Một số đặc điểm sinh lý của trẻ lên 3

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KHỦNG TÂM LÝ TRẺ

1.4. Một số đặc điểm sinh lý của trẻ lên 3

+ Thị giác của bé có thể đạt 10/10.

+ Bé ngủ khoảng 11-13 giờ đồng hồ mỗi ngày, kết hợp với một giấc ngủ trƣa khoảng 2 tiếng tùy vào tình trạng sức khỏe của trẻ.

+ Bé có thể ngồi và đạp trên chiếc xe 3 bánh.

+ Bé có thể dễ dàng đá bóng về phía trước.

+ Bé có thể bật nhảy tại chỗ, kiễng gót chân.

+ Bé có thể ném bóng cao tay theo yêu cầu.

+ Bé có thể đánh răng có sự trợ giúp của bố mẹ.

+ Bé có thể tự mặc quần áo với các thao tác kéo khóa, cài cúc, cởi cúc.

+ Bé tự dùng thìa và tự xúc cơm.

+ Bé dễ dàng rửa tay và lau khô tay theo yêu cầu của cha mẹ.

+ Bé thành thạo trong kỹ năng ngồi bô.

+ Bé có thể tập trung vào một công việc, một hoạt động vui chơi trong khoảng từ 8-10 phút.

+ Bé dễ dàng xếp chồng 6 khối lên nhau.

Kỹ năng ngôn ngữ

+ Bé có thể nói đƣợc 500-900 từ.

+ Trong vốn từ của trẻ thì danh từ chiếm phần lớn.

Trẻ ấu nhi ngôn ngữ đang phát triển mạnh mẽ, về cơ bản vố từ của trẻ có đầy đủ các loại từ. Nhƣng với lứa tuổi này, việc hoạt động với đồ vật là chủ yếu nên loại từ chiếm số lƣợng nhiều nhất là danh từ rồi đến động từ và cuối cùng là tính từ. Với vốn từ mà trẻ tích lũy được thì trẻ có thể hiểu người lớn nói gì và có thể hát những bài hát có từ 4 đến 8 câu ngắn và có thể đọc bài thơ, câu thơ ngắn.

+ Ở độ tuổi này, trẻ còn nói lệch âm, vốn từ ít, chƣa nắm vững đƣợc ngữ pháp chính vì vậy trẻ lên 3 xuất hiện hiện tƣợng nói ngƣợc.

Bé Vi lớp 3 tuổi A1 trường mầm non Văn Khê nói : “ton tào tô”.

Trẻ chuyển các âm đầu thành âm “t” khiến cô và các bạn trong lớp nghe khó hiểu hoặc không hiểu ý trẻ đang muốn nói điều gì.

Trong đó, trẻ 3 tuổi hầu hết mắc các lỗi nói ngƣợc, trẻ chƣa nắm đƣợc ngữ pháp nên điều này không thể tránh khỏi.

+ Bé có thể nói đƣợc 2 đến 3 câu ngắn liên kết với nhau.

+ Bé nhớ giai điệu và lời ca của những bài hát ngắn

Ở độ tuổi này, khi cô giáo dạy cho trẻ những bài hát ngắn chỉ 4-5 lần là trẻ có thể thuộc và hát những bài hát ngắn, tuy không phải là hầu hết các trẻ đều làm đƣợc nhƣ vậy. Trong các tiết dạy trẻ hát hoặc nghe hát có trẻ rất mạnh dạn hỏi những câu hỏi liên quan tới bài học nhƣng cũng có trẻ còn nhút nhát và không chú ý. Ví dụ khi trẻ đƣợc nghe bài hát: “trời nắng trời mƣa” có trẻ hỏi “sao thỏ lại đi tắm nắng ạ?”, “đi tắm nắng có ốm không ạ?”… Trẻ có thể nhớ đƣợc nhiều bài hát ngắn và lặp lại giai điệu của bài hát khi cô nhắc tới tên bài hát đó. Có thể thấy, đây là giai đoạn vàng cho trẻ phát triển tƣ duy và trí tuệ cho trẻ mẫu giáo bé.

+ Bé biết sử dụng từ “xin lỗi” và “cảm ơn” đúng lúc.

Ở độ tuổi này, hoạt động chủ yếu của trẻ là hoạt động với đồ vật, cơ hội tiếp xúc và tương tác với đồ vật là rất cần thiết. Trẻ luôn tò mò, muốn khám phá mọi vật xung quanh mình. Nhƣng trẻ lại chƣa có kinh nghiệm nên việc làm sai là khó tránh khỏi. Trẻ liên tiếp mắc những lỗi sai và phải biết nhận lỗi về mình bằng việc nói lời xin lỗi với bạn, với người lớn. Tuy nhiên, ở giai đoạn này nhiều trẻ rất bướng bỉnh không chịu thừa nhận việc mình làm là sai, thậm chí còn đổ lỗi cho người khác và cả đồ vật đồ chơi.

Ví dụ 1: cháu An 3 tuổi, cháu chạy không để ý đằng trước nên đâm đầu vào tường và khóc thật to, khi bố mẹ hỏi thì cháu đổ lỗi cho cái tường làm cháu đau.

