Tính chất hoá học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 70 - 81)

4.2. THỰC TRẠNG MỘT SỐ TÍNH CHẤT LÝ, HÓA HỌC VÀ SINH HỌC CỦA ĐẤT BAZAN TÁI CANH CÀ PHÊ TẠI GIA LAI

4.2.2. Tính chất hoá học

Tính chất hoá học của đất thể hiện khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, tuy nhiên khả năng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ ẩm đất, đ ộ

chua của đất và loại cây trồng cũng như thời kỳ sinh trưởng của nó. Những đất tốt phải là những đất cóchứa hàm lượng dinh dưỡng cao bao gồm cả chất tổng số cũng như dễ tiêu và phải cân đối, không chứa độc tố. Sự thiếu hụt một nguyên tố dinh dưỡng nào đó đến mức kìm hãm năng suất có thể coi là yếu tố hạn chế trong đất. Xét về mặt bản chất đất phát triển trên đá bazan là loại đất tốt, không chỉ có tính chất vật lý tốt mà tính chất hoá học cũng tốt, ngoại trừ một số yếu tố phát sinh từ nguồn gốc đá mẹ như lândễ tiêu, kali hoặc lưu huỳnh. Tuy nhiên sau khi khai thác, sử dụng để trồng cà phê kéo dài trên dưới 20 năm thì xu hướng biến động của tính chất hoá học như thế nào và có ảnh hưởng đến khả năng tái canh cà phê tốt hay xấu đòi hỏi cần phải xem xét. Kết quả phân tích một số tính chất hoá học của đất tái canh cà phê tốt, xấu và trung bìnhđược trình bày lần lượt tại các bảng 4.18 đến 4.25.

4.2.2.1. Độ chua của đất

Kết quả phân tích về độ chua (pHKCl) của 60 mẫu đất tái canh cà phê trình bày trong bảng 4.18 cho thấy, đất bazan sau 1 chu kỳ trồng cà phê tại vùng nghiên cứu có pHKCltrung bìnhở tầng 1 là 4,66 và tầng 2 là 4,69; cao nhất ở tầng 1 là 5,54 vàở tầng 2 là 5,36, thấp nhất ở tầng 1 là 4,30 vàở tầng 2 là 4,35.

Bảng 4.18. Độ chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số của đất bazan tại các vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu

Vườn Tầng đất

Giá trị của các

chỉ tiêu pHKCl OM (%) N (%)

Tổng 60 vườn (n=60)

T1

Trung bình 4,66 3,71 0,25

Độ lệch chuẩn 0,25 1,07 0,03

Thấp nhất 4,30 2,26 0,20

Cao nhất 5,54 5,17 0,32

T2

Trung bình 4,69 2,49 0,18

Độ lệch chuẩn 0,24 0,69 0,04

Thấp nhất 4,35 1,45 0,11

Cao nhất 5,36 4,04 0,29

So với pHKCl của đất dưới rừng còn tốt (pHKCl4,5-5,5) không có sự khác biệt (Nguyễn Văn Toàn, 2005) còn nếu so với đất trước khi trồng cà phê giá trị pHKCl đất trồng cà phê tái canh đều tăng tại các tầng. Điều này chứng tỏ việc bón vôi và các loại phân có hàm lượng canxi cao trong quá trình canh tác cà phêở chu kỳ 1 đã giúp cải thiện độ chua của đất. Với giá trị pHKCl như vậy theo Vũ Cao Thái

(1985), Coste (1992) vẫn nằm trong khoảng thích hợp với cây cà phê (pHKCl 4,5- 5,5). Giới hạn dưới của cây cà phê là 3,5 và giới hạn trên là 6,5, nghĩa là đất ít chua hơn.

Số liệu tổng hợp về giá trị pHKClcủa đất theo chất lượng vườn cây (bảng 4.19) cho thấy giữa các loại vườn cà phê tốt, xấu và tr ung bình không có sự khác biệt về giá trị pHKClở cả tầng 1và tầng 2.

