4.4. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT KHẮC PHỤC YẾU TỐ HẠN CHẾ TRONG ĐẤT ĐỎ BAZAN TÁI CANH
4.4.2. Thí nghiệm sử dụng chế phẩm trừ nấm, tuyến trùng xử lý đất
Kết quả xác định yếu tố hạn chế về sinh học đã cho thấy do trong đất xuất hiện tuyến trùng với mật độ cao đã gây tình trạng vàng lá, thối rễ, dẫn đến chết của cà phê tái canh do vậy cần thiết phải xử lý đất bằng các chế phẩm sinh học hoặc hoá chất. Nghiên cứu đã bố trí thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học trừ tuyến trùng và nấm để xử lý đất. Để so sánh hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm sinh học, nghiên cứu có sử dụng hoá chất đã được khuyến cáo sử dụng để tiêu diệt tuyến trùng. Phương pháp, địa điểm thí nghiệm đã đượctrình bày trong phần phương pháp nghiên cứu.
Kết quả phân tích các loài tuyến trùng gây hại chính trên cây cà phê vối ở các công thức thí nghiệm được trình bày trong (bảng 4.40) cho thấy, trong đất thí
nghiệm có mặt cả 3 loài tuyến trùng gây hại chính cà phê vối là Pratylenchus spp., Meloidogyne spp. và Rotylenchulus reniformis.Trong đó loài Meloidogyne spp. không xuất hiện ởhầu hết các công thức thí nghiệm, ngoại trừ công thức 4 (CT4). Hai loài còn lại chỉ xuất hiện loài Rotylenchulus reniformis và Pratylenchus spp. có mặt ở tất cả các công thức nhưng có sựkhác nhau về mật độ. Loài Rotylenchulus reniformis xuất hiện với mật độ tương đối lớn.
Bảng 4.40.Thành phần và mật độ tuyến trùng trong đất trước khi trồng
Công thức OM (%)
Thành phần và mật độ tuyến trùng trong đất (cá thể/250g đất)
Pra. Meloi. R. reni
CT1 2,34 74bc 1b 475b
CT2 2,37 66c 0c 424b
CT3 2,25 71bc 0c 433b
CT4 2,32 96ab 14a 910a
CT5 2,29 118a 0c 779a
TB 2,31 85 3 604
CV - 3,73 8,80 2,65
LSD0,05 - 0,14 0,05 0,14
Pra.: Pratylenchus spp.
Meloi.: Meloidogyne spp.
R. reni: Rotylenchulus reniformis
Kết quảtheo dõi thí nghiệmnhư sau:
4.4.2.1. Tình hìnhsinh trưởngcủa cây cà phê tái canh
Sinhtrưởng của cây cà phê đánh giá được phần nàoảnh hưởng của việc xử lý các chếphẩm hóa học, sinh học. Sau 18 tháng trồng cây cà phê sinh trưởng và phát triển rất tốt, chiều cao cây sau 18 tháng trồng đã gần đạt đến độ cao hãm ngọn. Tuy nhiên, khi so sánh các chỉ tiêu sinh trưởng giữa các công thức thì chỉ có chỉ tiêu đường kính gốc có sựkhác biệt giữa các công thức, trong đó tại CT2 (xử lý bằng Vimoca) có đường kính gốc cao hơn các công thức còn lại. Tại các chỉ tiêu sinh trưởng khác thì không có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Điều này chứng tỏ việc xử lý các loại thuốc hóa học và các chế phẩm sinh học đã không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây cà phê vối tái canh.
Bảng4.41. Các chỉ tiêu sinh trưởng sau 18 tháng trồng Công thức ĐKG(cm) Cao cây
(cm)
Số cặp cành cấp 1
Dài cành
(cm) Số đốt/cành
CT1 2,93b 106,8 16,2 83,3 18,2
CT2 3,73a 117,1 14,5 87,0 17,8
CT3 3,27ab 107,8 15,4 80,7 18,2
CT4 3,37ab 118,9 16,7 89,5 18,2
CT5 3,30ab 112,5 14,7 80,5 19,3
TB 3,32 112,6 15,5 84,2 18,3
CV(%) 11,52 8,1 8,1 8,9 11,2
LSD0,05 0,72 17,1 2,4 14,2 3,9
Bên cạnh khả năng sinh trưởng thì tỷ lệ cây vàng lá, cây chết là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả của việc tái canh, kết quả được thể hiệnởbảng 4.42 và 4.43.
Kết quả theo dõi tỷ lệ cây bịvàng lá qua các thời điểmởcác công thức thí nghiệm cho thấy tỷlệ cây bị vàng lá biến động theo thời gian. Tỷ lệcây bị vàng lá vào thời điểm sau 6 tháng trồng biến động trong khoảng 3-8%, các thời điểm 18,30 tháng sau trồng tỷlệcây bịvàng lá thấp≤5%.
