Gia Laiở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên 15.536,93 km2, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 12058’40” đến 14037’00” vĩ độ Bắc và từ 107028’04” đến 108054’40” kinh độ Đông (UBND tỉnh Gia Lai, 2013).
Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
Phía Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi, BìnhĐịnh và Phú Yên.
Phía Nam giáp tỉnh Đắk Lắk.
Phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.
Thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và thương mại của tỉnh, nơi hội tụ của 2 tuyến giao thông chiến lược của vùng Tây Nguyên gồm Quốc lộ 14 theo hướng Bắc - Nam và Quốc lộ 19 theo hướng Đông -Tây. Đây là điều kiện thuận lợi để tỉnh giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với vùng Duyên hải Nam Trung bộ, cả nước và quốc tế.
Tỉnh Gia Lai có 90 km đường biên giới chung v ới Campuchia nên rất thuận lợi để phát triển kinh tế cửa khẩu nhưng cũng đặt ra vấn đề về an ninh quốc phòng. Là đầu nguồn của nhiều hệ thống sông chảy xuống vùng Duyên hải và lưu vực sông Mê Kông nên có vị trí quan trọng trong việc cân bằng sinh thái, môi trường không chỉ của Gia Lai, các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ và khu vực.
Vị trí địa lý như trên đã tạo ra cho tỉ nh điều kiện thuận lợi cho giao lưu hàng hóa và có mối quan hệ lâu đời và bền chặt về kinh tế - xã hội và môi trường sinh thái không chỉ với các tỉnh Tây Nguyên mà còn với các tỉnh Duyên hải Nam Trung bộ,cả nước và quốc tế.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình,địa mạo
Gia Lai là một tỉnh cao nguyên miề n núi, có độ cao trung bình 800 -900 m, với đỉnh cao nhất là Konkakinh thuộc huyện Kbang (1.748 m) và nơi thấp nhất là vùng hạ lưu sông Ba (100 m). Địa hình có xu hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, nghiêng từ Đông sang Tây với 3 kiểu địa hình chính làđồi núi, cao nguyên và địa hình thung lũng.
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính tỉnh Gia Lai
Nguồn: UBND tỉnh Gia Lai (2013) Trong đó địa hình cao nguyên được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan chiếm gần 1/3 diện tích tự nhiên nhưng là trọng điểm phát triển cà phê và các cây lâu năm khác. Gia Lai có hai cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng.
* Cao nguyên Pleiku
Nằm ở phía Tây Trường Sơn, đây là cao nguyên rộng lớn với 4.550 km2, kéo dài từ khu vực giáp ranh tỉnh Kon Tum xuống tận khối Chư Pha (ranh giới của 2 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk) và trải rộng từ đèo Mang Yang (Gia Lai) sang Campuchia. Độ cao trung bình của cao nguyên Pleiku 600-700 m, độ dốc trung bình 30-150, địa hình lượn sóng vừa đến nhẹ.
Cao nguyên Pleiku có dạng vòm bất đối xứng. Sống đường phân thủy tương đối bằng phẳng với đỉnh Hàm Rồng cao 1.025 m phân chia cao nguyên thành 2 sườn Đông và Tây. Sườn Tây hẹp, độ cao giảm nhanh từ đường phân thủy (800- 900 m) đến rìa phía Tây và Tây Nam (300-400 m), khiến cho quá trình xâm thực bóc mòn xảy ra mạnh làm cho nhiều nơi, nhất là những nơi bị khai phá bừa bãi, đất đai bị thoái hóa nghiêm trọng. Trái lại ở phần phía Đông của cao nguyên có diện phân bố rộng và chênh lệch độ cao thấp (từ Tây: 800-900 m sang rìaĐông:
600-700 m) nên quá trình xâm thực bóc mòn xảy ra không mãnh liệt như ở phía Tây, đất đai còn giữ được độ màu mỡ.
* Cao nguyên Kon Hà Nừng
Bao gồm phần lớn phía Bắc thị xã An Khê với tổng diện tích khoảng 1.250 km2. Phía Bắc cao nguyên Kon Hà Nừng tiếp giáp với vùng núi thấp trung bình Ngọc Linh, phía Tây giáp với vùng núi thấp Tây Nam Ngọc Linh, phía Nam giáp vùng trũng An Khê, còn phíaĐông giáp tỉnh BìnhĐịnh.