Bảng4.19.Độ chua, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số phân theo chất lượng vườncà phê tái canh vùng nghiên cứu

Vườn Tầng đất

Giá trị của các

chỉ tiêu pHKCl OM (%) N (%)

Tốt (n=20)

T1 Trung bình 4,60 4,87 0,26

Độ lệch chuẩn 0,17 0,22 0,03

T2 Trung bình 4,64 3,04 0,22

Độ lệch chuẩn 0,20 0,40 0,02

Trung bình (n=20)

T1 Trung bình 4,67 3,62 0,24

Độ lệch chuẩn 0,20 0,84 0,03

T2 Trung bình 4,68 2,49 0,18

Độ lệch chuẩn 0,21 0,69 0,03

Xấu (n=20)

T1 Trung bình 4,71 2,64 0,24

Độ lệch chuẩn 0,33 0,41 0,02

T2 Trung bình 4,74 1,95 0,14

Độ lệch chuẩn 0,30 0,48 0,04

(*) T1 Trung bình 4,2 5,49 0,23

T2 Trung bình 4,2 2,51 0,15

Ghi chú: (*) Viện Quy hoạch & TKNN- Kết quả điều tra cơ bản về đất Tây Nguyên.

Xét theo chiều sâu phẫu diện giá trị trung bình pHKCl có chiều hướng tăng dần từ tầng trên xuống tầng dưới, hiện tượng này được giải thích là do quá trình rửa trôi các cation kiềm và kiềm thổ ở tầng mặt xuống tầng dưới và được tích lũy ở các tầng sâu làm cho pH của các tầng dưới có cao hơn so với tầng trên nhưng giá trị chênh lệch không đáng kể.

4.2.2.2. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số

Theo Đỗ Ánh (2003), hữu cơ trong đất là một nguồn chất dinh dưỡng có tương quan rất chặt chẽ với độ phì nhiêu của đất, nhất là trong điều kiện nhiệt đới nóngẩm của nước ta. Dưới tác động của nhiệt độ và độ ẩm cao, hữu cơ bị phân giải nhanh chóng và bị rửa trôi dần dần. Đất rừng sau khi khai phá để trồng trọt

thì chỉ số canh tác (biểu thị bằng % mùn )ở đất trồng trọt chỉ bằng 18-26% đất rừng. Kết quả phân tích về hàm lượng hữu cơ của 60 mẫu đất tái canh cà phê được trình bày ở bảng 4.18 cho thấy, đất bazan sau 1 chu kỳ trồng cà phê tại vùng nghiên cứu hàm lượng hữu cơ trung bình là 3,71%ở tầng 1 và ở tầng 2 là 2,49%, cao nhất ở tầng 1 là 5,17 %và ở tầng 2 là 4,04%, thấp nhất ở tầng 1 là 2,26% vàởtầng 2 là 1,45%. Tuy nhiên khi tổng hợp hàm lượng hữu cơ theo chất lượng vườn cây (bảng 4.19) cho thấy, vườn cà phê tái canh tốt có hàm lượng OM vào loại giàu với 4,87%ởtầng 1 và ở tầng 2 là 3,04%, tiếp đến là tái canh trung bình 3,62%ở tầng 1 và ở tầng 2 đạt 2,49% và thấp nhất là tái canh xấu có hàm lượng hữu cơ tầng mặt là 2 ,64% và ở tầng 2 đạt 1,95%. So với đất trước khi trồng cà phê, hàm lượng hữu cơ đã giảm 11,29 đến 51,91%ở tầng 1.

Với hàm lượng đạm tổng số cũng có xu hướnggần tương tự nhưhàmlượng chất hữu cơ. Tổng hợp số liệu phân tích về hàm lượng đạm tổng số của 60 mẫu đất tái canh cà phêđược trình bày tại bảng 4.18 cho thấy, đất bazan sau 1 chu kỳ trồng cà phê có hàm lượng đạm tổng số trung bìnhở tầng 1 là 0,25% vàở tầng 2 là 0,18%; cao nhất ở tầng 1 là 0,32% và ởtầng 2 là 0,29%, thấp nhất ở tầng 1 là 0,20% và ởtầng 2 là 0,11%. Tổng hợp hàm lượng đạm tổng số theo chất lượng vườn cà phê (bảng 4.19) cho thấy, trong các loại vườn cà phê nghiên cứu, vườn cà phê tốt có hàm lượng đạm tổng số giàu ở tầng 1 với giá trị trung bình đạt 0,26% và ở tầng 2 đạt 0,22%, giảm rõ rệt so với tầng 1 do hàm lượng hữu cơ giảm nhanh.Vườn cà phê trung bình có hàm lượng đạm tổng số đạt 0,24%, thấp hơn so với vườn cà phê tốt và ởtầng 2 đạt 0,18%. Trong khi đó giá trị đạm tổng số của vườn cà phê xấulần lượt theo tầng 1 là 0,24 % và tầng 2 là 0,14%. So với đất trước khi trồng cà phê, hàm lượng đạm tổng số trong đất ở cà phê tốt, trung bình và cà phê xấu không có sự biến động lớn.

