KẾT QUẢ THEO DÕI MÔ HÌNH ÁP D ỤNG BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TỔNG HỢP TRONG TÁI CANH CÀ PHÊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 105 - 110)

Các kết quả nghiên cứu thí nghiệm về biện pháp kỹ thuật đơn lẻ nhằm khắc

phục yếu tố hạn chế trình bày trong mục 4.4đã khẳng định sử dụng phân hữu cơ (phân chuồng) với lượng 20 tấn/ha và sử dụng chế phẩm để xử lý đất bằng chế phẩm sinh học Trichoderma + palila 500 đã có tác dụng tốt trong tái canh cà phê. Tuy nhiênđể tái canh cà phê thành công đòi hỏi phải áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật bao gồm từ khâu giống, bón phân hữu cơ, kỹ thuật làm đất và sử dụng chế phẩm sinh học đế khắc phục yếu tố hạn chế trong đất tái canh cà phê. Để làm rõ vấn đề này nghiên cứu đã tiến hành xây dựng mô hình áp dụng giải pháp kỹ thuật tổng hợp khắc phục yếu tố hạn chế để tái canh cà phê bền vững. Cụ thể các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong mô hình như sau:

a) Chuẩn bị đấtvà luân canh cây trồng

Vườn cà phê già cỗi sau khi thu hoạch xong (tháng 11-12) được nhổ bỏ, thân, cành rễ được dọn sạch, hoặc đốt. Đất được cày trong mùa khô và thu dọn sạch rễ cà phê trong đất (cày rà rễ từ 2-3 lần). Sau khi phá bỏ cà phê tiến hành luân canh cây lạc 2 vụ/năm.

b) Cây giống

Sử dụng cây giống 6-8 tháng tuổi,chiều cao từ mặt bầu đến ngọn 25-35 cm, có 5-7 cặp lá thật, được xử lý tuyến trùng trước khi đem trồng, không bị dị tật, không cong rễ.

c) Biện pháp canh tác

- Chuẩn bị đất trồng: Đào hố và bón các loại phân chuồng, lân, vôi trước khi trồng 1-2 tháng (đào hố: 80 x 80 x 80 cm, bón phân chuồng 20 tấn/ha).

- Trồng cây chắn gió: Trồng muồng hoa vàng đểchắn gió, cách 3 hàng cà phê gieo 1 hàng muồng. Ngoài cây chắn gió trong mô hình còn trồng cây che bóng (cây keo dậu) với khoảng cách 9 x 12 m.

- Chăm sóc, bón phân, tưới nước theo quy trình tái canh tạm thời của Bộ NN &PTNT năm 2010.

c) Phòng trừ sâu bệnh hạiphát sinh từ đất

- Xửlý hố trước khi trồng bằng chếphẩm sinh học Tricho + Palila (4g/gốc + 15g/gốc) (Tricho của Công ty TNHH Điền Trang).

- Xửlý chếphẩm sinh học tại 2 thời điểm trước khi trồng và sau khi trồng 2 tháng (1,5 kg Tricho + 1,5 kg Palila/90 gốc hòa vào 600 lít nước).

Kết quả nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê đã

khẳng định nguyên nhân chính tái canh cà phê trên đất đỏ bazan tại Gia Lai thất bại là dođất xuất hiện yếu tố hạn chế về hóa học, lý học nên phát sinh tuyến trùng với mật độ cao gây hại cà phê. Chính vì vậy, nghiên cứu đã tiến hành lấy mẫu đất phân tích thành phần và mật độ tuyến trùng gây hại chính trên cho cây cà phê trước và sau khi xây dựng mô hình nhằm đánh giá khả năng gây hại của chúng cũng như hiệu quả của các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến kết quả tái canh của mô hình tại Gia Lai (bảng4.46).

Bảng 4.46. Thành phần, mật độ tuyến trùng gây hại cà phê trong đất, rễ trước và sau khi xây dựng mô hình

Công thức

Mật độ tuyến trùng trong đất trước MH

(cá thể/250 g đất)

Mật độ tuyến trùng trong đất sau MH

(cá thể/250 g đất)

Mật độ tuyến trùng trong rễ sau MH

(cá thể/5 g rễ)

Pra. Meloi. R. reni Pra. Meloi. R. reni Pra. Meloi. R. reni

ĐC 0 125 376 0 90 80 0 53 0

MH 0 76 371 0 0 8 0 0 0

Pra.: Pratylenchus coffeae Mel.: Meloidogyne spp.

Roty: Rotylenchulus reniformis

Kết quả phân tích tuyến trùng trong đất cho thấy trước khi xây dựng mô hình có 2 loài tuyến trùng là Rotylenchulus reniformis và tuyến trùng gây nốt sần Meloidogyne spp. xuất hiện ở cả đối chứng và mô hình, trongđó loài tuyến trùng Rotylenchulus reniformis có mật độ lớn hơn với 376 cá thể/250 gđất và mô hình là 371 cá thể/250 g đất. Sau khi thực hiện mô hình thì hầu như không còn xuất hiện tuyến trùng Rotylenchulus reniformistrong đất và trong rễ ở đối chứng, còn tuyến trùng gây nốt sần Meloidogyne spp. có xuất hiện trong đất và rễ ở đối chứng nhưng với mật độ thấp, không gây hại đến cây cà phê.

4.5.1. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh trưởng của cà phê trong mô hình

Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng của cà phê tái canhđược trình bày trong bảng 4.47.

