỷ sản: Các công trình thuỷ

lợi tại các tỉnh vùng Trung du, miền núi phía Bắc (TDMNPB ) đã và đang phục vụ tích cực, có hiệu quả cấp thoát nước cho nuôi trồng thuỷ sản: hầu hết các hồ chứa nước đều phục vụ trực tiếp để nuôi cá. Các kênh mương thuỷ lợi còn dẫn nước vào rất nhiều hồ ao cho nhân dân nuôi trồng thuỷ sản và tiêu thoát nước cho các ao hồ đó.

- Công trình thuỷ lợi phục vụ phát triển lâm nghiệp. Các công trình

thuỷ lợi cung cấp nước, giữ ẩm cho các vườn ươm cây, cho các khu trồng

rừng nhất cây rừng gần quanh các hồ.

- Hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho phát triển thủy điện: Lượng nước do hồ

thuỷ lợi cung cấp khá dồi dào đảm bảo cả về lưu lượng và cột nước phục vụ phát điện. Do vậy, tỉnh đã đầu tư xây dựng thêm nhà máy thủy điện để tận dụng nguồn nước thừa và tăng thu nhập thực tế hàng năm. Ở một số vùng cao, vùng sâu, vùng xa khi mạng lưới điện chưa thể kéo đến được thì người dân tại các thôn bản mới sử dụng các dốc nước trong kênh để đặt các trạm, các thiết bị phát thuỷ điện nhỏ.

- Công trình thuỷ lợi góp phần tăng cường giao thông nông thôn: Các

bờ kênh mương, mặt đập,... đều được tận dụng kết hợp giao thông đường bộ cho các hoạt động ở khu vực nông thôn, làng bản.

- Công trình thuỷ lợi góp phần phòng chống thiên tai và bảo vệ môi

trường: Các CTTL thực hiện điều hoà phân phối nước, tưới nước là giải pháp

cơ bản phòng chống thiên tai hạn hán luôn xẩy ra trên địa bàn. Ngoài ra các CTTL có tác dụng khôi phục, cải tạo đất thoái hoá vốn xẩy ra thường xuyên và nghiêm trọng ở vùng đồi núi, trung du phía Bắc. Rất nhiều tuyến đê kè, đóng vai trò quan trọng phòng chống lũ, sạt lở bờ sông, bảo vệ dân cư. Các hồ chứa góp phần chống lũ cho các khu vực hạ lưu

2.4.2. Những tồn tại, hạn chế làm giảm hiệu quả của công trình thủy lợi và

nguyên nhân

Hiệu quả phục vụ thực hiện nhiệm vụ thiết kế ban đầu của các CTTL trong vùng còn thấp còn chưa đạt yêu cầu, chưa đáp ứng được các nhu cầu hiện tại và tương lai của phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Việc tìm ra các nguyên nhân để có giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả mà các công trình mang lại là việc làm hết sức cấp thiết. Theo tác giả luận văn,

những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả của công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Yên Bái trong thời gian qua gồm có:

1. Nguyên nhân về quy hoạch

Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của vùng có nhiều biến động, những chủ trương định hướng phát triển về cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế nông nghiệp và kinh tế chung của vùng nghiên cứu chưa được xác định chính xác cho tương lai nên gây khó khăn cho quy hoạch xây dựng, nâng cấp công trình thủy lợi phục vụ cho các ngành. Chưa có quy hoạch, bố trí hợp lý để kết hợp nuôi trồng thủy sản trên hồ chứa, trên các ao hồ nhỏ được kênh mương của hồ chứa cấp, thoát nước mà hầu hết đều do dân làm tự phát, chắp vá, thiếu đồng bộ, kém ổn định, không chủ động cho việc cấp thoát nước phục vụ yêu cầu cho các khu nuôi. Hầu hết các hệ thống thủy lợi bước đầu chỉ có nhiệm vụ tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng tăng của khu vực dẫn đến yêu cầu nước ngày càng tăng, đòi hỏi công trình thủy lợi không chỉ phục vụ cho nông nghiệp như nhiệm vụ thiết kế ban đầu, mà còn phục vụ cho các ngành kinh tế khác, dẫn tới làm giảm diện tích phục vụ tưới so với thiết kế ban đầu.

