3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Bắc Giang là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá xã hội của tỉnh Bắc Giang, cách Hà Nội khoảng 50 km về phía Đông Bắc theo Quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn. Với quy mô diện tích theo ranh giới hành chính hiện nay là 66,7736 km2. Thành phố Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’ đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông, với các vị trí tiếp giáp như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - Phía Bắc giáp huyện Tân Yên;
- Phía Đông giáp huyện Lạng Giang;
- Phía Nam giáp huyện Yên Dũng;
- Phía Tây giáp huyện Việt Yên.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn đi qua thành phố Bắc Giang với tổng
chiều dài khoảng 9,8km. Đường sông có sông Thương chảy qua với chiều dài 10km tàu thuyền vừa và nhỏ đi lại dễ dàng, đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của TP và giao lưu với các huyện trong và ngoài tỉnh.
Thành phố Bắc Giang là 1 trong 4 đơn vị cấp huyện của tỉnh được xác định là trọng điểm phát triển KT-XH, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của Tỉnh như: Quang Châu, Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ thuật, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình thành phố Bắc Giang là dạng chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi trung du Bắc Bộ, địa hình đồng bằng, xen kẽ các dải đồi thấp, sườn có độ dốc thoải. Hướng dốc chính của địa hình theo hướng Bắc - Nam và các hướng dốc từ hai phía, Đông và Tây vào sông Thương-con sông trong xanh, mềm mại chạy giữa lòng thành phố với dòng chảy theo hướng Bắc - Nam. Địa hình lòng chảo của thành phố có phần hạn chế về mặt thoát nước mặt.
Địa hình thành phố khá bằng phẳng, phía Bắc là dạng địa hình đồi thấp xen kẽ các khu vực canh tác, bị chia cắt nhiều bởi các ngòi nhỏ. Cao độ địa hình khu vực ruộng canh tác biến thiên từ 2-3,5m, khu vực đồi núi từ 90-240m. Vùng đồng bằng có cao độ phổ biến 4-10m, xây dựng khá thuận lợi.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Thành phố Bắc Giang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa và mang tính chất khí hậu vùng Bắc Bộ nóng ẩm, hàng năm có 4 mùa. Mùa xuân và mùa Thu là hai mùa chuyển tiếp có khí hậu ôn hòa, mùa Hạ nóng ẩm, mưa nhiều, mùa Đông lạnh giá, mưa ít. Nhiệt độ trung bình năm 23,30C, cao nhất có năm là 39,50C, thấp nhất là 4,80C. Lượng mưa trung bình năm 1.558 mm, lượng mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm đến 80-85% lượng mưa hàng năm. Độ ẩm không khí trung bình năm khoảng 79-81%. Chịu ảnh hưởng của gió mùa, ít khi
chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương lòng sông có độ dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, ngoài ra, còn có ngòi và nhiều hồ, ao nhỏ có chức năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 17,1%, giá trị sản xuất gia tăng bình quân 18,9%/năm, trong đó, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng 28,8% (do 05 xã mới sáp nhập về thành phố chủ yếu là sản xuất nông nghiệp), ngành công nghiệp, xây dựng tăng 19,1%, ngành dịch vụ tăng 18,1%. Quy mô giá trị sản xuất theo giá hiện hành của thành phố năm 2014 đạt 17.474 tỷ đồng bằng 18,3 so với cả tỉnh, cao gấp gần 1,32 lần so với năm 2012.
Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2014 đạt 622,29 tỷ đồng bằng 6,3% so với cả tỉnh, tăng 11,6 tỷ đồng so với năm 2012. Vốn đầu tư giai đoạn 2012-2014 tăng 25,9%, năm 2014 đạt 4.509 tỷ bằng 21,05% so với cả tỉnh.
Về cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại dịch vụ và công nghiệp, xây dựng, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đến năm 2014, cơ cấu ngành dịch vụ chiếm 47,2% tăng 0,6% so với năm 2012; Công nghiệp, xây dựng chiếm 48,6% tăng 0,9% so với năm 2012; Nông nghiệp chiếm 4,2%, giảm 1,5% so với năm 2012. Về giá trị sản xuất theo giá hiện hành nằm 2014, ngành dịch vụ 8.245 tỷ đồng tăng 1,38 lần so với năm 2012; Công nghiệp, xây dựng 8.497 tỷ đồng tăng 1,39 lần so với năm 2012; Nông nghiệp 732 tỷ đồng tăng không đáng kể so với năm 2012.
3.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế - Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Tốc độ tăng trưởng ngành nông, lâm, thủy sản bình quân giai đoạn 2012- 2014 đạt 28,8% bằng 3,2% so với cả tỉnh. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế trong giai đoạn này có xu hướng giảm, năm 2013 giảm 1,6%
so với năm 2012, năm 2014 giảm 2,1% so với năm 2013.
