Thực trạng áp dụng các biện pháp canh tác trong tái canh cà phê tại Gia Lai

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 57 - 65)

4.1.2.1. Một số nét khái quát về tình hình sản xuất cà phê tại tỉnh Gia Lai Kết quả thống kê về tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn tỉnh Gia Lai (bảng 4.2) cho thấy trong giai đoạn năm 2010 đến năm 2014 mặc dù giá cà phê trên thị trường Thế giới có nhiều biến động. Tuy nhiên diện tích cà phê vẫn được duy trì và mở rộng, điều đóchứng tỏ đây là loại cây trồng chủ lực, góp phần tăng thu nhập và giải quyết một phần lớn lao động trong tỉnh.

Trong 5 năm từ 2010 đến năm 2014 theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Gia Lai (2015) diện tích cà phê tại Gia Lai tăng 1.940 ha, từ 77.182 ha năm 2010 lên 79.122 ha vào năm 2014. Huyện Đăk Đoa có diện tích cà phê tăng lớn nhất là 1.645 ha, tiếp đến là Chư Sê tăng 1.304 ha, trong khi đó thành phố Pleiku diện tích cà phê lại giảm 2.257 ha và Chư Prông giảm 1.068 ha (bảng 4.2).

Bảng4.2. Diện tích càphê giai đoạn 2010-2014 tại các huyện của tỉnh Gia Lai ĐVT: ha

TT Đơn vị hành chính Năm

2010 2011 2012 2013 2014

1 Thành phố Pleiku 5.595 5.598 3.268 3.292 3.338

2 Huyện Kbang 2.530 2.592 2.821 2.888 3.025

3 Huyện Đăk Đoa 11.672 12.098 13.018 13.120 13.317

4 Huyện Chư Păh 8.325 8.242 8.250 8.250 8.410

5 Huyện Ia Grai 16.516 15.245 16.469 16.615 16.662

6 Huyện Mang Yang 3.576 3.639 3.666 3.762 3.945

7 Huyện Kông Chro 9 10 10 11 11

8 Huyện Đức Cơ 4.420 5.282 5.210 5.210 5.406

9 Huyện Chư Prông 14.368 13.744 13.624 13.300 13.300

10 Huyện Chư Sê 8.108 9.036 9.129 9.339 9.412

11 Huyện Đăk Pơ 2 2 2 2 2

12 Huyện Chư Pưh 2.061 2.081 2.221 2.241 2.294

Toàn tỉnh 77.182 77.569 77.688 78.030 79.122 Niên vụ 2013-2014 năng suất trung bình toàn tỉnh đạt 25,73 tạ nhân/ha và sản lượng đạt 196.900 tấn. Trong đó Chư Prông là huyện có năng suất cao nhất 28,4 tạ nhân/ha và thấp nhất tại huyện Kông Chro năng suất chỉ đạt 20 tạ nhân/ha. Đối với sản lượng cà phê thì với diện tích 16.662 ha (trong đó có 16.364 ha cà phê kinh doanh) thì Ia Grai là huyện có sản lượng cà phê lớn nhất tỉnh với 42.383 tấn, tiếp

đến là Chư Prông với diện tích 13.300 ha (trong đó có 13.046 ha cà phê kinh doanh) đạt sản lượng 37.051 tấn…(bảng 4.3).

Bảng 4.3. Diện tích -năng suất- sản lượng cà phê niên vụ 2013-2014 tại các huyện của tỉnh Gia Lai

TT Đơn vị hành chính

Tổng diện tích

(ha)

Kiến thiết cơ bản

(ha)

Kinh doanh

(ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng

(tấn)

