4.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHẮC PHỤC YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG ĐẤT ĐỎ BAZAN TÁI CANH
4.4.1. Thí nghiệm sử dụng phân hữu cơ khắc phục yếu tố hạn chế về hữu cơ
Trước khi tiến hành thí nghiệm, chúng tôi đã lấy mẫu phân tích dung trọng, hàm lượng hữu cơ và thành phần cũng như mật độ tuyến trùng . Kết quả được trình bày trong bảng bảng 4.34.
Bảng 4.34. Thành phần và mật độ tuyến trùng trong đất trước khi trồng Công
thức
Dung trọng (g/cm3)
OM(%)
Thành phần và mật độ tuyến trùng trong đất (cá thể/250g đất)
Pra. Meloi. R. reni
CT1 0,87 2,54 106a 0 399a
CT2 0,87 2,51 74b 0 90b
CT3 0,88 2,49 82b 0 113b
TB 0,87 2,51 89 0 201
CV - - 1,71 0 2,62
LSD0,05 - - 0,08 ns 0,13
Pra.: Pratylenchus spp.
Meloi.: Meloidogyne spp.
R. reni: Rotylenchulus reniformis
Đất thí nghiệm đểtrồng tái canh cà phê có dung trọng vàhàm lượng hữu cơ trung bìnhởcác công thức thí nghiệm (bảng 4.34), hàm lượng hữu cơ này được coi là yếu tố hạn chế trên đất bazan. Tuy nhiên có sự khác biệt về sự xuất hiện cũng như loài tuy ến trùng. Trong đó có 2 loài tuyến trùng phổ biến là Pratylenchus spp. và Rotylenchulus reniformis nhưng loài có mật độ lớn là Rotylenchulus reniformis. Đây là một trong những loại tuyến trùng đáng chúý xuất hiện ở tất cả các công thức thí nghiệm nhưng chỉ gây hại mạnh trên cây cà phê chè (Wiryadiputra, 2002). Trong khi đó hai loài tuyến trùng gây hại mạnh trên cà phê vối là P. Coffeae xuất hiện với mật độthấp, nhiều nhấtởcông thức 1.
Riêng loài M. Inconigta không thấy xuất hiệnở tất cảcác công thức thí nghiệm.
Dưới đây xin trình bày kết quảtheo dõi thí nghiệm.
4.4.1.1. Tình hìnhsinh trưởngcủa cây cà phê tái canh
Sinh trưởng và phát triển của cây cà phê sau khi trồng là các chỉ tiêu quan trọng biểu thịkhả năng tái canh thành công hay không thành công. Kết quả theo dõi sinh trưởng tại các công thức thí nghiệm sau 18 tháng trồng được trình bày ở bảng 4.35.
Bảng 4.35. Các chỉ tiêu sinh trưởng sau 18 tháng trồng
Công thức ĐKG(cm) Cao cây (cm)
Số cặp cành cấp 1
Dài cành
(cm) Số đốt/cành
CT1 3,2 b 93,8 16,3b 69,6 17,5b
CT2 4,1 a 114,8 19,3a 79,6 19,9a
CT3 3,1 b 100,6 17,2ab 71,0 18,2b
TB 3,5 103,1 17,6 73,4 18,5
CV(%) 9,6 10,6 6,8 7,5 3,8
LSD0,05 0,8 24,8 2,7 12,4 1,6
So sánh các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các công thức cho thấy có sựkhác biệt giữa các công thức, trong đó các chỉ tiêu sinh trưởng ở công thức CT2 đều cao hơn các công thức còn lại, sự khác biệt này rất có ý nghĩa thống kê về các chỉ tiêu đường kính gốc, sốcặp cành cấp 1 và số đốt/cành. Điều này cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng ởcông thức bón 20 tấn phân chuồng/ha cao hơn các công thức bón 10 tấn phân chuồng/ha hoặc bón 4 tấn HCVS/ha.