Tỷ trọng của ngành trồng trọt trong tổng giá trị sản xuất ngành nông
nghiệp chuyển biến theo hướng tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa song tốc độ còn chậm (năm 2012 chiếm 36,8%, năm 2013 chiếm 39,3%, năm 2014 chiếm 38,6%). Ngành chăn nuôi chiếm 61,0% giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2012 và giảm xuống còn 58,8% năm 2014, tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2012-2014 đạt 3,05%/năm. Giá trị sản xuất thủy sản đạt tốc độ tăng từ 2.120 tấn năm 2012 lên 2.401 tấn năm 2014. Sản xuất thủy sản chủ yếu là nuôi trồng chiếm 97,2% giá trị sản xuất, khai thác chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chiếm 2,8% về giá trị và 3,2% về sản lượng thủy sản), tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân đạt 27,7%/năm.
- Khu vực kinh tế công nghiệp, xây dựng:
Tốc độ tăng trưởng bình quân toàn ngành giai đoạn 2012-2014 đạt 19,1%/năm. Năm 2014, giá trị sản xuất theo giá hiện hành đạt 8.497 tỷ đồng bằng 17,5% so với cả tỉnh, trong đó công nghiệp đạt 6.497 tỷ đồng chiếm 76,5%
giá trị sản xuất toàn ngành, bằng 20,7% so với toàn tỉnh, trong đó năm 2014 công nghiệp chế biến đạt 5.864 tỷ đồng, chiếm 90,2%. Hạ tầng phát triển công nghiệp tiếp tục được quan tâm đầu tư, hoàn thành quy hoạch chi tiết 7 cụm công nghiệp với quy mô trên 140 ha, thu hút và lấp đầy 4 cụm công nghiệp với 60 dự án đầu tư, tổng vốn đăng ký 327 tỷ đồng, trong đó có 46 dự án đi vào hoạt động (40 dự án trong nước, 6 dự án nước ngoài). Đóng góp thu ngân sách giai đoạn 2012- 2014 là 33,99 tỷ đồng.
Tiểu thủ công nghiệp, làng nghề phát triển khá, góp phần tích cực cho giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề khu vực nông thôn, các nghề truyền thống như:
làm bún ở Đa Mai; làm mỳ, bánh đa ở Dĩnh Kế; sản phẩm mỳ Kế đã được công nhận và bảo hộ thương hiệu.
- Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ:
Giai đoạn 2012-2014 sau khi thành phố được mở rộng, giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng bình quân 18,1%/năm. Năm 2014, giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 8.245 tỷ đồng, bằng 52,2% so với cả tỉnh; tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 5.846 tỷ đồng, tăng 20% và bằng 51,02% so với cả tỉnh;
tổng giá trị xuất, nhập khẩu đạt 310 triệu USD; mức bán lẻ hàng hóa xã hội bình
quân đầu người tăng từ 26,7 triệu đồng/ người năm 2012 lên 37,1 triệu đồng/
người năm 2014. Năm 2014, giá trị xuất đạt 186 triệu USD, giá trị nhập khẩu đạt 124 triệu USD, tăng 10% so với năm 2012.
3.1.2.3. Hiện trạng dân số, lao động, việc làm và phân bố dân cư
Năm 2014, dân số trung bình là 150.080 người, khu vực nội thành thị năm 2014 chiếm 47,63% dân số toàn thành phố, khu vực nông thôn dân số tăng thêm 44.945 người do năm 2011 sáp nhập thêm 5 xã về thành phố. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là gần 1,11%. Mật độ dân số bình quân toàn thành phố 2.248 người/km2 (một trong những thành phố thuộc tỉnh có mật độ dân số thấp nhất cả nước). Dân số khu vực nội thành là 4.323 người/km2, khu vực ngoại thành là 1.220 người/km2. Chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tích cực, tăng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, giảm lao động trong các ngành nông nghiệp. Năm 2014, toàn thành phố có 92.124 người trong độ tuổi lao động chiếm 61,4% tổng dân số. Lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 75.367 người chiếm 50,2% dân số và 91,3% lực lượng lao động.
3.1.2.4. Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng
- Hạ tầng kỹ thuật: Đến nay, thành phố Bắc Giang đã hình thành 04 khu đô thị mới: Khu đô thị mới số 1, khu đô thị mới số 2, khu đô thị mới số 3, khu đô thị mới Cống Ngóc - Bến xe và đang chuẩn bị đầu tư một số khu mới.
Năm 2013 đã hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050, tiếp tục lập quy hoạch phân khu chức năng và các quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (khu vực nội thành đã đạt 100%); hoàn thành 07 dự án chuyển tiếp xây dựng khu dân cư với tổng giá trị 347,84 tỷ; triển khai mới 19 dự án hạ tầng kỹ thuật khu dân cư với tổng mức đầu tư 375,2 tỷ.