1 Thành phố Pleiku 3.338 49 3.289 24,80 8.157

2 Huyện Kbang 3.025 320 2.705 16,72 4.522

3 Huyện Đăk Đoa 13.317 637 12.680 26,60 33.729

4 Huyện Chư Păh 8.410 35 8.375 21,70 18.174

5 Huyện Ia Grai 16.662 298 16.364 25,90 42.383

6 Huyện Mang Yang 3.945 183 3.762 26,10 9.818

7 Huyện Kông Chro 11 9 2 20,00 4

8 Huyện Đức Cơ 5.406 384 5.022 25,00 12.556

9 Huyện Chư Prông 13.300 254 13.046 28,40 37.051

10 Huyện Chư Sê 9.412 295 9.117 27,30 24.889

11 Huyện Đăk Pơ 2 0 2 25,00 5

12 Huyện Chư Pưh 2.294 135 2.159 25,99 5.612

Toàn tỉnh 79.122 2.599 76.523 25,73 196.900 4.1.2.2. Thực trạng tái canh cà phê tại Gia Lai

Như trên đã trình bày,đến nay diện tích cà phê ở Gia Lai vẫn rất lớn với 79.122 ha và cây cà phê vẫn là cây trồng chủ đạo trong các loại cây trồng hàng hoá lớn của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên do cà phêở Gia Lai cũng như nhiều tỉnh khác ở Tây Nguyên được trồng trong điều kiện ồ ạt, thiếu kiểm soát và không tuân thủ quy trình trồng cà phê từ khâu chọn đất để trồng, bố trí cà phê vào những đất có tầng mỏng, độ phì nhiêu thấp, canh tác không chú ý đến bón phân, bón không đủ và thiếu cân đối, tưới nước không tuân thủ hướng dẫn, tưới tràn gây tình trạng rửa trôi các chất dinh dưỡng. Thêm vào đó là giống cà phê chủ yếu tại các vườn là giống thực sinh. Hậu quả chu kỳ kinh tế của cà phê ngắn và có sự khác biệt rất lớn giữa các vườn cà phê đã giảm năng suất, không có khả năng duy trì vì sản xuất không có hiệu quả. Người sản xuất không muốn đầu tư tiếp tục.

Kết quả tổng hợp số liệu của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Gia Lai (2013) về diện tích cà phê và tuổi cà phê được đánh giá là cần thanh lý để trồng tái canh tại tỉnh Gia Lai (bảng 4.4).

Bảng 4.4. Diện tích và tuổi cà phê già cỗi năm 2012 cần thanh lý để trồng tái canh tại Gia Lai

Chỉ tiêu

Diệntích (ha) Tổng số So sánh

(%) Tư nhân Quốc doanh DN tỉnh DN TW 1- Tổng diện tích 77.688,0 100,00 69.140,7 2.207,3 6.340,0 2- Cà phê kinh doanh 75.481,0 97,16 67.048,0 2.093,0 6.340,0

Trong đó:

- DT từ 15-20 năm (già cỗi) 11.295,3 14,54 10.421,2 450,2 423,9 - DT từ 8-15 năm (xấu) 16.040,9 20,65 12.679,8 620,6 2.740,5 Như vậy, tính đến hết năm 2012 diện tích cà phê cần thanh lý do già cỗi có chu kỳ 15-20 năm có đến 11.295,3 ha, chiếm đến 14,54%. Điều đặc biệt là diện tích cà phêđược xếp loại là xấu nhưng mới chỉ có 8-15 tuổi cũng có diện tích khá lớn, với 16.040 ha, chiếm 20,65% tổng diện tích cà phê toàn tỉnh. Đây là những vườn cà phê xuống cấp nhanh và khó có thể cho năng suất cao và sẽ phải thanh lýđể trồng lại.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông tỉnh Gia Lai (2015), trong giai đoạn 2012-2014 cả tỉnh đã trồng tái canh được 3.008,22 ha, trong đó diện tích cà phê tái canh của hộ nông dân là 2.254,22 ha và doanh nghiệp là 754 ha. Qua kiểm tra, đa số các hộ nông dân thực hiện việc tái canh từng phần trong vườn cà phê của họ, nghĩa là lựa chọn những cây cà phê già cỗi cho năng suất thấp, cây bị sâu bệnh nặng trong vườn, nhổ bỏ và tiến hành trồng tái canh ngay (không thực hiện việc luân canh cải tạo đất theo như hướng dẫn của quy trình tái canh).Đã có một số diện tích bước vào thời kỳ kinh doanh, hiệu quả 2 năm cho năng suất khoảng từ 2-3 tấn/ha, so với trước khi tái canh cho năng suất khoảng 1,5-1,8 tấn/ha. Tuy nhiên một thực trạng đang diễn ra tại Gia Lai là tỉ lệ thành công trong tái canh rất thấ p, thường cà phê tái canh 2-4 tuổi bắt đầu xuất hiện bệnh vàng lá, thối rễ dẫn đến chết. Nguyên nhân là gì cần có nghiên cứu tiếp.