Bảng 4.42. Tỷ lệ cây vàng lá qua các thời điểm
ĐVT: %
Công thức 6 tháng 18 tháng 30 tháng
CT1 8,3a 1,7a 5,0a
CT2 8,3a 1,7a 1,7b
CT3 6,7b 0,0b 5,0a
CT4 3,3c 0,0b 5,0a
CT5 8,3a 1,7a 3,3ab
TB 7,0 1,0 4,0
CV(%) 9,8 31,6 27,6
LSD0,05 1,3 0,6 2,1
Bảng4.43. Tỷ lệ cây chết qua các thời điểm
ĐVT: %
Công thức 6 tháng 18 tháng 30 tháng Tổng
CT1 11,7a 0 3,3a 15,0a
CT2 10,0ab 0 0,0c 10,0b
CT3 8,3bc 0 1,7b 10,0b
CT4 1,7d 0 1,7b 3,3d
CT5 6,7c 0 0,0c 6,7c
TB 7,7 0 1,3 9,0
CV(%) 14,7 0 27,4 13,0
LSD0,05 2,1 ns 0,7 2,2
Theo dõi tỷ lệ cây chết của thí nghiệm xử lý các chất hóa học, sinh học ở các công thức thí nghiệm cho thấy tỷ lệ cây chết sau 6 tháng trồng cao nhất.
Trong các công thức thí nghiệm, công thức đối chứng không xử lý đất có tỷ lệ cây chết là cao nhất (11,7%), công thức xửlý Trichoderma + Palila 500 (CT4) có tỷ lệ cây chết thấp nhất (1,7%). Đến thời điểm 18 tháng trồng thì ở tất cả các công thức không phát hiện trường hợp cây bị chết. Tại thời điểm sau 30 tháng trồng thì công thức đối chứng tiếp tục có tỷ lệ cây chết là cao nhất (3,3%) trong khi tại công thức xử lý vimoca (CT2) và công thức xử lý Kitozan (CT5) thìvẫn không phát hiện trường hợp cây bị chết. Tuy nhiên tổng tỷ lệ cây chết sau 30 tháng trồngởcác công thức khác nhau rất có ý nghĩa, trong đó tỷlệcây chết thấp nhấtởcông thức CT4 (xửlý Trichoderma + Palila 500), tỷlệcây chết cao nhấtở CT1 (CT đối chứng: không xửlý).
Kết quả phân tích tuyến trùng tại thời điểm 30 tháng sau khi tái canh trên các công thức thí nghiệm cho thấy chỉ xuất hiện loài tuyến trùng Rotylenchulus reniformis ở trong đất với mật độ < 290 cá thể/250 g đất, hai loài tuyến trùng Pratylenchus spp. và Meloidogyne spp. có xuất hiện trong rễcà phê sau 30 tháng trồng nhưng với mật độ thấp < 30 cá thể/5 g rễ. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức đối chứng không xử lý đất (CT1) có mật độtuyến trùng cao nhất với 281 cá thể/250 g đất, ít nhất là công thức 3 (CT3) với mật độ42 cá thể/250 g đất.
Bảng4.44. Thành phần và mật độ tuyến trùng 30 tháng sau khi trồng táicanh Công
thức
Mật độ tuyến trùng trong đất (cá thể/25 0 g đất)
Mật độ tuyến trùng trong rễ (cá thể/5g rễ)
Pra. Mel. R. reni Pra. Mel. R. reni
CT1 0 0 281 0b 0b 0b
CT2 0 0 210 29a 0b 2a
CT3 0 0 42 10ab 4ab 0b
CT4 0 0 150 0b 0b 0b
CT5 0 0 70 0b 8a 0b
TB 0 0 151 8 2 0
CV(%) 0 0 62,4 120,2 129,9 246,5
LSD0,05 ns ns 1,6 0,9 0,6 0,3
Pra.: Pratylenchus spp.
Meloi.: Meloidogyne spp.
R. reni: Rotylenchulus reniformis
Nhìn chung tại các công thức thí nghiệm sau 30 tháng trồng mật độ tuyến trùng Rotylenchulus reniformisở trong đất giảm đáng kểso với trước thí nghiệm.
4.4.2.2. Năng suất và chất lượng quả hạt cà phê nhân
Kết quả theo dõi năng suất và chất lượng cà phê nhân (bảng 4.45) sau 30 tháng tái canh cho thấy không có sự khác nhau về năng suất và chất lượng quả hạt giữa các công thức trên các thí nghiệm.
Cụ thể, năng suất ở công thức xử lý hỗn hợp chế phẩm sinh học Trichoderma và Nematicide (CT4) là cao nhất, năng suất thấp nhất ởcông thức xửlý Chitosan, tuy nhiên sự chênh lệch về năng suất không có ý nghĩa. Chỉtiêu về khối lượng 100g nhân tuy có khác nhau nhưng không đáng kể.Điều này cho thấy việc xửlý các chế phẩm sinh học và thuốc hóa học cũng đã góp phần giảm tỷ lệcây chết của cà phê tái canh đặc biệt khi xử lý hỗn hợp chếphẩm sinh học Trichoderma (diệt nấm, tuyến trùng) và Palila 500 (diệt nấm). Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu trước đây của WASI cho rằng các chếphẩm sinh học có tác dụng kìm hãm sự gia tăng mật độtuyếntrùng trong đất (ChếThị Đa, 2012).
Bảng 4.45. Năng suất và chất lượng quả hạt
Công thức T/N KL100 nhân (g)
TL hạt>sàng 16 (%)
Năng suất (tấn nhân/ha)
CT1 4,5 17,0b 85,9 0,81
CT2 4,8 19,5a 94,1 0,92
CT3 4,6 17,2b 90,0 0,76
CT4 4,9 19,5a 94,4 1,04
CT5 4,6 20,7a 94,0 0,69
TB 4,6 18,8 91,7 0,84
CV(%) 5,5 2,8 5,9 25,9
LSD0,05 0,7 1,5 14,9 0,4