Mạng lưới đường bộ trong thành phố tương đối hợp lý, khép kín và liên hoàn với 32 tuyến đường có chiều dài 417km, bao gồm đường bộ, đường thủy và đường sắt phân bố khá đều với mật độ bình quân cao, tỷ lệ đường giao thông cứng hoá năm 2014 đạt 98,4% (khu vực nội thành đạt 100%). Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn được hoàn thiện và phần nào đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu chủ
động trong sản xuất, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân. Tuy nhiên, tình trạng ngập úng vào mùa mưa vẫn còn xảy ra cục bộ ở một số nơi ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất.
Tỷ lệ chiếu sáng khu vực nội thành 100% và các trục đường giao thông khu vực ngõ xóm ngoại thành đạt 45,0%; hộ sử dụng điện địa bàn thành phố Bắc Giang đạt 100%. Hệ thống công viên cây xanh, khu vui chơi, giải trí đã được nâng cấp, cải tạo, xây dựng mới. Diện tích đất trồng cây xanh toàn thành phố tăng lên từ 100ha năm 2012 thành 270ha năm 2014. Hệ thống thoát nước đáp ứng thu gom được 60% khu vực nội thành và các khu vực dân cư mới; 100% khu vực nội thành và 40% khu vực nông thôn sử dụng nước máy.
- Hạ tầng xã hội: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 2,65% năm 2012 xuống 1,55%
năm 2014. Tỷ lệ nhà ở kiên cố đạt 97,05%, diện tích sàn bình quân 21,49m2/người. Tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 94,5%, tỷ lệ trường chuẩn quốc gia đạt 88,6%, 16/16 phường, xã đạt chuẩn giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 99,7%, trên chuẩn 82,7%.
Tỷ lệ trạm y tế có bác sỹ đạt 62,5%, tỷ lệ giường bệnh đạt 120 giường/
vạn dân; tỷ lệ trẻ em được tiên chủng đạt 99,9%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng 13,9%, tỷ lệ phường, xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%.
3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội 3.1.3.1. Những thuận lợi
- Thành phố Bắc Giang nằm tại vị trí tương ứng vành đai 5 của thủ đô Hà Nội, có vị trí thuận lợi là nằm cạnh vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), đặc biệt có hệ thống giao thông đối nội và đối ngoại phát triển, bao gồm cả đường sắt, đường bộ và đường thủy đây là điều kiện thuận lợi cơ bản trong giao lưu, liên kết với các huyện trong tỉnh và các địa phương khác trong cả nước, với nước ngoài để phát triển kinh tế - xã hội. Những đặc điểm về vị trí địa lý của thành phố Bắc Giang nêu trên là điều kiện rất thuận lợi để thành phố có thể thu hút được nhiều dự án đầu tư phát triển. Cùng với việc đẩy mạnh thực hiện các dự án tạo vốn từ quỹ đất để xây dựng kết cấu hạ tầng, các khu đô thị mới sẽ được mở rộng, đó là xu hướng hợp lý về tổ chức lãnh thổ
trong quy hoạch phát triển thành phố.
- Trên địa bàn thành phố có một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, bao gồm đội ngũ trí thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp Trung ương và địa phương...; nguồn lao động dồi dào, giá thành thấp.
- Việc mở rộng địa giới hành chính sáp nhập thêm 05 xã về thành phố Nghị quyết số 36/NQ-CP ngày 27/09/2010 của Chính phủ nâng tổng số xã, phường lên 16 đơn vị hành chính (07 phường, 09 xã), với diện tích 66,77 km2, dân số trên 150 nghìn người có quỹ đất phong phú và quy hoạch chung được điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho thành phố trong phát triển đô thị và kinh tế - xã hội, hoạch định các chính sách, các chiến lược dài hạn.
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ - thương mại và công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư xây dựng, bộ mặt đô thị thay đổi nhanh chóng. Lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao.
3.1.3.2. Những khó khăn, hạn chế
- Kinh tế thành phố chưa có ngành nghề mũi nhọn; quy mô doanh nghiệp nhỏ; khoa học - công nghệ còn hạn chế; chất lượng và tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường còn thấp, số lượng, chủng loại hàng hóa chưa đa dạng; trình độ sản xuất của Doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh còn thấp, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.
- Thành phố đang trong quá trình đô thị hóa nhanh, kết cấu hạ tầng đô thị đang trong quá trình xây dựng, một số mặt chưa đồng bộ, chưa tạo ra động lực mạnh để phát triển, mở rộng đô thị, không gian hiện tại của thành phố còn bất cập so với yêu cầu phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Thu hút đầu tư phát triển kinh tế chưa tương xứng với vị trí, vai trò trung tâm kinh tế của tỉnh. Chưa phát huy hiệu quả các lợi thế và nguồn lực về đất đai để phát triển thành phố.
- Đất sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún không thuận lợi cho
việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung và đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Sản xuất nông nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, thời tiết.