Đối với gia đình

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ VƯỢT QUA

3.1. Đối với gia đình

Trẻ khi bước vào thời kỳ khủng hoảng của tuổi lên 3 mang những biểu hiện đặc trưng như bướng bỉnh, ngang ngạnh, chống đối, tự tiện, vô lễ với người lớn. Đứng trước những biểu hiện bất thường của trẻ, có nhiều phụ huynh cho rằng con mình không còn ngoan như trước, hoặc có phụ huynh lại nói “đó không phải con của mình”. Cha mẹ đừng nên vội trách cứ, xa lánh trẻ vì những điều mà cha mẹ nhìn thấy chính là những biểu hiện của trẻ trong quá trình tìm tòi, khám phá, phát triển trí tuệ. Chính vì vậy, việc cha mẹ ngăn cản, cấm đoán trẻ chính là cản trở sự phát triển trí tuệ của trẻ. Việc đánh đập, gò ép trẻ, bắt con mình phải làm theo ý mình, ngăn chặn mọi sự nghịch ngợm của con là một biện pháp tiêu cực và chỉ có hiệu quả nhất thời.

Trong giai đoạn khủng hoảng của lứa tuổi lên 3, mỗi đứa trẻ lại chịu ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau và gia đình là cái nôi yêu thương của mỗi đứa trẻ, là nơi trẻ tự do bộc lộ hết tính cách, tâm tư tình cảm của mình. Chính vì vậy, cha mẹ góp một phần không nhỏ vào việc giúp con thoát khỏi giai đoạn khủng hoảng và để đạt hiệu quả cao bằng cách:

Để giúp con mình trải qua giai đoạn này một cách dễ dàng thì điều đầu tiên là cha mẹ phải nhận biết và hiểu về giai đoạn này để có những biện pháp kịp thời cho trẻ. Cha mẹ có thể tìm kiếm thông tin về khủng hoảng tuổi lên 3 thông qua việc đọc báo, tìm kiếm thông tin trên internet, hay trực tiếp hỏi các chuyên gia tâm lý và về trẻ. Từ đó, cha mẹ dễ dàng phát hiện đƣợc khi nào thì con mình bước vào giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 3 và cùng con vượt qua một cách nhanh chóng.

Ở giai đoạn này với việc phát triển tâm sinh lý nhanh và mạnh hơn giai đoạn trước thì trẻ lên 3 cũng xuất hiện những nhu cầu mới như: muốn được độc lập, muốn khẳng định mình, muốn mở rộng mối quan hệ của mình với mọi người; vì thế cha mẹ cần nhận ra một cách kịp thời các nhu cầu này của trẻ. Song song với đó, cha mẹ cần nhận ra những khả năng mới của trẻ, tạo điều kiện động viên trẻ. Khuyến khích để trẻ tự thực hiện lấy những việc vừa sức với trẻ nhƣ rửa tay, mặc quần áo, tự xúc cơm, tự mang giầy dép… và làm một số việc đơn giản giúp bố mẹ như rót nước cho mẹ uống, cất cốc cho mẹ, cất quần áo vào tủ… Bác Hồ đã nói: “trẻ nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình” chính điều này sẽ giúp trẻ hoàn thành công việc một cách dễ dàng, vui vẻ hơn, tạo động lực cho trẻ hoàn thành tốt các nhiệm vụ tiếp theo.

Khi trẻ có những thái độ như bướng bỉnh, chuyên quyền… tranh giành, đánh bạn thì người lớn không nên quát mắng trẻ, cấm trẻ chơi đồ chơi hay giật đồ chơi từ tay trẻ. Người lớn hãy giải thích những điều phải trái, đâu là của mình, đâu là của bạn, hành động nào là sai, hành động nào là đúng để từ đó trẻ hiểu đƣợc và làm kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Tránh thái độ tiêu cực cho rằng bé tham lam, hƣ đốn, không ngoan.

Nếu trẻ ăn vạ thì cha mẹ nên lờ đi chỗ khác hoặc đánh lạc hướng trẻ bằng cách thu hút trẻ tham gia các hoạt động khác. Khi cần xử phạt thì không nên đánh, mắng vì nhƣ thế sẽ làm cho cả cha mẹ và trẻ đều cảm thấy bị ức chế, xa cách hơn và có thể lần sau trẻ sẽ cố tình lặp lại những hành vi nhƣ thế.

Thay vào đó, cha mẹ nên thay cách xử phạt khác nhƣ không cho trẻ đi chơi hoặc không kể chuyện cho trẻ nghe.