Bề mặt của cao nguyên Kon Hà Nừng tương đối bằng phẳng và đượ c nâng cao lênở phía trung tâmvới độ cao tương đối 50-80 m và độ cao tuyệt đối trung bình 800-1.000 m, hơi cao dần từ Nam đến Bắc, độ dốc trung bình 120-180. Với kiểu địa hình như vậy nên bề mặt của cao nguyên luôn bị bào mòn và xâm thực.
Nhìn chung với những nét độc đáo của địa hình mà nổi bật nhất là sự nâng cao hơn nhiều so với các khu vực xung quanh, với nhiều đứt gẫy và nhiều bậc thềm, giữa các bậc thềm có sự chênh lệch độ cao khá lớn, đã tạo cho tỉnh Gia Lai có nhiều cảnh quan đặc sắc, có tiềm năng to lớn về thuỷ điện, chi phối mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai và tài nguyên sinh vật. Không những vậy với địa hình cao nguyên mà thành tạo của nó là đá bazan khi phong hoá tạo ra những loại đất với nhiều đặc tính tốt như kết cấu viên, tơi xốp, độ dày tầng đất mịn lớn, khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng tốt. Đây chính là trọng điểm để phát triển các cây trồng có giá trị hàng hoá cao nhưcà phê và cao su.
4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu
Tỉnh Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tiểu vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình 2.200- 2.500 mm, tiểu vùng Đông Trường Sơn 1.200-1.750 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 22,60C-26,40C.
Khí hậu tỉnh Gia Lai biến động và phân hoá mạnh mẽ. Tuy nhiên do vị trí địa lý, sự biến động của nhiệt độ từ năm này qua năm khác không mạnh mẽ bằng sự biến động của mưa.
Chế độ nhiệt của tỉnh Gia Lai thể hiện những nét cơ bản của chế độ nhiệt vùng nội chí tuyến, biên độ nhiệ t độ năm nhỏ và phổ biến 4-50C. Đặc trưngquan trọng của chế độ nhiệt tại đây là sự hạ thấp của nhiệt độ do ảnh hưởng của độ cao tạo cho nhiệt độ của các tháng mùa hạ không cao, trong khi nhiệt độ ở các vùng núi cao xuống khá thấp và xác thực một thời kỳ lạnh với nhiệt độ trung bình tháng dưới 200C. Mặt khác nếu như chênh lệch giữa giá trị trung bình của nhiệt độ các tháng không lớn (giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chừng trên dưới 50C, giữa các tháng kế cận thường chỉ trên dưới 10C), thì daođộng nhiệt độ ban ngày vàban đêm khá lớn, trung bình 9-100Cnhưng trong những tháng mùa mưa, biên độ nhiệt độ ngày - đêm đạt giá trị khá lớn với trên 150C không phải là trường hợp hiếm gặp.
Tuy lượng mưa ở tỉnh Gia Lai rất phong phú, nhưng có sự tương phản rất sâu sắc giữa 2 mùa. Đặc biệt về mùa nắng, những hoạt động rất thất thường của các nhiễu động gây mưa, gây ra những biến đ ộng rất lớn về thời tiết, nhất là trong những tháng đầu và cuối mùa mưa. Mùa mưa ẩm ở Gia Lai hoàn toàn trùng với mùa gió mùa mùa hạ. Các dãy núi cao chắn gió làm tăng thêm lượng mưa ở sườn đón gió, gây nên những trung tâm mưa lớn như Pleiku lượng mưa trung bình năm là 2.234 mm,ở Ia Puch là 2.834 mm, Graiglong là 2.633 mm, nhưng có năm lượng mưa ở Pleiku đạt trên 3.000 mm,ở Ia Puch trên 4.500 mm,ở Graiglong trên 3.700 mm, làm tăng lượng mưa trong mùa mưa chiếm trên 90% lượng mưa toàn năm.
Trái lại trong thời kỳ gió mùa mùa đông, khối không khí sau khi vượt qua Trường Sơn đã trút lại một lượng mưa đáng kể bên sườn phía Đông.