4.1.2.3. Thực trạng áp dụng các kỹ thuật canh tác trong tái canh cà phê các vườnnghiên cứu

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc tái canh cà phê không thành công là do người trồng cà phê đã không áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong tái canh.

Để tìm hiểu vấn đề này nghiên cứu đã tiến hành điều tra 60 vườn cây cà phê.

Phương pháp chọn vườn điều tra đã được trình bày trong phần phương pháp nghiên cứu. Kết quả tổng hợp 60 phiếu điều tra theo từng biện pháp canh tác

được trình bày cụ thể như sau:

a. Chuẩn bị đất trồng tái canh

Chuẩn bị đất trồng bao gồm từ khâu nhổ bỏ cây cà phê thanh lý, cày bừa, luân canh cây trồng để phục hồi độ phì nhiêuđất sau một chu kỳ canh tác và đào hố trồng lại cà phê được quy định rất chặt chẽ trong quy trình tái canh cà phê năm 2010 và khẳng định lại trong Quy trình tái canh cà phê năm 2013. Một số nghiên cứu cho rằng việc chuẩn bị tốt đất trồng, đặc biệt là việc loại bỏ tàn dư của cây cà phê là biện pháp hạn chế tối đa các mầm mống bệnh lây nhiễm và phát sinh các bệnh từ đất của cà phê thanh lý nên tái canh cà phê thường thành công. Số liệu tổng hợp về kết quả điều tra tình hình chuẩn bị đất trồng của 60 vườn cà phê được trình bày tại bảng 4.5.

Bảng 4.5. Phương pháp nhổ bỏ cà phê thanh lý và cày bừa, rà rễ, phơi đất tái canh cà phê tại Gia Lai

TT Nội dung Tỉ lệ(%)

1 Phương thức nhổ cây

Máy kéo/múc 58,3

Balance 10,0

Đào gốc 25,0

Khác 6,7

2 Cày đất, rà rễ, phơi đất

1 lần 33,3

2 lần 50,0

3 lần 5,0

Khác* 11,7

Ghi chú: Khác*: múc cả cây, sau đó cày phơi đất, nhặt rễ thủ công.

- Về chuẩn bị đất trồng: Kết quả tổng hợp tại bảng 4.5 cho thấy việc thanh lý, nhổ bỏ cây cà phê già cỗi được các hộ thực hiện bằng các phương thức khác nhau, trong đó số hộ nhổ cây bằng máy kéo (hoặc múc) chiếm tỷ lệ khá cao 58,3%, phương pháp này được ứng dụng cơ giới hóa nên giá thành có thấp hơn, thực hiện được trê n quy mô rộng, đặc biệt ở các trang trại và công ty cà phê có nhu cầu tái canh với diện tích lớn. Ngoài phương thức nhổ bỏ cà phê già cỗi bằng máy kéo phương thức đào gốc bằng thủ công là phương pháp truyền thống cũng được 25% số hộ áp dụng. Hạn chế của phương thức này là tốn khá nhiều công lao động nên chỉ thực hiện được ở quy mô nhỏ, đơn lẻ. Ngoài 2 phương pháp nói trên, còn có khoảng 10% số hộ áp dụng phương pháp balance, hay còn gọi là phương pháp palăng. Phương pháp này được thực hiện nhờ dây xích cột chặt vào gốc cây, dùng lực kéo bằng máy để nâng từ từ gốc lên khỏi mặt đất theo phương pháp ròng rọc. Ưu điểm của phương pháp này là toàn bộ cây cà phê và rễ được

nhổ từ từ khỏi mặt đất nên rất ít đứt rễ củ, thuận lợi cho việc thu gom làm sạch đất trồng. Tuy nhiên việc áp dụng phương pháp này cũng có nhược điểm là phải vận chuyển dụng cụ nhổ đi xa nên khó khăn nên chi phí cao và thường các hộ có tiềm lực kinh tế và quy mô vườn nhỏ mới thực hiện được.