Ví dụ 2: cháu Hoàng Anh 3 tuổi A4, trong giờ học đánh và giật tóc bạn khác, khi bạn ý thƣa cô thì Hoàng Anh nhất định không chịu nhận lỗi của mình.

Nếu trẻ làm sai mà không đƣợc nhắc nhở hoặc sửa sai cho trẻ thì trẻ sẽ luôn luôn mắc phải sai lầm và không bao giờ biết nhận lỗi. Đặc biệt đây là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành nhân cách cho một con người.

Chính vì vậy, giáo viên hay phụ huynh cũng nên chú ý dạy trẻ biết nhận lỗi khi trẻ làm sai.

Ở tuổi này, trẻ cũng thường hay sử dụng từ “cảm ơn” đúng lúc trong các trường hợp như: khi cô tặng quà, khi người lớn gúp đỡ, khi bé được phiếu bé ngoan…

Trẻ đã biết sử dụng từ cảm ơn và hiểu đơn giản là khi đƣợc ai đó giúp đỡ, khi đƣợc nhận quà, khi ai đó đƣa cho trẻ cái gì thì phải biết nói lời cảm ơn.

+ Bé phản ứng với tên gọi của mình: trẻ nhận biết đƣợc tên mình và khi được người khác gọi tên thì trẻ có phản ứng tích cực.

+ Bé nhận diện đƣợc các màu cơ bản: màu xanh, màu đỏ, khó phân biệt các màu khác nhau.

Dựa vào những điều quan sát được tôi nhận thấy điều bé có thể hiểu được ở lứa tuổi này là:

+ Bé có thể đọc đầy đủ họ và tên của mình.

+ Bé dùng đại từ nhân xƣng chính xác (con, bố, mẹ, ông, bà, cô giáo…) + Bé liên tục hỏi “tại sao”.

+ Bé hiểu đƣợc một đoạn hội thoại dài.

+ Bé nhận biết được sự khác nhau của các kích thước như dài - ngắn, to - nhỏ, cao - thấp…

+ Bé nhận diện đƣợc thời quá khứ: ngày hôm qua

+ Bé phân biệt được vị trí của đồ vật: đằng sau - đằng trước, ở trên - ở dưới…

+ Bé có thể vẽ đƣợc một bức tranh đơn giản theo lời mô tả của bạn khác.

+ Bé xuất hiện nỗi sợ hãi với một số thứ xung quanh nhƣ bóng tối, sấm chớp, ma quỷ dưới gầm giường…

Về sinh lý của trẻ 3 tuổi

+ Não bộ của trẻ có trọng lƣợng đạt 1200 gram, gần đạt với trọng lƣợng của người lớn là 1300 - 1400 gram, quá trình myêlin hóa phát triển mạnh thúc đẩy quá trình phát triển trí tuệ nhanh, mạnh.

Cân nặng và chiều cao trung bình của bé 3 tuổi + Bé cao khoảng 90 – 100cm.

+ Nặng trung bình 14 – 16kg.

Nhìn chung về mặt hình thái ở trẻ lên 3: trẻ đi đứng vững vàng. Các cơ vận động càng trở nên linh hoạt hơn, các hệ cơ quan đang dần phát triển và hoàn thiện hơn. Trẻ có thể đứng, chạy nhảy trong một không gian rộng lớn hơn trước. Chính điều này tạo điều kiện cho trẻ khám phá mọi thứ xung quanh, khám phá thế giới giúp phát triển khả năng giao tiếp, phát huy tính độc lập, tự chủ bên trong từng cá nhân trẻ.

Trẻ lên ba bắt đầu có khả năng tự phục vụ và tham gia vào các mối quan hệ qua lại với mọi người xung quanh. Đây là điểm mới trong quá trình phát triển của trẻ vì trước đó trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào người lớn như trong việc đút cơm, mặc quần áo, mang giầy dép cho trẻ… và đến đây trẻ muốn tự làm mọi việc mà không cần đến sự trợ giúp của người lớn. Trẻ dần dần tách ra thành thực thể độc lập, tách biệt với người lớn, “cái tôi” trong trẻ dần được hình thành. Hiện tƣợng “tự con làm” chứng tỏ hình thành sự độc lập rõ nét bên ngoài và sự tách trẻ ra khỏi người lớn.

Ví dụ: bé Ly 3 tuổi A1, khi mẹ đến đón cháu, cháu có đem bao lô nhƣng không bao giờ để cầm ba lô mà luôn muốn giành lấy và nói “con cầm đƣợc”.

Do ảnh hưởng của sự phân cách giữa trẻ và người lớn, người lớn lần đầu tiên xuất hiện trong thế giới của trẻ em với tƣ cách là đối tƣợng nhận thức

của trẻ. Thế giới cuộc sống của trẻ chuyển biến từ thế giới giới hạn bởi đồ vật sang thế giới người lớn. Trẻ luôn muốn làm những điều như người lớn nhưng trong tiềm thức của bố mẹ luôn muốn bao bọc, che chở con mình, chính điều này dẫn tới những mâu thuẫn, xung đột giữa trẻ với người lớn. Sự gắn bó giữa trẻ với cha mẹ mờ nhạt dần.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHỦNG HOẢNG TÂM LÝ TRẺ EM MẦM NON LỨA TUỔI LÊN BA

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)