Một đặc điểm quan trọng nữa của chế độ mưa là sự phân hoá rất phức tạp theo địa hình. Phía Tây Nam của núi Hàm Rồng - Pleiku, Ia Puch, Đức Cơ, dãy núi Chưpok thuộc huyện Chư Păh có lượng mưa khá lớn - trung bình nhiều năm 2.250-2.900 mm, thì các thung lũng lòng chảo hoặc những bồn địa nằm kẹp giữa hai hệ thống núi với đỉnh khá cao có tác dụng chắn cả hai luồng gió mùa đông cũng như mùa hạ, hàng năm ở đây lượng mưa chỉ 1.200 mm và thấp hơn. Ở n ơi mưa nhiều, lượng mưa tháng có thể gấp 2, 3 lần nơi ít mưa, trong khi chúng chỉ cách nhau chưa đầy 100 km.
Như vậy ngoại trừ Lâm Đồng, so với các tỉnh Tây Nguyên Gia Lai nói chung và cao nguyên bazan nói riêng có điều kiện khí hậu mát mẻ hơn, chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng ít, trung bình năm dao động từ 22-260C nhưng biên độ nhiệt độ ngày đêm rất cao có khi lên đến 150C thuận lợi cho việc tích luỹ các chất đường bột, các chất thơm trong các sản phẩm nông nghiệp. Mặt khác khí hậu ôn hoà, mát mẻ cũng thuận lợi cho các hoạt động của vi sinh vật trong đất.
Tuy nhiên trong điều kiện mưa tập trung với cường độ lớn dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng làm cho đất dễ bị suy thoái, nhất là những nơi trồng cây hàng năm, cây lâu năm chưa khép tán.
4.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn a. Hệ thống sông
Tỉnh Gia Lai có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba và hệ thống sông Sê San, ngoài ra còn có các phụ lưu của sông Sêrêpok.
- Hệ thống sông Ba
Đây là hệ thống sông có lưu vực lớn nhất, nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh. Hệ thống sông Ba gồm 2 nhánh sông chính là sông Ba và sông Ayun.
Toàn bộ lưu vực hệ thống sông Ba chiếm diện tích 13.500 km2, trong đó 11.450 km2 thuộc tỉnh Gia Lai bao gồm hầu hết diện tích các huyện Đăk Đoa, Kông Chro, Phú Thiện, Krông Pa, thị xã An Khê, thị xã Ayun Pa, phía Tây huyện Kbang, phía Nam huyện Mang Yang và phía Đông huyện Chư Sê. Ở phía Bắc, lưu vực sông Ba tiếp giáp với lưu vực sông Sê San. Ở phía Nam và Tây Nam, lưu vực sông Ba tiếp giáp với lưu vực sông Sêrêpok, phía Đông là lưu vực các sông nhỏ của các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, BìnhĐịnh.
Hệ thống sông Ba có khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt trên một khu vực rộng lớn, nhất là các huyện Phú Thiện, Krông Pa, Kông Chro, thị xã Ayun Pa. Nhiều công trình thủy lợi và công trình cấp nước khai thác trên hệ thống sông này đãđược xây dựng, như công trình thủy lợi Ayun Hạ có khả năng tưới cho 13.500 ha lúa 2 vụ và cải tạo cả một vùng đất rộng lớn, các hệ thống cấp nước cho sinh hoạt như nhà máy nước Ayun Pa, Krông Pa và Kông Chro.
- Hệ thống sông Sê San
Hệ thống sông Sê San bao gồm 2 nhánh lớn là sông ĐăkBla và sông Pôcô, một nhánh nhỏ đổ về phía hạ lưu là sông Sa Thầy.
Sông Sê San có tổng chiều dài 230 km, độ dốc bình quân 5,5%, địa hình dốc dần về phía biên giới. Trên 80% diện tích lưu vực có độ cao trên 600 m.
Trong mùa mưa, trên sông Sê San xuất hiện nhiều đỉnh lũ và phân bố đều trong cả mùa mưa. Do mưa lũ kéo dài nên lưu lượng thấp nhất của sông trong mùa lũ lớn hơn hẳn lưu lượng cơ bản trong các tháng chuyển tiếp.