4.2.2.3. Hàm lượng lân và ka li

Theo DeTurk (1931), lân là một chỉ tiêu của độ phì nhiêuđất. “Đất giàu lân mới có độ màu mỡ cao và ngược lại đất có độ màu mỡ cao đều giàu lân” (dẫn theo Nguyễn Ngọc Nông, 1996). Theo Đỗ Ánh (2003), sau đạm và lân thì kali là nguyên tố dinh dưỡng quan trọng thứ 3 đối với cây trồng. Các kết quả nghiên cứu cho thấy kali trong đất tập trung chủ yếu vào các hạt limon mịn và vừa nếu còn chứa khoáng nguyê n sinh. Điều này đã được Nguyễn Vy, Trần Khải (1969) đã chỉ ra rằng, kali tập trung trong những hạt có độ phân tán cao. Qua phân tích 178 mẫu đất bạc màu thấy hệ số tương quan giữa cấp hạt sét, tỷ lệ % kali tổng số là r

= +0,782. Năm 1969, các tác giả đã cho thấy nếu chỉ căn cứ tỷ lệ % các hạt sét trong đất mà không chú ý thành phần khoáng là không đúng.

Kết quả phân tích hàm lượng lân tổng số của 60 mẫu đất tái canh cà phê được trình bày tại bảng 4.20 cho thấy, đất bazan sau 1 chu kỳ trồng cà phê có hàm lượng lân tổng số trung bình của tầng 1 là 0,26% vàở tầng 2 là 0,22%, cao nhất ở tầng 1 là 0,38% vàở tầng 2 là 0,31%, thấp nhất ở tầng 1 là 0,17% vàở tầng 2 là 0,14%. So với số liệu phân tích hàm lượng lân tổng số trong đất phát sinh từ bazan dưới rừng được Nguyễn Tử Siêm và Trần Khải (1996) công bố đạt 0,2- 0,3% thì không có sự khác biệt sau một chu kỳ canh tác cà phê. Với hàm lượng lân tổng số như vậy có thể đáp ứng yê u cầu của cây cà phê (Roskoki (1982), Bomemiza (1982) và Phạm Kiến Nghiệp (1985)).

Bảng 4.20.Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ tiêu của đấtbazan tại các vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu

Vườn Tầng đất

Giá trị của các chỉ tiêu

Tổng số (%)

Dễ tiêu (mg/100g đất) P2O5 K2O P2O5 K2O

Tổng 60 vườn (n=60)

T1

Trung bình 0,26 0,12 18,18 6,20

Độ lệch chuẩn 0,05 0,07 6,92 3,29

Thấp nhất 0,17 0,02 5,68 1,42

Cao nhất 0,38 0,41 36,83 21,59

T2

Trung bình 0,22 0,09 8,13 5,15

Độ lệch chuẩn 0,05 0,03 4,85 2,51

Thấp nhất 0,14 0,01 3,64 1,21

Cao nhất 0,31 0,29 30,33 13,70

Tổng hợp số liệu phân tích theo chất lượng vườn cây (bảng 4.21) cho thấy, vườn cà phê tốt có hàm lượng lân tổng số cao nhất với 0,27% ở tầng 1 và ởtầng 2 giảm thấp nhưng vẫn vào loại giàu với 0,22 %; vườn cà phê trung bình có hàm lượnglân tổng số trung bìnhở tầng 1 là 0,26 % vàở tầng 2 là 0,22% còn vườn cà phê xấu có hàm lượng lân tổng số ở tầng 1 là 0,26% và ở tầng 2 là 0,22%. Như vậy giữa các vườn cà phê có chất lượng khác nhau không có sự khác biệt về hàm lượnglân tổng số ở cả tầng 1 và tầng 2 mà chỉ có sự hơn kém nhau xét về giá trị tuyệt đối.