2. Nguyên nhân về nguồn nước

Rừng đầu nguồn trên các lưu vực bị suy giảm, làm gia tăng lũ ống, lũ quét làm sạt lỡ đất, rửa trôi gây nên bồi lấp lòng hồ và các cửa lấy nước vào mùa mưa. Đồng thời thảm phủ thực vật mỏng làm hạn chế nguồn sinh thủy của các hồ chứa nên lưu lượng đến mùa kiệt không đảm bảo. Lượng nước trữ trong hồ chứa tính đến thời điểm 30-11-2009 có 132 hồ đầy nước, 10 hồ có cột nước hữu ích giảm 1 – 2m, 30 hồ có cột nước hữu ích giảm 0,5 – 1m.

Trong những năm gần đây do thời tiết có nhiều biến động bất thường, lượng mưa ít, cùng với sự điều tiết của các hồ thủy điện: Hồ Thác Bà trên sông Chảy và bên Trung Quốc đang xây dựng các công trình thủy điện trên dòng chính sông Thao; đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới mực nước kiệt của các

sông nên hệ thống các trạm bơm tưới lấy nước ven sông đều phải dùng thêm các biện pháp công trình như: nối dài ống hút máy bơm, hạ thấp bệ máy và bệ hút... [6]

3. Về công trình

Tài liệu khảo sát, điều tra cơ bản còn thiếu chính xác và nhiều khi còn thiếu cả tài liệu. Tài liệu quan trắc trước trong quá trình thiết kế và quản lý khai thác rất thiếu thốn, chắp vá, thậm chí hầu như không đáng kể. Một số quy trình, quy phạm còn lạc hậu, chưa cập nhật, chưa phản ánh kịp tiến bộ kỹ thuật và yêu cầu phát triển của thực tiễn. Tính mỹ thuật công trình và yêu cầu kiến trúc còn ít được quan tâm. nên phát huy hiệu quả du lịch chưa phát huy được.

Do đặc thù là một tỉnh miền núi nên các công trình thủy lợi có quy mô nhỏ và năn rải rác trên khắp các huyện thị. Diện tích các công trình phục tưới không lớn, đất ruộng phân bố rãi rác, manh mún, đầu mối các công trình nằm trên khe, suối có độ dốc lớn, tuyến kênh đi trên các sườn đồi núi có địa hình phức tạp, vận chuyển vật liệu thi công rất khó khăn. Các công trình thường có kênh dẫn dài, không an toàn, lượng tổn thất trên kênh lơn, phải xây dựng nhiều công trình nhỏ nhưng xuất đầu tư cao. Mặt khác các công trình thủy lợi trên địa bàn chịu ảnh hưởng rất lớn của thiên nhiên, hàng năm do ảnh hưởng mưa lũ ở miền núi, thường xuyên xảy ra lũ quét, lũ ống đã phá hủy nhiều công trình thủy lợi.

Hầu hết các công trình đều được xây dựng từ lâu, quá trình khai thác vận hành còn thiếu kinh phí để duy tu sửa chữa thường xuyên, công tác quản lý khai thác công trình còn nhiều bất cập, dẫn đến các công trình đều xuống cấp không đảm bảo năng lực thiết kế.

Diện tích tưới chỉ đảm bảo: vụ chiêm đạt 71,9%, vụ mùa đạt 72,6% so với thiết kế; phần diện tích chưa có công trình tưới chủ yếu tồn tại ở các huyện có địa hình phức tạp. Phần diện tích này phần tán không tập trung, nên

chưa có điều kiện đầu tư. Trong những năm qua, các công trình thủy lợi phụ vụ tưới chủ yếu tập trung cho tưới lúa và rau màu, các công trình kết hợp tưới đồi mới chỉ dừng lại ở mức tạo nguồn, còn giải pháp công nghệ tưới đồi hoàn chỉnh chưa được triển khai đồng bộ.

4. Về công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình

Công tác quản lý khai thác công trình và nguồn nước đã được quan tâm nhưng vẫn còn hạn chế. Công cụ và cơ chế thực hiện luật về tài nguyên nước, pháp lệnh đê điều và phòng chống thiên tai, lũ, bão, pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi chưa đầy đủ và chưa mạnh. Năng lực quản lý nhà nước chưa tương xứng với yêu cầu, việc tham gia của cộng đồng dân cư thực hiện luật và pháp lệnh còn hạn chế, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý còn thiếu, lạc hậu.

Trình độ dân trí của một tỉnh miền núi như Yên Bái còn thấp, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật về quản lý kinh tế và bảo vệ công trình thủy lợi còn hạn chế. Các quản lý thủy nông tuy đã được kiện toàn từ năm 2008 nhưng các thành viên ban quản lý thủy nông chưa được đào tạo bài bản về kỹ thuật, nghiệp vụ về quản lý kinh tế và bảo vệ công trình thủy lợi. Quản lý khai thác công trình thủy lợi chưa mang tính chuyên nghiệp. Cần phải tạo điều kiện cho họ học tập, hướng dẫn cho họ kiến thức về chuyên môn kỹ thuật quản lý kinh tế và bảo vệ công trình thủy lợi. Đề công tác quản lý kinh tế và bảo vệ công trình thủy lợi ở cơ sở ngày càng bền vững, phát huy được hiệu quả phục vụ của công trình thủy lợi.

