CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KHỦNG TÂM LÝ TRẺ
2.1. Thực trạng khủng hoảng tâm lý trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3
2.1.2. Thực trạng biểu hiện khủng hoảng tâm lý thông qua hoạt động
2.1.2.1. Hoạt động chơi với bạn
Ở lứa tuổi nhà trẻ thì trẻ chủ yếu hoạt động với đồ vật, và khi lên đến ba tuổi với việc thành thạo trong việc sử dụng các đồ vật thì trẻ cứ ngỡ mình làm đƣợc tất cả mọi việc. Điều này làm cho trẻ cũng muốn tự làm mọi việc và không muốn ai giúp đỡ mình. Và khi tới lớp, trẻ cũng phối hợp chơi với bạn nhƣng ở dạng sơ khai.
Ở độ tuổi này, việc phối hợp chơi giữa trẻ và các bạn vẫn chƣa thật thân thiết. Lúc đầu trẻ chơi với bạn vui vẻ nhƣng nó chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Trẻ sẽ mau chán việc chơi cùng bạn và muốn tách ra khỏi nhóm để chơi độc lập hơn. Dấu hiệu này cho thấy trẻ đang chuyển từ hoạt động chơi với đồ vật chuyển dần sang hoạt động chơi theo nhóm bạn. Trẻ tham gia vào các nhóm chơi sẽ khiến trẻ mở mang đƣợc kiến thức, giúp trẻ có những trải nghiệm mới, kiến thức mới. Nhƣng khả năng tập trung chơi phối hợp giữa các trẻ ở giai đoạn này vẫn còn lỏng lẻo. Mặc dù cùng chơi một trò chơi nhƣng mỗi trẻ lại tạo cho mình một sân chơi riêng biệt. Trẻ chỉ chú tâm vào việc của mình mà giao tiếp hoặc mối quan hệ tương hỗ còn thấp. Mỗi một bạn vừa thể hiện việc chơi chung nhƣng cũng vừa thể hiện những công việc độc lập riêng.
Ví dụ: trong trò chơi xây dựng, 3 trẻ tham gia trò chơi xây dựng “xây dựng lâu đài”. Bạn thứ nhất xây nhà, bạn thứ 2 xây cổng và bạn thứ ba xây hàng rào. Ba bạn này xây theo các hướng khác nhau. Nhưng chỉ chơi được một lúc thì 3 bạn này lấy những viên gạch để xây lên cho mình những thứ mà mình tưởng tượng ra. Bạn thứ nhất xây tòa tháp, bạn thứ 2 xây ngôi nhà mơ ƣớc, bạn thứ 3 xây mê cung. Mỗi trẻ lại tìm cho mình một công việc riêng không phụ thuộc vào bạn khác.
Cùng với những công việc riêng của mỗi trẻ, trẻ muốn tự mình quyết định, không muốn bạn nào đó giúp đỡ mình, trẻ cũng không muốn bạn nào chơi cùng đồ chơi với mình. Việc chia sẻ đồ chơi với bạn là rất khó, trẻ chỉ muốn sở hữu những đồ chơi mình đang có, nếu bạn nào muốn có ý định đến chơi cùng thôi thì trẻ cũng không vui, trẻ thể hiện bằng nhiều cách khác nhau như: lườm, dấu đồ chơi đi, quát mắng, la hét… Việc chia sẻ đồ chơi giữa các trẻ là vô cùng khó khăn.
Ví dụ: cháu Thành lớp 3 tuổi B, cháu đang chơi trò chơi trong lớp thì một bạn cũng muốn đến chơi cùng nhƣng cháu Thành đã đẩy bạn mình ngã ngửa ra mặt đất.
Có những bạn không chịu xin bạn mình chơi cùng mà lại muốn có đồ chơi đó, trẻ không ngại ngần đến giật đồ chơi của trẻ khác. Trẻ không cần biết là bạn đó có đồng ý cho mƣợn đồ chơi hay không. Trẻ muốn đồ chơi đó thuộc về mình mà không cần biết lấy nó bằng cách nào. Điều này tiếp diễn nhiều lần thì trẻ luôn cho rằng mọi đồ vật xung quanh trẻ đều là đồ chơi của mình, trẻ thích lấy lúc nào là quyền của trẻ. Nó tạo nên tính chuyên quyền cho trẻ.
Ví dụ: cháu Nam lớp 3 tuổi C, cháu con nhà khá giả nhƣng cháu luôn đi tranh đồ chơi của các bạn khác khi bạn đó đang chơi mặc cho bạn đó khóc thét lên.