Ngoài hệ thống sông Ba và sông Sê San trên địa bàn tỉnh còn có các phụ lưu của sông Sêrêpok bao gồm các nhánh sông như Ia Drăng, Ia Lốp, Ia Muer lưu vực chiếm toàn bộ diện tích huyện Chư Prông và một phần phía Tây huyện Chư Sê. Chính những sông suối này đã tạo ra vùng trũng Ia Lâu, Ia Mơ rộng lớn đang được khai thác cho sản xuất nông nghiệp.
b. Hệ thống các hồ nước thủy điện và thủy lợi
Bên cạnh hệ thống sông suối khá phong phú, trên địa bàn tỉnh hiện nay còn có rất nhiều hồ nước tự nhiên và nhân tạo như:
- Hồ thủy lợi: Ayun Hạ, Biển Hồ, Ia Hrung, Ia Năng,…
- Hồ thủy điện: Ya Ly, Ry Ninh, …
Các hồ này có ý nghĩa rất lớn trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp cũng như đời sống, vừa là nơi dự trữ nước trong mùa khô vừa có chức năng sinh thái và cảnh quan trong vùng, một số hồ còn có ý nghĩa trong du lịch như Biển Hồ, hồ Ya Ly, hồ Ayun Hạ.
Do địa hình,địa mạo của tỉnh khá thuận lợi cho xây dựng các hồ chứa và đập dâng ngay trong các khu vực sản xuất nông nghiệp, đồng thời có thể kết hợp giữa khai thác tiềm năng to lớn về thuỷ điện với mở rộng diện tích tưới và điều tiết dòng chảy.
Tuy nhiên trong việc sử dụng nguồn tài nguyên nước của tỉnh cũng còn có một số hạn chế như: Địa hình bị chia cắt, mức chênh lệch giữa cao trình dòng chảy và địa bàn cần tưới thường rất lớn, thất thoát nước trên các tuyến kênh dẫn tương đối nhiều, chi phí cho xây dựng công trình và cho bơm tưới khá tốn kém.
Việc bê tông hoá các tuyến kênh sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nước và mở rộng địa bàn tưới của các công trình thuỷ lợi. Thời gian cần tưới trong năm không dài và không thường niênở một số khu vực, nên hiệu quả các công trình ở những khu vực này sẽ thường không cao.
4.1.1.5. Đặc điểm đất nâu đỏ phát triển trên đá bazan
Theo kết quả phúc tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000 năm 2005 và đượcbổ sung năm 2010 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung thì trên địa bàn tỉnh Gia Lai có 10 nhóm đất chính được thể hiện trong bảng 4.1.
Bảng 4.1. Diện tích các nhóm đất phân bốtại tỉnh Gia Lai
TT Tên đất Ký hiệu Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1 Nhóm đất cát( cát ven sông) C 41 0,003
2 Nhóm đất phù sa P 56.076 3,61
3 Nhóm đất lầy và than bùn T 162 0,01
4 Nhóm đất xámvà bạc màu X; B 345.399 22,23
5 Đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn DK; XK 1.719 0,11
6 Nhóm đất đen R 26.957 1,74
6.1 Đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan Rk 3.876 0,25 6.2 Đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và bazan Ru 23.081 1,49
7 Nhóm đất đỏvàng F 752.812 48,45
7.1 Đất nâu tím trên đá bazan Ft 88.220 5,68
7.2 Đất nâu đỏ trên đá bazan Fk 273.847 17,63
7.3 Đất nâu vàng trên đá bazan Fu 20.490 1,32
7.4 Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs 49.000 3,15
7.5 Đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa 312.146 20,09
7.6 Đất vàng nhạt trên đá cát Fq 3.063 0,20
7.7 Đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp 5.418 0,35
7.8 Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước Fl 628 0,04
8 Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi H 180.443 11,61
8.1 Đất mùn nâu đỏ trên đá bazan Hk 30.166 1,94
8.2 Đất mùn đỏ vàng trên đá sét và biến chất Hs 2.926 0,19 8.3 Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha 147.351 9,48 9 Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D 14.631 0,94
10 Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá E 143.791 9,25
Tổng cộng 1.522.031 97,96
Sông suối và mặt nước chuyên dùng 31.662 2,04
Tổng diện tích tự nhiên 1.553.693 100,00
Hình 4.2. Sơ đồ đất tỉnh Gia Lai
Nguồn: Phân viện Quy hoạch và Thiết kế NN miền Trung (2010) Kết quả tổng hợp cho thấy trong 10 nhóm đất tại Gia Lai thì nhómđất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 752.812 ha, chiếm 48,45% DTTN và nhóm có diện tích nhỏ nhất là nhóm bãi cát nhưng là cát ven sôngcó 41 ha, chiếm 0,003%
DTTN. Trong nhóm đất đỏ vàng, đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất có diện tích lớn nhất với 273.847 ha, chiếm 17,63% diện tích tự nhiên của tỉnh và 62,28%
diện tích đất được hình thành trên sản phẩm phong hoá của đá bazan tại 2 cao nguyên thuộc tỉnh Gia Lai. Các loại đất có cùng nguồn gốc hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá bazan với đất nâu đỏ là đất nâu tím trên đá bazan (Ft) có
diện tích 88.220 ha, đất nâu vàng trên đá bazan (Fu) 20.490 ha, đất nâu thẫm trên sản phẩm đá bọt và bazan (Ru) có diện tích 23.081ha, đất đen trên sản phẩm bồi tụ của bazan (Rk) có diện tích 3.876 ha và đất mùn nâu đỏ trên đá bazan (Hk) 30.166 ha.