Nếu trẻ muốn thỏa đáng thì người lớn nên đồng tình và cho trẻ thực hiện. Ngược lại, trong trường hợp trẻ có những đòi hỏi quá quắt, người lớn cần tỏ thái độ nghiêm khắc và tuyệt đối không chiều theo ý trẻ. Trước đó phải

giải thích cho trẻ hiểu lý do vì sao người lớn không chấp nhận ý muốn của trẻ để tránh việc trẻ chống đối lại người lớn.

Trẻ bắt đầu xuất hiện sự tự ý thức, trẻ ý thức đƣợc bản thân mình vì vậy người lớn nên giành thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu mong muốn của trẻ, để khuyên bảo trẻ một cách nhẹ nhàng, khéo léo và cũng là để trẻ hiểu hơn về thế giới xung quanh.

Người lớn cần tạo cho trẻ cơ hội tự phục vụ. Hãy hình thành tính độc lập, tính tích cực cho trẻ bằng việc cho trẻ thực hiện một số thao tác tự chăm sóc bản thân và tin tưởng vào khả năng đó của trẻ. Đồng thời cha mẹ cũng phải quan tâm hướng dẫn kịp thời để tránh hình thành những thói quen xấu và giúp trẻ không chán nản và bỏ dở công việc đang làm.

Khi tự bản thân trẻ làm được một việc gì đó, người lớn nên khen ngợi, động viên khuyến khích trẻ bằng một nụ cười, tràng vỗ tay, hay những lời khen ngợi, động viên nhƣ : “con của mẹ rất giỏi”, “mẹ yêu bé cƣng của mẹ”...

để trẻ thấy mình được tôn trọng, được khẳng định mình, được mọi người thừa nhận và hơn hết trẻ hiểu đƣợc giá trị của bản thân mình.

Người lớn cần khuyến khích trẻ làm theo những yêu cầu của mình thay vì áp đặt trẻ làm theo, cần giải thích cho trẻ hiểu vì sao phải nhƣ vậy và bày tỏ thái độ tôn trọng trẻ cũng nhƣ tôn trọng những việc làm, khả năng của trẻ. Từ đó, trẻ có động lực để hoàn thành công việc một cách tốt nhất trong tâm thế thoải mái không gò bó.

Cha mẹ nên kể cho trẻ những mẩu chuyện vui, chuyện ngắn có tính giáo dục. Thông qua các nhân vật trong chuyện, gán cho trẻ những đức tính tốt của nhân vật như: lòng yêu thương con người, trung thực, thật thà, dũng cảm... để trẻ phấn khởi và cố gắng thể hiện đƣợc những đức tính tốt trong cuộc sống đời thường.

Hơn hết, cha mẹ phải là tấm gương tốt cho con noi theo. Việc gần gũi tiếp xúc thường xuyên của cha mẹ là một phần không nhỏ ảnh hưởng tới trẻ, chính vì vậy cha mẹ nên quan tâm tới cử chỉ hành động trước mặt con mình.

Điều quan trọng mà bố mẹ có thể làm để giúp con sớm vƣợt qua đƣợc giai đoạn này là tạo điều kiện cho trẻ vui chơi thật nhiều, nhất là trò chơi đóng vai. Hoạt động đóng vai trong giai đoạn này đối với trẻ vô cùng quan trọng.

Trẻ thích làm người lớn, nhưng vốn kinh nghiệm sống chưa đủ để trẻ “làm người lớn” thật sự. Như vậy thì người có thể cho trẻ tham gia vào các trò chơi đóng vai và thông qua đó trẻ cũng sẽ nhập vào vai mà bản thân trẻ thích, trẻ muốn bản thân trẻ đƣợc nhƣ vậy. Bố mẹ có thể cho trẻ đóng những vai gần gũi với đời sống hiện tại như: bé thích làm người lớn nên mẹ có thể cho con giả vờ nấu cơm bằng các đồ chơi, hay bố có thể bày trò chơi sửa chữa đồ đạc... Qua đây trẻ tích lũy một lƣợng kiến thức khổng lồ mà không cần phải gò ép trẻ.

Người lớn hãy tạo một môi trường đồ chơi và vui chơi thoải mái cho bé. Ngoài việc chơi đóng vai thì có thể cho trẻ theo học các hoạt động năng khiếu nhƣ vẽ, đàn, múa, hát, thể thao...giúp trẻ tự tin, năng động hơn.

Cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ đƣợc đi chơi xa, khám phá thế giới xung quanh trẻ nhƣ: đi dạo ngoài trời, công viên, đi thăm các di tích, khu sinh thái… giúp trẻ thƣ giãn và mở rộng kiến thức cho trẻ.

Ba tuổi cũng là giai đoạn mà nhu cầu đƣợc chơi với bạn bè cùng lứa tuổi và mở rộng phạm vi giao tiếp rất lớn vì vậy, bố mẹ nên cho con đến trường và học đúng độ tuổi của trẻ.