Một trong những chỉtiêu quan trọng phản ánh hiệu quảcủa việc tái canh cà phê là tỷ lệ vàng lá, chỉ tiêu này không chỉ phản ánh khả năng sinh trưởng mà còn phản ánh khả năng chống chịu sâu bệnh của cây cà phê. Tỷlệ vàng lá ởcác công thức thí nghiệm biến động qua các tháng được thểhiệnởbảng 4.36.
Bảng4.36. Tỷ lệ cây vàng lá qua các thời điểm
ĐVT: %
Công thức 6 tháng 18 tháng 30 tháng
CT1 10,0a 3,3 8,3a
CT2 6,7b 2,0 5,0b
CT3 8,3ab 3,3 5,0b
TB 8,3 2,9 6,1
CV(%) 15,5 23,1 5,5
LSD0,05 2,9 1,5 0,8
Tỷ lệ cây vàng lá có sự biến động lớn theo từng thời điểm theo dõi. Sau 6 tháng tỷlệvàng lá trung bình của các công thức là cao nhất với 8,3% sau đó giảm xuống 2,9% tại thời điểm 18 tháng và có giá trị6,1% tại thời điểm 30 tháng. Trong cùng một thời điểm 6 tháng và 30 tháng thì tỷ lệ vàng lá giữa các công thức thí nghiệm có sựkhác biệt khi CT1 luôn có tỷlệvàng lá cao nhất, CT3 và đặc biệt là CT2 có tỷlệvàng lá thấp hơn, sựkhác biệt này có ý nghĩa thống kê.
Để đánh giá ảnh hưởng của phân hữu cơ đến khả năng tái canh cây cà phê thành công chúng tôi theo dõi tỷlệcây chết sau khi tái canh. Kết quảdiễn biến tỷ lệcây chết sau khi trồng tái canh 30 tháng được thểhiệnởbảng 4.37.
Bảng 4.37. Tỷ lệ cây chết qua các thời điểm
ĐVT: %
Công thức 6 tháng 18 tháng 30 tháng Tổng
CT1 11,7b 0,0 0,0 11,7b
CT2 3,3c 0,0 0,0 3,3c
CT3 16,7a 0,0 0,0 16,7a
TB 10,6 0,0 0,0 10,6
CV(%) 18,0 0 0 18,0
LSD0,05 4,3 ns ns 4,3
Tỷlệ cây chết thay đổi rất khác nhauởcác công thức tại thời điểm 6 tháng (bảng4.37). Tại thời điểm 18 tháng và 30 tháng thì không quan sát thấy hiện tượng cây bị chết. Tổng tỷ lệ cây chết sau 30 tháng trồng ởcác công thức khác nhau rất có ý nghĩa, trong đó tỷ lệcây chết thấp nhất ởcông thức CT2, tỷ lệcây chết cao nhấtởCT3.
Việc sửdụng phân hữu cơkhắc phục yếu tố hạn chế vềhữu cơ đã cải thiện hàm lượng hữu cơ trong đất sau 30 tháng ở tất cả các công thức (bảng 4.38).
Riêng CT2 với lượng phân chuồng cao (20 tấn) hàm lượng hữu cơ được cải thiện rõ ràng nhất khi tăng từ 2,51% lên 2,74%. Đồng thời bón phân chuồng với liều lượng cao cũng đã cải thiện được dung trọng của đất tại các công thức thí nghiệm sau 30 tháng đều giảm nhưng nhiều nhất vẫn là công thức 2 với 20 tấn phân chuồng, các công thức bón 4 tấn phân hữu cơvi sinh hoặc 10 tấn phân chuồng có
giá trị như nhau. Tuy giá trịgiảm của dung trọng không nhiều nhưng làm cho đất xốp hơn, thuận lợi cho bộrễcà phê phát triển.
Bảng 4.38. Thành phần và mật độ tuyến trùng 30 tháng sau khi trồng tái canh Công
thức
Dung trọng (g/cm3)
OM (%)
Mật độ tuyến trùng trong đất(cá thể/250 g đất)
Mật độ tuyến trùng trong rễ(cá thể/5g rễ) Pra. Meloi. R. reni Pra. Meloi. R. reni
CT1 0,86 2,69 52a 0 180a 3a 0 0
CT2 0,84 2,74 1b 0 6c 0b 0 0
CT3 0,86 2,63 28a 0 97b 0b 0 0
TB 0,85 2,69 27 0 94 1 0 0
CV(%) 2,39 2,17 16,2 0 6,8 28,9 0 0
LSD0,05 0,05 0,13 0,4 ns 0,3 0,1 ns ns
Pra.: Pratylenchus spp.