- Kết quả điều tra về tình hình áp dụng các biện pháp cà y bừa đất, rà rễ và phơi đất tại bảng 4.5 cho thấy có sự khác nhau về việc áp dụng các biện pháp chuẩn bị đất trồng. Trong đó có đến trên 88% số hộ thực hiện cày đất, rà rễ và phơi đất nhưng số lần thực hiện khác nhau, chỉ có 50% số hộ thực hiện cày bừa 2 lần, 33,3% số hộ cày bừa 1 lần.

* Thời gian luân canh

Luân canh cây trồng là yêu cầu bắt buộc sau một chu kỳ trồng cây lâu năm như cà phê và theo hướng dẫn của Quy trình trồng tái canh cà phê năm 2013, sau khi thanh lý, nhổ bỏ cà phê cần phải luân canh với các cây trồng khác như đậu, đỗ hoặc lạc ít nhất 2 năm với mục tiêu phục hồi độ phì nhiêuđất. Mặt khác là nhằm tiêu diệt các mầm mống sâu bệnh phát sinh từ đất trên ký chủ là cây cà phê. Đây là cơ sở để tái canh cà phê thành công. Kết quả điều tra về tình hình luân canh cây trồng trên 60 vườn cà phê (bảng 4.6) cho thấy, có sự khác nhau về thời gian luân canh của các hộ điều tra. Trong đó có 41,7% số hộ sau nhổ bỏ cà phê già cỗi chỉ luân canh 1 năm và trồng lại, 35% số hộ luân canh 2 năm và chỉ có 6,6% số hộ luân canh trên 3 năm. Điều đặc biệt là trong 60 hộ (60 vườn cà phê tái canh) thì có đến 16,7% số vườn không luân canh mà trồng tái canh cà phê ngay.

Bảng 4.6. Thời gian luân canh để tái canh cà phê tại Gia Lai Thời gian luân canh (năm)

0 1 2 ≥ 3

Hộ 10 25 21 4

Tỉlệ(%) 16,7 41,7 35,0 6,6

* Xử lý đất trước khi trồng

Xử lý đất trước khi trồng cà phê tái canh cũng là một biện pháp bắt buộc trong quy trình tái canh cà phê với mục tiêu loại trừ nấm bệnh trong đất để tái canh cà phê thành công. Kết quả điều tra về tình hình xử lý đất của 60 vườn cà phê cho thấy: Đa số các vườn trồng tái canh có cà phê sinh trưởng và phát triển tốt đều xử lý đất trước khi trồng, các loại thuốc được sử dụng để xử lý đất như Basudin 10H, Furadan 3G, Mocap 10G. Tuy nhiên trong số các loại thuốc sử dụng để xử lý đất có những thuốc hoá học như Mocap 10G, nếu sử dụng nhiều, liên tục sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm đất, nước và do vậy cần phải nghiên cứu thay

thếbằng các chếphẩm sinh học nhằm bảo vệ môi trường.

b. Nguồn gốc và loại giống

Sử dụng giống tốt, năng suất, chất lượng cao và kháng bệnh là cơ s ở để tái canh cà phê thành công, mặt khác sẽ tạo ra vườn cà phê có năng suất và chất lượng, góp phần phát triển ngành cà phê bền vững. Kết quả điều tra về tình hình sử dụng giống trồng cà phê tái canh (bảng 4.7) cho thấy việc sử dụng giống còn rất khác nhau. Xét về nguồn gốc giống việc mua và sử dụng giống cà phê có nguồn gốc tại các đơn vị chuyên doanh giống như các công ty, trung tâm nghiên cứu được Nhà nước cho phép đãđược người dân chú ý, chiếm 75% tổng số vườn nghiên cứu. Tuy nhiên vẫn còn dùng giống tự ươm chiếm 20,0% và mua tại các hộbán lẻ5,0%.