Cơ cấu vốn huy động chưa hợp lý nặng về tranh thủ vốn từ ngân sách nhà nước, khai thác các nguồn vốn khác nhau chưa nhiều. Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng còn hạn chế, tổ chức triển khai thực hiện chậm, sự phối hợp giữa các ngành dùng nước chưa chặt chẽ, các ngành khi lập dự án phát triển theo ý của từng ngành, ít liên hệ với nhau trong việc giải quyết cấp thoát nước hoặc phòng tránh thiên tai, ngập úng, lũ bảo.

Vấn đề điều hành, quản lý các hệ thống tưới, tiêu hết sức khó khăn, chưa có được một quy trình quản lý vận hành chặt chẽ nên lượng nước bị thất thoát nhiều, lãng phí nước hạn chế đến hiệu quả công trình.

5. Nguyên nhân về đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội

Do sự thay đổi cơ cấu kinh tế chung, cơ cấu nông nghiệp, cơ cấu cây trồng: gieo trồng những giống cây mới có năng suất cao, ngắn ngày, thời vụ khắt khe, yêu cầu dùng nước đồng loạt trong thời gian ngắn, phát triển canh tác cây công nghiệp, lâm nghiệp, cây ăn quả… làm cho công trình thuỷ lợi không đủ năng lực phục vụ. Các Hồ chứa trước đây được thiết kế phục vụ tưới cho nông nghiệp. Ngày nay, trước sự phát triển kinh tế - xã hội, khi diện tích sản xuất nông nghiệp có xu thế giảm dần do hiệu quả sản xuất không cao mà nhu cầu cung cấp nước cho các ngành kinh tế khác khác có hiệu quả cao ngày càng cấp thiết, đòi hỏi phải nâng cấp công trình để phục vụ đa mục tiêu. Mặt khác do nhận thức của người dân và ảnh hưởng của thời kỳ quan liêu bao cấp, nên người dân và cộng đồng những người hưởng lợi còn tư tưởng trông chờ, ỉ lại, chưa quan tâm đến việc tham gia đầu tư xây dựng, quản lý khai thác vận hành và bảo vệ thệ thống, chính vì vậy hiệu quả công trình phát huy chưa cao, chưa kịp thời.

6. Công tác thẩm tra, thẩm định chưa đáp ứng yêu cầu

Hiện nay do việc phân cấp rộng rãi, rất nhiều đơn vị có chức năng thẩm định trong khi đó đội ngũ cán bộ thẩm định năng lực yếu, chưa có thực tế và kinh nghiệm, không ít trường hợp thẩm định sai hoặc thẩm định không đúng tiêu chuẩn, sau khi hồ sơ thiết kế được thẩm định, thi công vẫn phải bổ sung điều chỉnh đã làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

7. Công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế

Kể cả hai hình thức thầu hiện nay là chỉ định thầu và đấu thầu đều có nhiều hạn chế, còn chạy chọt, đút lót để được chỉ định thầu, một số đơn vị

được thầu công trình năng lực chuyên môn, khả năng thi công chưa đáp ứng yêu cầu do vậy khi thi công lại phải thuê B khác vào làm. Khi đấu thầu nhiều doanh nghiệp thường bỏ giá thấp (thấp hơn giá sàn) nhưng biện pháp thực hiện lại không bảo đảm, chỉ cốt sao được trúng thầu, khi thi công lại tìm cách thuyết minh, chống chế, tìm cách đẻ ra phát sinh để xin bổ sung phần thiếu hụt như thiết kế thiếu, thay đổi chủng loại vật tư, giá trị nhân công… đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình.

8. Khâu thi công xây lắp chưa đảm bảo kỹ thuật, an toàn, chất lượng

Tuy thời gian qua có nhiều đơn vị có năng lực thi công, trang thiết bị hiện đại, thi công những công trình lớn cấp quốc gia đạt tiêu chuẩn chất lượng thì còn không ít đơn vị năng lực yếu, trang thiết bị phục vụ cho thi công chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân có tay nghề cao quá ít, nên khi thi công không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, chất lượng thấp. Trong khi đó năng lực giám sát rất mỏng, cán bộ làm công

Một phần của tài liệu nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh yên bái (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)