Đât nâu đỏ trên bazan có nhiều ở cao nguyên Pleiku, tại vùng nghiên cứu là huyện Ia Grai có đến 45.947 ha. Đây là loại đất hình thành từ sản phẩm phong hoá của đá bazan. Do quá trình phong hóa đá và biến đổi khoáng sét xảy ra nhanh, các khoáng thứ sinh tồn tại trong đất chủ yếu là kaolinit và sesquioxit, đồng thời quá trình rửa trôi kiềm và tích lũy sắt nhôm xảy ra mạnh mẽ. Mặt khác do hình thành trongđiều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, quá trình phong hóa đá và khoáng sét xảy ra mạnh và kiệt: hầu như không còn các khoáng có khả năng phong hóa (khoáng có khả năng phong hóa chiếm ít hơn 10% trong cấp hạt thịt), các khoáng thứ sinh còn trong đất chủ yếu là khoáng kaolinit và các khoáng của các hydroxyt Fe, Al (CEC < 16 me/100g sét) được xếp vào nhóm đất đỏ (Ferralsols).
Đất nâu đỏ trên đá bazan có hình thái phẫu diện khá đồng nhất, sự phân hóa tầng đất chủ yếu dựa vào sự thay đổi về độ nén chặt, độ xốp trong đất và mức độ tích lũy hữu cơ ở lớp đất phía trên cao hơn so với các lớp sâu hơn. Nhìn chung đất nâu đỏ trên đá bazan có cấu trúc viên, ít chặt và có độ xốp cao suốt phẫu diện.
Đất có phản ứng chua hầu như toàn phẫu diện; pHKCl đạt giá trị chua (pHKCl: 3,7-5,2). Đất có hàm lượng hữu cơ trung bìnhởtầng mặt (OM: 2,0-4,0%) giảm dần theo độ sâu của phẫu diện . Đạm tổng số khá (N%: 0,134-0,196). Lân tổng số dao động từ khá đến giàu (P2O5%: > 0,1đến < 0,25)nhưng lân dễ tiêuở mức nghèo (P2O5 dễ tiêu: 1,33-2,81 mg/100 g đất). Cation trao đổi như Ca++, Mg++, K+ trong đất đều rất thấp (Ca++: 1,0 me/100g đất, Mg++: 0,2-0,6 me/100g đất, K+: 0,04-0,06 me/100g đất, CEC: 6,37-11,76 me/100gđất).
Đất nâu đỏ trên b azan phân bố ở địa hình tương đối bằng, phần lớn ở độ dốc < 8o (261.254 ha, chiếm 95% diện tích loại đất này) và cũng là loại đất có tầng đất mịn rất dày, d iện tích đất có tầng dày > 100 cm là 190.808 ha, chiếm 69,68% diện tích của đơn vị đất này.
Như vậy đất nâu đỏ trên đá bazan là loại đất tốt với nhiều lợi thế phát sinh từ loại đá macma bazơ, có địa hình cao nguyên. Tuy nhiên đất nghèo lân, kali dễ tiêu, nghèo cation trao đổi như canxi, magiê.