Khi cả hai trẻ cùng chơi với nhau trong một trò chơi thì 2 trẻ sẽ rất dễ bất đồng quan điểm vì khi đó cái tôi trong trẻ xuất hiện. Trẻ nào cũng cho mình đúng và không chịu nghe bạn mình giải thích và cuộc cãi nhau bắt đầu diễn ra. Khi các tranh luận đi đến đỉnh điểm thì để giải quyết cuộc đấu tranh giữa trẻ thì trẻ chọn giải pháp đó là bạo lực: tranh đồ chơi, đánh nhau để phân thắng bại... Điều này rất dễ khiến một trong hai trẻ bị tổn thương hoặc cả hai trẻ đều bị tổn thương về thể xác lẫn tinh thần.
Ví dụ: cháu Lan và cháu Nguyệt học lớp 3 tuổi A, hai cháu đang chơi cùng 1 con búp bê thì Nguyệt bảo cho búp bê đi tắm thì Lan lại bảo cho búp bê đi siêu thị. Hai bạn không bạn nào nhường bạn nào vậy nên đã tranh nhau con búp bê đó.
Ở độ tuổi này, việc chơi theo nhóm trẻ vẫn chƣa thực sự tốt. Chính vì vậy, giáo viên nên tạo ra môi trường chơi lành mạnh cho trẻ và chơi tốt trong các nhóm.
Thực tế qua cuộc điều tra tại trường Mầm non Văn Khê - Mê Linh – Hà Nội về thực trạng khủng hoảng tâm lý tuổi lên 3 với tổng số phiếu là 76 phiếu điều tra, với câu hỏi nhƣ sau:
Câu hỏi: Anh (chị) thấy thái độ của trẻ như thế nào khi muốn có đồ chơi trong tay bạn khác?
A. Trẻ đến và xin bạn cùng chơi
B. Trẻ đến dành đồ chơi của bạn không đƣợc thì bỏ đi ngay
C. Trẻ đòi bằng đƣợc, ăn vạ, cáu giận, tức tối khi bạn không nhƣợng đồ chơi cho bé
Qua điều tra, chúng tôi thu đƣợc bảng kết quả sau:
Bảng 1: Biểu hiện với bạn bè của khủng hoảng tuổi lên 3 theo sự đánh giá của phụ huynh và giáo viên
Câu hỏi Đáp án Số
lƣợng
Tỉ lệ %
Anh (chị) thấy thái độ của trẻ nhƣ thế nào khi muốn có đồ chơi trong tay bạn khác?
A. Trẻ đến và xin bạn cùng chơi B. Trẻ đến dành đồ chơi của bạn không đƣợc thì bỏ đi ngay
C. Trẻ đòi bằng đƣợc, ăn vạ, cáu giận, tức tối khi bạn không nhường đồ chơi cho bé
18
27
31
23,7
35,5
40,8
Thông qua bảng số liệu trên, chúng ta dễ dàng nhận thấy đáp án C có tỉ lệ cao nhất tới 40,8%, phần lớn trẻ muốn đồ chơi trong tay bạn khác đều đòi bằng được, ăn vạ và cáu giận, tức tối khi bạn không nhường đồ chơi cho bé.
Trẻ tìm đủ mọi cách để lấy đƣợc đồ chơi đó mà không cần lí lẽ. Đó chính là biểu hiện của tính ích kỉ chuyên quyền của trẻ. Qua đây, chúng ta cũng có thể thấy đƣợc sự nuông chiều từ chính bố mẹ trẻ, và trẻ thiếu sự khuyên ngăn từ chính người lớn. Sự thiếu quan tâm làm cho trẻ có những biểu hiện thái quá đó. Bên cạnh đó, việc trẻ chơi hòa đồng với bạn chiếm tỉ lệ rất ít, chỉ là 23,7%, trẻ biết đƣợc đồ chơi đó đang đƣợc sở hữu từ bạn khác, và biết đƣợc phải nhẹ nhàng đến xin bạn chia sẻ đồ chơi. Những trẻ chơi hoà đồng chứng tỏ rằng có sự tham gia giáo dục đúng cách từ giáo viên và phụ huynh. Nhƣng trẻ ngoan này chỉ chiếm 18/76 phiếu. Ở giai đoạn này, chúng ta có thể thấy một cách rõ nét về sự khủng hoảng đƣợc biểu hiện rất rõ rệt, hầu hết trẻ lên 3 đều có biểu hiện chuyên quyền, muốn mọi vật đều là của mình, tự ý lấy đồ chơi mà không cần bạn cho phép. Chính vì vậy, giáo viên và phụ huynh nên quan sát nhóm trẻ để tránh các tai nạn có thể xảy ra.