Bảng4.21.Hàm lượng lân, kali tổng số và dễ tiêu phân theo chất lượng vườn cà phê tái canh tại vùng nghiên cứu

Vườn Tầng đất

Giá trị của các chỉ tiêu

Tổng số (%)

Dễ tiêu (mg/100g đất) P2O5 K2O P2O5 K2O

Tốt (n=20)

T1 Trung bình 0,27 0,11 21,20 8,99

Độ lệch chuẩn 0,05 0,05 7,49 3,71

T2 Trung bình 0,22 0,09 8,92 7,06

Độ lệch chuẩn 0,04 0,01 4,64 2,80

Trung bình (n=20)

T1 Trung bình 0,26 0,14 16,57 5,80

Độ lệch chuẩn 0,06 0,09 4,28 1,38

T2 Trung bình 0,22 0,09 7,50 4,86

Độ lệch chuẩn 0,04 0,01 3,49 1,36

Xấu (n=20)

T1 Trung bình 0,26 0,11 16,78 3,82

Độ lệch chuẩn 0,04 0,08 7,73 1,93

T2 Trung bình 0,22 0,09 7,98 3,54

Độ lệch chuẩn 0,05 0,05 6,18 1,79

(*) T1 Trung bình 0,03 2,57

T2 Trung bình 0,02 1,77

Ghi chú: (*) Viện Quy hoạch & TKNN- Kết quả điều tra cơ bản về đất Tây Nguyên.

Số liệu tổng hợp về lân dễ tiêu của 60 mẫu đất tái canhđược trình bày trong bảng 4.20 cho thấy, giá trị trung bình ở tầng 1 là 18,18 mg P2O5/100 g đất và ở tầng 2 là 8,13 mg P2O5/100 g đất, cao nhất ở tầng 1 là 36,83 mgP2O5/100 g đất và ở tầng 2 là 30,33 mg P2O5/100 g đất, giá trị thấp nhất của tầng 1 là 5,68 mg P2O5/100 g đất vàởtầng 2 là 3,64 mg P2O5/100 g đất. So với đất trước khi trồng có sự gia tăng hàm lượng lân dễ tiêu trong đất sau một chu kỳ trồng cà phê, điều này cho thấy có sự đầu tư phân lân quá nhiều trong các yếu tố phân bón.

Tổng hợp số liệu phân tích về hàm lượng lân dễ tiêu trong đất tái canh (bảng 3.21) theo chất lượng vườn cây cho thấy có sự khác nhau không nhiều giữa cácvườn, trong đó vườn cà phê tốt có hàm lượng lân dễ tiêu đạt cao nhất ở tầng mặt với 21,20 mg/100 g đất và ở tầng 2 đạt 8,92 mg/100 g đất, tái canh trung bình có hàm lượng lân dễ tiêu ởtầng 1 là 16,57 mg/100 g đất và ởtầng 2 là 7,50

mg/100 g đất còn vườn cà phê tái canh xấu có hàm lượn g lân dễ tiêu ở tầng mặt là 16,78 vàởtầng 2 là 7,98mg/100 g đất.

Số liệu tổng hợp về hàm lượng kali tổng số của 60 mẫu đất tái canh trình bày tại bảng 4.20cho thấy đất có hàm lượng kali tổng sốrất thấp và có xu hướng nghèo kiệt, giá trị trung bìnhở tầng 1 là 0,12% vàở tầng 2 là 0,09%, cao nhất ở tầng 1 là 0,41% và ở tầng 2 là 0,29%, giá trị thấp nhất của tầng 1 là 0,02% và ở tầng 2 là 0,01%. Sự nghèo kiệt kali củ a đất bazan trồng cà phê tái canh vùng nghiên cứu là do nhiều nguyên nhân, trước hết là do nguồn gốc phát sinh của đất là từ đá bazan, thứ đến là do tính linh động của kali so với các yếu tố đa lượng trong điều kiện nhiệt đới nên rất dễ bị rửa trôivà nhu cầu kali của cà phê rất cao.