Cha mẹ nên tiếp tục củng cố khả năng ngôn ngữ của trẻ, luôn gợi ý để trẻ diễn đạt những điều mình muốn thật rõ ràng. Điều này sẽ giúp trẻ không bị ức chế, cáu giận, tâm lý thoải mái hơn.

Trẻ lên 3 thường gặp khó khăn trong giao tiếp với người lớn, trẻ luôn nghĩ rằng cha mẹ không hiểu mình. Vì vậy, cha mẹ nên dành nhiều thời gian chơi đùa cùng trẻ, lắng nghe những tâm tƣ nguyện vọng của trẻ, khuyến khích trẻ nói lên những suy nghĩ, chính kiến của mình... Bên cạnh đó, cha mẹ cũng cần lấy đƣợc lòng tin của con bằng việc chia sẻ, tâm sự với trẻ để trẻ dễ mở lòng hơn. Qua đó tạo sự gần gũi gắn kết trẻ với người lớn.

Để tránh mộ số tai nạn mà độ tuổi nghịch ngợm này có thể mắc phải thì thay vì cấm đoán trẻ không đƣợc đụng vào cái này, không đƣợc chạm vào đồ vật kia người lớn nên dạy cho trẻ một số bài học đầu tiên về tự bảo vệ bản thân, tránh những tai nạn bằng cách căn dặn trẻ nhƣ: nếu con chơi xong thì phải cất đồ chơi không thì con dẵm vào nó sẽ bị ngã rất đau, hoặc khi thấy nồi canh bốc hơi nghi ngút thì con không đƣợc chơi gần đó, hoặc khi nào xe dừng hẳn con mới đƣợc xuống xe.

Khủng hoảng tuổi lên 3 là một hiện tƣợng phát triển tâm lý rất bình thường ở trẻ, nó có tính tạm thời, chuyển tiếp và những biểu hiện ấy có thể dần mất đi khi trẻ lớn lên. Vì vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng sợ trẻ hƣ.

Thay vào đó, chỉ cần hiểu rõ về trẻ, có cách ứng xử khéo léo và giúp trẻ vƣợt qua giai đoạn khó khăn này.

Một số lưu ý khi cha mẹ giáo dục trẻ ở tuổi lên 3:

Cha mẹ không nên quá nuông chiều trẻ. Việc thể hiện tình yêu đối với con là điều rất cần thiết, nhƣng cha mẹ nên biết điểm dừng không thì sẽ dẫn đến một hậu quả khó lường. Vì được bố mẹ yêu thương, nuông chiều, thích gì được nấy nên trẻ cảm thấy mình là “người quan trọng nhất trong gia đình”, là

“ông hoàng nhỏ”, là “trung tâm của vũ trụ”. Chính điều này khiến tạo nên cho trẻ một tính cách khác, trẻ trở nên bướng bỉnh, ích kỉ, không vâng lời người lớn, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển nhân cách của trẻ sau này. Khi lớn lên trẻ sẽ dễ trở thành “cậu ấm”, “con chiên”, không biết làm gì, luôn ỷ lại

vào người khác, vụng về trong công việc. Ông cha ta có câu “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” quả đúng không sai, chính vì vậy, cha mẹ cần giữ thái độ đúng đừng để việc yêu thương con cái mà quá dễ dãi với trẻ.

Ngƣợc lại, cha mẹ khi thấy con mình có một số biển hiện của khủng hoảng lên 3, nhiều bậc phụ huynh đã cấm đoán thậm chí còn dọa nạt khi thấy trẻ muốn chơi, muốn tìm hiểu một đồ vật nào đó. Chính điều này đã vô tình làm cản trở sự phát triển nhận thức của trẻ, kìm hãm tiềm năng trong trẻ dần dần trẻ trở nên thụ động, nhút nhát, chậm chạp vì lo lắng mình làm sai, hoặc sợ và thậm chí trẻ còn không dám làm gì; một số trẻ khác lại do bản tính hiếu động, bị cha mẹ cấm đoán nên tìm cách làm vụng trộm, dấu diếm để tránh bị la mắng từ đó hình thành ở trẻ tính gian lận, không thật thà, thường xuyên nói dối và tìm đủ mọi cách đối phó người lớn.

Tất cả những điều trên cha mẹ giáo dục con cái là phương pháp không đúng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý và cả hành vi của trẻ sau này. Chính vì vậy, cha mẹ hãy nhìn vào biểu hiện của con mình mà lựa chọn những biện pháp phù hợp hơn để giúp trẻ hoàn thiện về nhân cách.

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)