Meloi.: Meloidogyne spp.
R. reni: Rotylenchulus reniformis
Kết quả phân tích tuyến trùng tại thời điểm 30 tháng sau khi tái canh trên các công thức thí nghiệm (bảng 4.38) cho thấy 2 loài gây hại chính trên cà phê vối hầu như không thấy xuất hiện trong rễvà mặc dù Rotylenchulus reniformis và Pratylenchus spp. vẫn xuất hiện trong đất ởtất cả các công thức nhưng với mật độ giảm đi nhiều so với trước thí nghiệm, đặc biệt tại CT2. Điều này cho thấy việc bón phân hữu cơ đã có tác dụng làm giảm mật độcác loài tuyến trùng, đặc biệt là đối với công thức bón phân chuồng cao (20 tấn/ha). Điều này có thể được giải thích là do khi gia tăng hàm lượng hữu cơ cùng với việc áp dụng các biện pháp xử lý đất đã làm gia tăng các vi sinh vật có lợi, các vi sinh vật có lợi đã hạn chế sự gia tăng của tuyến trùng. Với mật độ như trên thì tuyến trùng Rotylenchulus reniformis hầu như không gây hại cho cà phê tái canh bởi vì riêng đối với loài tuyến trùng Rotylenchulus reniformis chỉ gây hại đối với cây cà phê khi mật độtuyến trùng tăng lên cao, lên đến≥1.000 cá thể/250g đất và 5g rễ.
Kết quảphân tích mật độtuyến trùng cũng rất phù hợp với kết quảtheo dõi về tỷ lệ cây chết ở các công thức trong thí nghiệm khi ở CT2 có mật độ tuyến trùng thấp nhất thì cũng có tỷlệcây chết ít nhất trong các công thức thí nghiệm.
4.4.1.2. Năng suất và chất lượng quả hạt cà phê nhân
Kết quả theo dõi năng suất và chất lượng cà phê nhân (bảng 4.39) sau 30
tháng tái canh cho thấy có sự khác nhau về năng suất và chất lượng quảhạt giữa các công thức trên các thí nghiệm, nhưng sựsai khác này không có ý nghĩa.
Bảng 4.39.Năng suất và chất lượng quả hạt
Công thức T/N KL100 nhân
(g)
TL hạt>sàng 16 (%)
Năng suất (tấn nhân/ha)
CT1 4,5 18,2 86,4 0,88
CT2 4,6 20,3 94,2 0,91
CT3 4,5 19,3 92,4 0,87
TB 4,5 19,3 91,0 0,89
CV% 2,4 6,4 7,6 10,9
LSD0,05 0,5 5,3 29,8 0,22
Như vậy, qua thí nghiệm sửdụng phân hữu cơkhắc phục yếu tốhạn chếvề hữu cơ trong đất tái canh cây cà phê nhận thấy sau 30 tháng mặc dù có sự khác nhau giữa các chỉ tiêu theo dõi, nhưng sự khác nhau này hầu như không có ý nghĩa hoặc không rõ ràng giữa các công thức trong thí nghiệm. Tuy nhiên khi so sánh tổng thể các chỉ tiêu theo dõi, chúng tôi nhận thấy sau 30 tháng trồng tái canh cây cà phê ở công thức CT2 (bón hữu cơ cao) tương đối tốt và cho năng suất cao hơn so với các công thức còn lại, đặc biệt tỷlệcây chếtởcông thức này rất thấp, kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Viện KHKTNL Tây Nguyên (ChếThị Đa, 2012). Điều này cho thấy sau 30 tháng trồng việc sửdụng lượng phân hữu cơ cao đã hạn chế được tỷ lệ cây chết sau tái canh, qua đó làm tăng khả năng thành côngcủa vườn cà phê tái canh.