Phương pháp bố trí thí nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 41 - 44)

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.5.5. Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm 1:Sử dụng phân hữu cơ khắc phục yếu tố hạn chế về hữu cơ Địa điểm bố trí thí nghiệm: tại Công ty cà phê Ia Sao 1, xã Ia Yok, huyện Ia Grai - Gia Lai.

Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm khắc phục hạn chế về hữu cơ của đất sau một chu kỳ trồng cà phê, tạo môi trường thúc đẩy hoạt động của vi sinh đất, theo đó có thể hạn chế những vi sinh có hại cho cà phê như tuyến trùng để tái canh cà phê thành công. Mặt khác có thể cải thiện tính chất vật lý của đất như dung trọng, khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng cho đất. Cơ sở xây dựng công thức sử dụng phân hữu cơ là Quy trình tái canh cà phê năm 2010. Theo quy trình này mức phân bón hữu cơ dùng trong tái canh là 10 tấn, nghiên cứu lấy mốc 10 tấn/ha làm đối chứng, mức tiếp theo là 20 tấn phân hữu cơ và để khả thi trong điều kiện khan hiếm phân hữu cơ, nghiên cứu đã chọn phân hữu cơ vi sinh với mức 4 tấn. Các biện pháp khác như làm đất, cày rà rễ kỹ, thu gom hết rễ, hố đào 60 x 60 x 60 cm, khoảng cách hố 3 x 3 m (mật độ 1.111 hố/ha), cây giống 6-7 tháng tuổi, bón vôi cải tạo đất 1 tấn/ha. Cụ thể thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, mỗi ô cơ sở 20 cây, gồm 3 công thức thí nghiệm như sau:

CT1: Bón phân chuồng theo khuyến cáo của Quy trình tái canh cà phê năm 2010: 10 tấn phân chuồng/ha.

CT2: Bón phân chuồng với lượng: 20 tấn phân chuồng/ha.

CT3: Bón phân HCVS theo khuyến cáo của Quy trình tái canh cà phê năm 2010: 4 tấn HCVS/ha.

Phân hữu cơ vi sinh do Công ty Phân bón Sông Gianh sản xuất. Trước khi đưa vào thí nghiệm đã phân tích cho thấy thành phần của phân: Độ ẩm: 30%,

HC: 15%, P2O5hh: 1,5%, axit humic: 2,5%, trung lượng (Ca, Mg, S), các chủng VSV hữu ích 3 x 106cfu/g.

Thí nghiệm được bố trí trên đất bazan trồngtái canh cà phê,trước khi trồng cà phê tái canh đã luân canh với cây lạc 1 năm. Phân chuồng bón năm trồng mới, sau đó 2 năm bón 1 lần. Phân hữu cơ vi sinh bón hàng năm.

Cà phê được trồng vào tháng 6/2012. Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo đếm sau 18 tháng trồng (tháng 12/2013); tỷ lệ cây bị vàng lá, cây bị chết được theo dõi sau 6 (tháng 12/2012), 18 (tháng 12/2013) và 30 tháng trồng (tháng 12/2014); năng suất và chất lượng được đo đếm sau 30 tháng trồng (tháng 12/2014).Chăm sóc, tưới nước, bón phân vô cơ theo qui trình tái canh cà phê vối năm 2010.

Thí nghiệm 2: Sử dụng hóa chất,chế phẩm trừ tuyến trùng , nấm để xử lý đất trồngtái canh cà phê

Địa điểm bố trí thí nghiệm: C ó cùng khu đất với thí nghiệm 1 tại Công ty Cà phê Ia Sao 1, xã Ia Yok, huyện Ia Grai - Gia Lai.

Kết quả xác định yếu tố hạn chế về sinh học là do tuyến trùng xuất hiện với mật độ cao, gây vàng lá, thối rễ thậm chí chết cà phê. Do vậy thí nghiệm này có mục tiêu chính là lựa chọn được loại loại chế phẩm sinh học dùng cho xử lý đất tiêu diệt tuyến trùng có hiệu quả nhằm tái canh cà phê thành công. Tuy nhiên ngoài chế phẩm sinh học lựa chọn đưa vào thí nghiệm, nghiên cứu có sử dụng cả hoá chất đãđược khuyến cáo có khả năng tiêu diệt tuyến trùng nhưng do nếu sử dụng lâu dài sẽ gây ô nhiễm cho môi trường đất. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ ngẫu nhiên 3 lần lặp lại, mỗi ô cơ sở 20 cây, gồm 5 công thức thí nghiệm:

CT1:Đối chứng (không xử lý);

CT2: Vimoca;

CT3: Palila 500;

CT4: Trichoderma + Palila 500;

CT5: Kitozan.

Thí nghiệm cũng được bố trí trên đất bazan trồng tái canh cà phê, đã luân canh với cây lạc 1 năm. Đất luân canh được bón 1.000 kg vôi/ha để cải tạo đất.

Phân hữu cơ sử dụng 20 tấn/ha năm trồng mới. Cà phê được trồng theo quy trình

chung: hố đào 60 x 60 x 60 cm, khoảng cách hố 3 x 3 m (mật độ 1.111 hố/ha), cây giống 6-7 tháng tuổi. Ngoài CT1 là công thức đối chứng nên không tiến hành xử lý, các công thức còn lại của thí nghiệm được xử lý bằng hóa chất và chế phẩm như sau:

- CT2: Vimoca: 30 g/gốc, xử lý 2 lần cách nhau từ 20 ngày đến 1 tháng.

Hoạt chất: Ethoprophos (min 94%).

- CT3: Palila 500: Xử lý 20 g/gốc; rạch rãnh s âu 15 cm, cách gốc 30-50 cm rải chế phẩm và lấp đất lại, xử lý 2 lần/năm (Bio-Agritech). Thành phần:

Paecilomyces lilacinus 500 triệu bào tử sống.

- CT4: Tricho + Palila (4 g/gốc + 15 g/gốc) (Tricho của Công ty TNHH Điền Trang) 1,5 kg tricho + 1,5 kg palila/90 gốc hòa vào 600 lít nước. Hòa 500 g tricho/200 lít nước, xử lý định kỳ 15 ngày 1 lần (nhưng trong thí nghiệm chỉ xử lý 2 lần/năm).

Thành phần Tricho:

+ VSV phân giải xenluloza 1 tỷcfu/g;

+ Trichoderma spp, streptomyces spp;

+ VSV phân giải lân 1 tỷcfu/g;

+ Bacillus subtilis, pseudomonas sp;

+ N: 2%;

+ P2O5: 2%;

+ K2O: 1%;

+ CaO: 1%;

+ MgO: 0,5%;

+ Chất hữu cơ>=23%.

- CT5: Kitozan (chế phẩm trị tuyến trùng) : Pha nồng độ 0,1%, hòa toàn bộ 50 lít dd/500 lít nước tưới cho 90 gốc.

-Cà phê được trồng vào tháng 6/2012. Các chỉ tiêu sinh trưởng được đo đếm sau 18 tháng trồng (tháng 12/2013); tỷ lệ cây bị vàng lá, cây bị chết được theo dõi sau 6 (tháng 12/2012), 18 (tháng 12/2013) và 30 tháng trồng (tháng 12/2014); năng suất và chất lượng được đo đếm sau 30 tháng trồng (tháng 12/2014).Chăm sóc, tưới nước, bón phân vô cơ theo qui trình tái canh cà phê vối năm 2010.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)