Bảng 4.7. Nguồn gốc và chất lượng giống cà phê trồng tái canh

TT Nội dung Tỉ lệ (%)

1 Nguồn gốcgiống

Trung tâm, Công ty giống (Viện) 75,0

Hộ bán lẻ 5,0

Tự ươm 20,0

2 Chất lượng giống

Thực sinh 90,0

Cây ghép trên gốc ghép là cà phê vối 3,3 Cây ghép trên gốc ghép là cà phê mít 6,7 Về chất lượng giống: Kết quả điều tra về chất lượng giống (bảng 4.7) cho thấy có đến 90% hộtrồng tái canh cà phê bằng giống thực sinh. Tỉlệhộsửdụng giống ghép trên gốc ghép là cà phê mít hoặc gốc ghép là cà phê vối chiếm tỷ lệ không đáng kể, lần lượt là 6,7% và 3,3%.

c. Tình hình trồng cây che bóng và trồng xen trong vườn cà phê tái canh

* Cây che bóng

Bảng 4.8. Tình hình sử dụng cây che bóng

Loại vườn Che bóng (%) Không che bóng (%)

Trồng tái canh 43,3 56,7

Tái canh năm 2 36,7 63,3

Hầu hết các vườn cây sau khi trồng lại chủyếu là trồng thuần, ít có cây che bóng (56,7% vườn không trồng cây che bóng). Loại cây che bóng chủyếu là cây muồng đen và cây keo dậu. Vì vậy vấn đề trồng cây che bóng để đảm bảo tính bền vững cần được quan tâm trong việc trồng lại cà phê.

* Cây trồng xen

Trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của vườn cà phê dù trồng mới hay tái canh theo khuyến cáo cần trồng xen với cây hàng năm với mục đích có một phần thu nhập từcây trồng cây trồng xen. Mặt khác xét vềkhía cạnh bảo vệ đất, trồng xen có tác dụng phủ đất, hạn chếxói mòn khi cây chưa khép tán trong điều kiện mùa mưa. Khi khô hạn sẽgiảm bớt lượng bốc hơi nước giữ ẩm cho cây trồng, tạo môi trườngcho cây cà phê sinh trưởng tốt. Đặc biệt nếu trồng xen với những cây họ đậu sẽ có khả năng cố định đạm, lúc thu hoạch có thể tận dụng thân lá làm phân xanh đểbón cho cà phê. Kết quả điều tra về cây trồng xen tại các vườn cà phê tái canh trên địa bàn tỉnh Gia Lai (bảng 4.9) cho thấy, tỷ lệ trồng xen tái canh năm đầu chỉ chiếm 31,7% và năm 2 chiếm 40,0%, các cây trồng xen chủ yếu là cây ngô và cây họ đậu.