Trong khi đó quá trình canh tác cà phêở chu kỳ 1 người dân đã không bổ sung đủ lượng kali cà phê đã lấy đi từ đất. Trong các vườn cà phê nghiên cứu không tìm thấy mối tương quan nào giữa những vườn có chất lượng khác nhau. So với đất trước khi trồng cà phêở chu kỳ 1, kali tổng số giảm đi rõ rệt.

Số liệu tổng hợp về hàm lượng kali dễ tiêu của 60 mẫu đất tái canh trình bày tại bảng 4.20 cho thấy, giá trị trung bìnhở tầng 1 là 6,20 mg K2O/100 g đất vàởtầng 2 là 5,15 mg K2O/100 g đất, cao nhất ở tầng 1 là 21,59 mg/100 g đất và ởtầng 2 là 13,70 mg/100 g đất, giá trị thấp nhất của tầng 1 là 1,42 mg/100 g đất vàởtầng 2 là 1,2 1 mg/100 g đất.

Khi tổng hợp hàm lượng kali dễ tiêu theo chất lượng vườn cây (bảng 4.21) cho thấy có sự khác biệt rõ rệt giữa các loại vườn. Tại vườn cà phê tái canh tốt có hàm lượng kali dễ tiêu cao nhất khi giá trị trung bình tầng 1 là 8,99 mg/100g đất, ởtầng 2 là 7,06 mg/100g đất, trong khi đó tại vườn tái canh trung bình các giá trị này lần lượt là 5,80 mg/100g đất và 4,86 mg/100g đất, tại vườn tái canh xấu là 3,82mg/100g đấtvà 3,54mg/100g đất.

4.2.2.4. Hàm lượng canxi, magiê và nhôm di động

Số liệu tổng hợp về hàm lượng Ca++của 60 mẫu đất tái canh trình bày tại bảng 4.22 cho thấy có sự biến động rất lớn về giá trị hàm lượng Ca++trong đất tái canh. Trong đó giá trị trung bình của Ca++ở tầng 1 là 3,61 me/100 g đất và ởtầng 2 là 3,34 me/100 g đất, cao nhất ở tầng 1 là 8,20 me/100 đất và ở tầng 2 là 5,80 me/100 g đất, giá trị thấp nhất của tầng 1 là 0,63 me/100 g đất và tầng 2 là 0,23 me/100 g đất. So với kết quả điều tra đất Tây nguyên của Viện Quy hoạch &

TKNN năm 1985thìhàm lượng Ca++trao đổi đãđược cải thiện đáng kể.

Bảng 4.22. Hàm lượng cat ion trao đổi canxi, magiê và nhôm di động của đất bazan tại các vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu

Vườn Tầng đất

Giá trị của các chỉ tiêu

Cation trao đổi(me/100g)

Ca++ Mg++ Al+++

Tổng 60 vườn (n=60)

T1

Trung bình 3,61 0,67 0,35*

Độ lệch chuẩn 1,66 0,44 0,22

Thấp nhất 0,63 0,01 0,04

Cao nhất 8,20 3,18 0,92

T2

Trung bình 3,34 0,49 0,28**

Độ lệch chuẩn 1,42 0,36 0,14

Thấp nhất 0,23 0,03 0,04

Cao nhất 5,80 2,00 0,60

Ghi chú: (*) - Giá trị trung bình của 34 vườn.

(**) - Giá trị trung bình của 36 vườn.

Tổng hợp hàm lượng canxi trao đổi theo chất lượng vườn cây (bảng 4.23) cho thấy, giá trị trung bình hàm lượng Ca++ ở các vườn không có sự khác nhau đáng kể và cũng không có mối quan hệ nào liên quan đến chất lượng vườn cây.

Trong đó vườn tốt có giá trị Ca++ trung bìnhở tầng 1 là 3,71 me/100g đất và tại tầng 2 là 3,50 me/100 g đất, vườn trung bình có giá trị canxi trung bình là 3,47 me/100 g đất và ởtầng 2 là 3,2 4me/100 g đất, còn vườn cà phê xấu có giá trị Ca++

trao đổi lần lượt ở tầng 1 và tầng 2 là 3,6 6 me/100 g đất và 3, 27me/100 g đất.