Bảng 4.47.Ảnh hưởng của việc sử dụng các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến sinh trưởng vườn cây sau 18 tháng trồng

Công thức ĐKG(mm) Cao cây (cm)

Số cặp cành cấp 1

Dài cành (cm)

Số đốt/cành

Đ/C 35,9 115,3 10,7 86,2 17,5

MH 41,2 109,0 13,6 88,5 18,7

TB 38,6* 112,2ns 12,2ns 87,4ns 18,1ns

Ghi chú: khi so sánh giữa các công thức, (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê; (**): khác biệt rất có ý nghĩa; (***):rất rất có ý nghĩa; ns: không có ý nghĩa thống kê (p≤0,05).

Số liệu ở bảng 4.47 cho thấy, sinh trưởng của cà phê tái canh giữa công thức đối chứng và mô hình không có sự khác biệt nhiều. Tuy nhiên chỉ tiêu đường kính gốc ở mô hình cao hơn có ý nghĩa so với đối chứng . Đây là chỉ tiêu dự báo tiềm năng năng suất của vườn cây ở các vụ sau.

4.5.2. Kết quả theo dõi ảnh hưởng của các giải pháp kỹ thuật tổng hợp đến tình trạng vàng lá hoặc chết của cà phê trong mô hình

Kết quả theo dõi về tỷ lệ cây vàng lá (bảng 4.48) cho thấy tỷ lệ cây vàng lá biến động rất lớn theo từng thời gian quan trắc và có sự chênh lệch giữa công thức đối chứng với mô hình nhưng không đáng kể. Đây cũng là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của cây cũng như sức chống chịu sâu bệnh hại của cây cà phê sau khi trồng.

Bảng 4.48. Tỷ lệ cây vàng lá qua các thời điểm

ĐVT: % Công thức 6 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 30 tháng

Đ/C 7,8 0,6 0,0 10,3 11,4

MH 5,9 0,6 0,0 8,3 9,4

TB 6,9ns 0,6ns 0,0ns 9,3ns 10,4ns

Ghi chú: khi so sánh giữa các công thức, (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê; (**): khác biệt rất có ý nghĩa; (***):rất rất có ý nghĩa; ns: không có ý nghĩa thống kê (p≤0,05).

Bên cạnh tỷ lệ cây bị vàng lá do tuyến trùng và nấm gây ra thì tỷ lệ cây chết cũng là chỉ tiêu rất quan trọng, quyết định đến hiệu quả của việc tái canh. Theo tiêu chí đánh giá của Bộ NN & PTNT vườn tái canh thành công là những vườn có tỷ lệ cây bị chết, vàng lá và cây xấu kém hiệu quả < 20%, vườn cây sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất >8 tấn quả tươi/ha.

Bảng4.49. Tỷ lệ cây chết qua các thời điểm tại các mô hình

ĐVT: % Công thức 6 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 30 tháng

Đ/C 7,6 0,7 0,0 0,0 9,7

MH 0,8 0,5 0,0 0,5 0,5

TB 4,2* 0,6ns 0,0ns 0,3ns 5,1***

Ghi chú: khi so sánh giữa các công thức, (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê; (**): khác biệt rất có ý nghĩa; (***):rất rất có ý nghĩa; ns: không có ý nghĩa thống kê (p≤0,05).

Kết quả ở bảng 4.49 cho thấy tỷ lệ cây chết vào từng thời điểm quan sát sau khi trồng là khá thấp < 10%, tỷ lệ cây chết ở công thức đối chứng cũng luôn cao hơn so với mô hình.Đặc biệt là thời điểm sau 30 tháng trồng giữa công thức đối chứng là 9,7% và mô hình chỉ có 0,5% cây chết. Kết quả xử lý thống kê có sự khác biệt rất có ý nghĩa.

4.5.3. Ảnh hưởng của các giải pháp kỹthuật tổng hợp đếnđến năng suất cà phê tái canh

Năng suất vườn cây là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá hiệu quả của việc tái canh cà phê, khi vườn cây sinh trưởng phát triển đồng đều thì sẽ cho năng suất cao dẫn đến hiệu quả của việc tái canh cao. Tuy nhiên trong thực tế năng suất vườn cây phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố giống và các biện pháp canh tác đi kèm rất quan trọng ảnh hưởng rõđến hiệu quả kinh tế của vườn cà phê. Kết quả bảng 4.50 cho thấy sau 30 tháng trồng năng suất giữa hai công thức mô hình có sự chênh lệch khá lớn và rất có ý nghĩa về mặt thống kê. Trong đó năng suất của đối chứng chỉ đạt0,40 tấn nhân/ha và của mô hình là 1,1 tấn/ha.

Bảng 4.50.Năng suấtcủa mô hình sau 30 tháng trồng Công thức Năng suất (tấn nhân/ha)

Đ/C 0,40

MH 1,10

TB 0,80*

Ghi chú: khi so sánh giữa các công thức, (*): khác biệt có ý nghĩa thống kê; (**): khác biệt rất có ý nghĩa; (***):rất rất có ý nghĩa; ns: không có ý nghĩa thống kê (p≤0,05).

4.5.4. Hiệu quả kinh tế của việc ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trong tái canh cà phê

Kết quả tính toán hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp (bảng 4.51) chothấy với đối chứng giá trị sản phẩm đạt 16 triệu đồng trong khi đó mô hình đạt 44 triệu, g ấp 2,75 lần. Mức chi của đối chứng 3,333 triệu, lợi

nhuận đạt 12,667 triệu. Trong khi đó mức chi của mô hình là 30,78 triệu đồng, gấp 2,43 lần, lợi nhuận đạt 13,22 triệu, tăng so với đối chứng của nông dân 533 nghìn đồng.

Kết quả tínhtoán vềhiệu quả kỹ thuật của mô hình tăng 175% so với đối chứng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)