Bảng 4.9. Tình hình sử dụng cây trồng xen

Loại vườn Trồng thuần (%) Trồng xen (%) Loại cây trồng xen

Trồng tái canh 68,3 31,7 Đậu, ngô

Tái canh năm 2 60,0 40,0 Đậu, ngô

d. Tình hình sử dụng phân bón cho cà phê tái canh

Bón đủ phân cho cà phê tái canh tại giai đoạn kiến thiết cơ bản hay kinh doanh đều đòi hỏi câ n đối, đủ về lượng và loại phân theo khuyến cáo với mục tiêu để cây cà phê tái canh sinh trưởng và phát triển tốt, đáp ứng được mục tiêu tạo lập vườn cà phê bền vững. Trong các loại phân bón, phân hữu cơ được nhiều tác giả đề cập là loại phân rất cần thiết và là cơ sở của độ phì nhiêuđất. Kết quả điều tra về tỉnh hình sử dụng phân hữu cơ cho thấy, năm thứ nhất khi trồng tái canh có 75% số hộ bón phân hữu cơ, trong đó có 46,6% hộ bón bằng phân chuồng, 6,7% số hộ bón bằng phân hữu cơ vi sinh và 21,7% số hộ điều tra bón bằng vỏ cà phê đã chế biến, ủ lên men. Hiện vẫn còn 25% số hộ không bón phân hữu cơ hoặc bất cứ một loại phân nào khác có nguồn gốc hữu cơ. Kết quả điều tra cũng cho thấy năm thứ 2 có đến 70% số hộ không bón phân hữu cơ, tỉ lệ hộ bón phân chuồng giảm chỉ còn 20% và phân hữu cơ vi sinh chỉ còn 10%.

Bảng 4.10. Tình hình bón phân hữu cơ cho vườn cà phê tái canh

Loại vườn Phân chuồng (%)

Hữu cơ vi sinh (%)

Vỏ cà phê (%)

Không bón (%)

Trồng tái canh 46,6 6,7 21,7 25,0

Tái canh năm 2 20,0 10,0 0,0 70,0

Kết quả điều tra về tình hình sử dụng phân vô cơ (bảng 4.11) cho thấy, các hộ trồng cà phê tái canh đã không tuân thủ theo quy trình mà chỉ dựa vào tập quán chung của địa phương và đặc biệt là phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Phần lớn các hộ bón lượng phân hóa học quá cao so với quy trình, có hộ bón lượng đạm lên đến 160 kg đạm nguyên chất/ha, trung bìnhđạt 70 kg N/ha, trong khi đó Quy trình hướng dẫn bón 130 kg urê. Lân cũng tương tự như đạm, nhiều hộ bón với lượng cao 300 kg P2O5 /ha, bình quân 61 kg/ha lại thấp hơn so với Quy trình hướng dẫn bón 550 kg lân nung chảy, tương đương 90 kg P2O5 /ha. Với kali mức bón cũng cao và không đồng đều giữa các hộ, mức trung bình 58 kg K2O/ha, Quy trình năm 2010 hướng dẫn bón 30 kg K2O/ha. Tương tự như năm trồng mới, năm thứ 2 cũng không tuân thủ hướng hướng dẫn của Quy trình tái canh, tình trạng bón phân vừa thừa, vừa thiếu và không cân đối, gây lãng phí trong đầu tư và hậu quả vườn tái canh không bền vững.

Bảng 4.11.Tình hình bón phân vô cơ cho vườn cà phê tái canh

Loại vườn

Loại và lượng phân bón (kg/ha)

N P2O5 K2O

Min Max TB Min Max TB Min Max TB

Trồng TC 15 160 70 44 300 61 32 156 58

TC năm 2 133 230 150 60 189 80 67 144 105

Về phương pháp bón cũng rất khác nhau, sốhộrải phân lên bềmặt đất quanh gốc chiếm 73,3%, do không lấp phân nên tỷ lệ thất thoát rất lớn. Trong khi đó tỉ lệ hộ áp dụng biện pháp đào rãnh, bón phân rồi lấp đất chỉ chiếm 26,7% sốhộ.

Bảng 4.12. Phương pháp bón phân vô cơ cho vườn cà phê tái canh

Bón lấp Rải gốc

Sh Tl% Sh Tl%

16 26,7 44 73,3

e. Tưới nước

Kết quả điều tra việc tưới nước tại các vườn cà phê tái canh cho thấy, đa phần các hộ vẫn sử dụng phương pháp tưới tràn, tưới dí vào gốc (bồn) với lượng nước bình quân mỗi lần tưới khoảng 500-600m3/bồn. Theo đánh giá thì phương pháp tưới trên gây lãng phí 20-30% lượng nước và bên cạnh đó còn gây lãng phí phân bón.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xác định yếu tố hạn chế của đất bazan tái canh cà phê tại tỉnh Gia Lai (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)