Hoạt động ở lớp cùng với cô giáo

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 48 - 53)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KHỦNG TÂM LÝ TRẺ

2.1. Thực trạng khủng hoảng tâm lý trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3

2.1.2. Thực trạng biểu hiện khủng hoảng tâm lý thông qua hoạt động

2.1.2.3. Hoạt động ở lớp cùng với cô giáo

Hoạt động của trẻ cùng với cô giáo là các hoạt động của trẻ ở trên lớp.

Đồng thời những biểu hiện của trẻ thời kỳ khủng hoảng này cũng rất đa dạng đƣợc thể hiện qua các hoạt động:

Hoạt động đón trẻ: khi đến lớp có trẻ ngoan ngoãn, lễ phép chào cô vào chào tạm biệt bố mẹ, ông bà và chào các bạn. Nhƣng cũng có rất nhiều bạn khi tới lớp không chào cô mà chạy thẳng vào trong lớp, hoặc cúi gằm mặt xuống nhƣ chƣa thấy cô mặc dù cô đã nhắc nhở. Khi vào trong lớp thì có trẻ ngồi ngoan ngoãn nhƣng cũng có trẻ chạy khắp lớp lô đùa cùng bạn bè, có những bạn tự ý lấy đồ chơi ra và chơi. Nhƣng cũng có trẻ lại không muốn đi học, khi đến lớp nhìn thấy cô giáo cháu khóc thét lên đòi mẹ đƣa về.

Ví dụ: cháu Nam đƣợc mẹ đƣa đến lớp học, nhƣng khi vừa nhìn thấy cô giáo cháu đã khóc thét lên đòi về mặc dù cô giáo chƣa từng đánh hay mắng cháu.

Khi cô giáo cho cả lớp ra sân tập thể dục buổi sáng nhiều trẻ không tập chung và cũng có trẻ cũng không nghe lời cô giáo. Có những trẻ thì đứng suy tƣ nhƣ đang nghĩ điều gì đó mà không chú ý, có trẻ thì không chịu tập mà chạy lăng xăng trêu bạn này bạn kia nhƣ giật tóc, đập vào lƣng bạn… hoặc có trẻ vẫn còn đang khóc vì không muốn đến lớp.

Ví dụ: Cháu Mai học lớp 3 tuổi C, hôm nào cháu đến lớp cũng khóc đòi nghỉ học. Khi cháu nhìn thấy cô giáo, cháu khóc thét lên và ôm chặt lấy mẹ bắt mẹ đƣa về.

Hoạt động học: trong các giờ học chính nhiều trẻ cũng rất bướng bỉnh khi cô giáo thì đang dạy học thì trong lớp vẫn có trẻ ngồi nói chuyện, mặc dù cô nhắc rất nhiều lần nhƣng trẻ vẫn tiếp diễn. Có trẻ thì lấy đồ chơi ra nghịch hoặc mang kẹo bánh ra ăn. Nhƣng cũng có trẻ lại ngồi trêu chọc bạn nhƣ giật tóc, vẽ vào vở của bạn, cấu nhéo bạn…

Ví dụ: trong giờ học tạo hình, các cháu ngồi tô màu cho tranh thì có bạn giật màu của bạn khác, có bạn lại tô màu làm lem vở của bạn khác, hay khi đang học lại có bạn tự ý chạy đi vệ sinh mà không hỏi ý kiến của cô, hay tự ý lấy đồ chơi ra để chơi…

Hoạt động ngoài trời: trước khi ra ngoài sân chơi cô giáo đã nhắc cả lớp chơi với nhau phải đoàn kết, không tranh giành đồ chơi, lƣợt chơi của nhau, không đƣợc tự ý leo trèo kẻo ngã. Nhƣng trên thực tế việc trẻ chơi ở ngoài trời với nhiều góc chơi, nhiều nhóm chơi và với sự giám sát từ xa của cô giáo thì việc trẻ tuân thủ theo những lời chỉ bảo của cô là điều khó thực hiện đƣợc. Khi chơi, mỗi trẻ đều muốn đƣợc tham gia vào trò chơi nhƣng đồ chơi lại có hạn, chính điều này làm cho trẻ chen lấn xô đẩy để đƣợc đến lƣợt mình. Có những bạn chỉ vì muốn lên chơi mà không cần biết bạn mình đang ở đằng trước mà đẩy bạn mình ra ngoài để cướp lượt chơi cho mình. Việc trẻ nóng vội đến lƣợt chơi của mình thì đẩy luôn bạn khác xuống đất, thậm chí làm đau bạn. Việc tranh đồ chơi giữa các bạn đôi lúc không phân thắng bại, không bạn nào chịu nhường bạn nào, trẻ rất dễ đánh nhau để giành cho mình lƣợt chơi.

Ví dụ: cháu Bảo Nam và Hoàng Anh lớp 3 tuổi C, khi ra ngoài sân chơi, để đƣợc tranh lƣợt cầu trƣợt 2 bạn đã kéo nhau không cho bạn mình lên để chơi cho đến khi cô giáo đến can ngăn thì hai bạn mới dừng lại.

Ngoài ra, trẻ còn rất ngoan cố khi trẻ nghịch bẩn bị cô giáo nhắc nhở nhƣng vẫn cố tình không nghe, cố tình phớt lờ lời nhắc nhở của cô cho đến khi cô đến ngăn cản thì trẻ mới chịu dừng lại.