Số liệu tổng hợp về hàm lượng Mg++trao đổi của 60 mẫu đất tái canh được trình bày tại bảng 4.22 cho thấy có sự biến động rất lớn về giá trị hàm lượng Mg++trong đất tái canh. Trong đó giá trị trung bình của Mg++ ở tầng 1 là 0,67 me/100 g đất và ởtầng 2 là 0,49 me/100 g đất, cao nhất ở tầng 1 là 3,18 me/100 đất và ởtầng 2 là 2,00 me/100 g đất; giá trị thấp nhất của tầng 1 là 0,01 me/100 g đất và tầng 2 là 0,03 me/100 g đất. Nếu so với đất trước khi trồng cà phê có giá trị của magiê là 3,34 me/100g đất, thìđất bazan trồng cà phê tái canh đã suy giảm rất lớn. Tình trạng cation trao đổi thấp không chỉ diễn ra ở đất phát triển trên đá bazan mà còn xảy ra khá phổ biến ở vùng đồi núi nước ta, nơi xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi các cation trao đổi mãnh liệt, đồng thời với quá trình ấy là quá trình tích lũy tương đối sắt, nhôm rất điển hình.

Đối với hàm lượng nhôm di động của 60 mẫu đất tái canh được trình bày tại bảng 4.22 thì giá trị trung bìnhở tầng 1 tại 34 mẫu xuất hiện Al++là 0,35 me/100 g đất vàởtầng 2 của 36 mẫu xuất hiện Al++là 0,28 me/100g đất, cao nhấtở tầng

1 là 0,92 me/100 g đất và ởtầng 2 là 0,6 me/100 g đất, giá trị thấp nhất của tầng 1 là 0,04 me/100 g đất và ởtầng 2 là 0,04 me/100 g đất. So với kết quả điều tra đất Tây nguyên của Viện Quy hoạch & TKNN năm 1985 , hàm lượng nhôm di động không có sự khác biệt nhiều.

Bảng 4.23. Hàm lượng cation trao đổi canxi, magiê và nhôm di động phân theo chất lượng vườn cà phê tái canh vùng nghiên cứu

Vườn Tầng đất

Giá trị của các chỉ tiêu

Cation trao đổi(me/100g)

Ca++ Mg++ Al+++

Tốt (n=20)

T1 Trung bình 3,71 0,89 0,34

Độ lệch chuẩn 1,53 0,60 0,23

T2 Trung bình 3,50 0,56 0,24

Độ lệch chuẩn 1,40 0,42 0,10

Trung bình (n=20)

T1 Trung bình 3,47 0,63 0,30

Độ lệch chuẩn 1,49 0,31 0,14

T2 Trung bình 3,24 0,50 0,37

Độ lệch chuẩn 1,44 0,37 0,16

Xấu (n=20)

T1 Trung bình 3,66 0,48 0,38

Độ lệch chuẩn 1,99 0,24 0,26

T2 Trung bình 3,27 0,39 0,26

Độ lệch chuẩn 1,49 0,26 0,14

(*) T1 Trung bình 3,10 3,34 0,25

T2 Trung bình - - 0,24

Ghi chú: (*) Viện Quy hoạch &TKNN - Kết quả điều tra cơ bản về đất Tây Nguyên.

Tổng hợp số liệu phân tích về hàm lượng nhôm di động trong đất theo chất lượng vườn cây (bảng 4.23) cho thấy không có mối quan hệ giữa hàm lượng nhôm di động với chất lượng vườn cây cà phê tái canh , giá trị hàm lượng Al+++

tại vườn cà phê tái canh tốt (n=14) ở tầng 1 là 0,34 me/100 g đất và ở tầng 2 (n=14) là 0,24 me/100 g đất. Trong khi đó vườn cà phê trung bình có giá trị nhôm di động còn thấp hơn với 0,30 me/100 g đất ở tầng 1(n=9) và 0,37 me/100 g đất ở tầng 2 (n=11), còn đất vườn xấu là 0, 38 me/100 đất ở tầng 1 (n=11) và 0,26 me/100 g đất ở tầng 2 (n=11). Hàm lượng nhôm di động trong đất tương đồng với giá trị pH và tăng theo chiều sâu phẫu diện như đã nêu ở phần trên.

Điều này có thể được giải thích là mức độ di động của nhôm phụ thuộc vào giá trị pH. Theo đó hàm lượng Al+++ di động nhanh chóng giảm xuống khi pHKCl tăng lên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 70 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)