Hoạt động ăn: trong giờ ăn, trẻ cũng có những biểu hiện nhƣ trẻ không ăn hết xuất thì trẻ xúc hết sang bát của bạn, hoặc giả vờ đau bụng để không phải ăn nữa, hay có những trẻ vừa ăn vừa nghịch làm cơm tung tóe ra mặt bàn, có bạn lại xúc cơm lên đầu bạn làm bạn bẩn hết cả đầu… trong những trường hợp như thế cô giáo phát hiện ra và nhắc nhở thì trẻ lại trốn tránh trách nhiệm và nói là “không phải con”. Bên cạnh đó, có những trẻ ăn rất chậm, hoặc vừa ăn vừa nghịch thì cô giáo đến giúp cho trẻ ăn thì trẻ lại tỏ ra mình biết làm mọi thứ và không cần nhờ đến sự trợ giúp của cô: “để con tự xúc”,…

Ví dụ: cháu Long lớp 3 tuổi A, cháu là người rất lười ăn, trong giờ ăn trƣa cháu vừa ăn vừa xúc sang cho bạn ngồi bên cạnh, đến khi bạn đó thƣa cô và cô nhắc nhở thì bạn ý nói là “con không làm”.

Hoạt động ngủ: trong giờ ngủ có bạn thì ngủ ngay, nhƣng cũng có bạn lại không ngủ mà nằm nói chuyện riêng, mặc dù cô nhắc đi nhắc lại nhiều lần mà trẻ vẫn tái phạm. Hay trong khi đó, có bạn thì ngồi hát, hoặc xoay bên này xoay bên kia, hoặc ngồi lên, hoặc trêu chọc bạn bên cạnh làm bạn bên cạnh không ngủ đƣợc. Có bạn lại đƣa ra đủ lý do để đƣợc đi ra ngoài nhƣ: “con đi vệ sinh”, “con khát nước”…

Ví dụ: cháu An 3 tuổi A, trong giờ nghỉ trƣa cháu hay trêu bạn nằm bên cạnh để bạn không ngủ đƣợc. An lấy tay chọc bạn, giật tóc bạn làm cho bạn không ngủ đƣợc thì mới chịu thôi.

Hoạt động chiều: trước khi chơi đồ chơi, cô giáo dặn chơi xong là phải cất đồ chơi gọn gàng. Nhƣng khi hết giờ chơi đồ chơi, cô yêu cầu trẻ cất đồ chơi thì trong đó lại có trẻ vẫn cứ ngồi lì mà không chịu cất đồ. Mặc dù cô giáo nhắc đi nhắc lại nhiều lần mà trẻ vẫn ngồi im cho đến khi cô phải đến tận nơi nhắc nhở thì trẻ mới chịu làm.

Hoặc trong giờ củng cố lại bài cũ thì cô yêu cầu trẻ đọc thì trong đó có trẻ không chịu đọc bài mà cứ cúi gằm mặt xuống, hoặc có trẻ tự ý lôi đồ chơi ra trong khi cô giáo chƣa cho phép.

Hoạt động khác: trẻ cũng có nhiều biểu hiện bướng bỉnh, chống đối, ích kỷ…

Ví dụ: trong giờ ăn chiều, có trẻ không uống sữa mà đổ vào thùng rác, khi cô giáo phát hiện ra và hỏi cả lớp thì không ai chịu nhận.

Cùng với những câu hỏi giống nhƣ câu hỏi điều tra từ phụ huynh, chúng tôi lại thu đƣợc kết quả nhƣ sau

Bảng 4: Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 3 theo sự đánh giá của giáo viên

Câu hỏi Đáp án Số lƣợng Tỉ lệ %

Theo anh (chị) khủng hoảng tuổi lên 3 có những biểu hiện nào?

A B C D

1 1 1 39

2,7 2,7 2,7 91,9

Dựa vào bảng kết quả số liệu trên, chúng ta thấy số lƣợng giáo viên chọn phương án D chiếm tới 91,9%, cho thấy hầu hết đội ngũ giáo viên đã chú ý quan sát những biểu hiện của trẻ trong giai đoạn này với tất cả các biểu hiện: bướng bỉnh, ngang ngạnh, chống đối, chuyên quyền, tự tiện, vô lễ với người lớn. Còn số ít còn lại chọn các phương án khác thì giáo viên chưa thực sự quan sát kỹ lƣỡng, hoặc thiếu kiến thức về mặt tâm lý.

Bảng 5: Thực trạng về các cách giáo dục trẻ của giáo viên

Câu hỏi Đáp án Số lƣợng Tỉ lệ %

Theo anh (chị) nên giáo dục trẻ bằng cách nào?

A B C

35 5 2

83,3 11,9 4,7

Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta thấy rằng số lƣợng giáo viên chọn phương án A có tỷ lệ nhiều nhất chiếm 83,3% điều này chứng tỏ giáo viên đã có tìm hiểu và đưa ra các phương pháp giáo dục đúng đắn. Tuy nhiên tỉ lệ này so với tỉ lệ hiểu về các biểu hiện khủng hoảng thì lại cho thấy giáo viên biết nhƣng chƣa áp dụng hết đƣợc vào thực tiễn. Bên cạnh đó, các đáp án còn lại cho thấy giáo viên còn nóng giận, thờ ơ với giai đoạn khủng hoảng này. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ và sẽ làm cho trẻ càng lún sâu trong giai đoạn

khủng hoảng này, khiến trẻ gặp rất nhiều khó khăn và ảnh hưởng đến cả tâm lý sau này.

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)