Nguyên nhân của giai đoạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 53 - 57)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HIỆN TƯỢNG KHỦNG TÂM LÝ TRẺ

2.2. Nguyên nhân của giai đoạn khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3

Trong quá trình phát triển, con người phải trải qua rất nhiều các giai đoạn khủng hoảng khác nhau xen lẫn với những giai đoạn ổn định tạm thời để tạo ra những biến đổi sâu sắc cùng với một tiền đề phát triển mới cho giai đoạn tiếp theo. Khủng hoảng là quy luật tất yếu do sự phát triển nhanh mạnh cả về sinh lý và tâm lý.

Tuổi lên 3 đánh dấu sự phát triển vƣợt bậc trong ba năm đầu tiên của một đời người. Đây là thời kỳ hết sức quan trọng và được coi là chặng giữa trên con đường phát triển thành người, kể từ lúc sơ sinh đến lúc trưởng thành. Ở độ tuổi này, trẻ tiếp tục quá trình hoàn thiện tất cả mọi mặt nhƣ: thể chất, trí tuệ.

Trẻ đã hình thành đƣợc một số kỹ năng vận động, ngôn ngữ, khả năng tự phục vụ của mình, trẻ ý thức về bản thân mình, tách mình ra khỏi những người xung quanh, tức là nhận thức được “cái tôi”. Trẻ bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn được làm mọi việc như người lớn, tuy nhiên với khả năng và kinh nghiệm ít ỏi của mình, trẻ chƣa thể tự làm mọi việc và bị bố mẹ ngăn cản chính những điều này dẫn đến những xung đột.

Cùng với đó, ở độ tuổi này khả năng ngôn ngữ chƣa phát triển hoàn thiện khiến cho trẻ chƣa biết cách diễn đạt những mong muốn của mình và chính những điều này gây ức chế, làm trẻ dễ cáu giận và nổi khùng.

Trong quá trình hình thành nhân cách, trẻ có thể hành động dưới những ấn tƣợng trực tiếp bên ngoài và những mô hình đƣợc giữ lại trong trí nhớ làm cho thế giới nội tâm đƣợc hình thành, hành vi của trẻ đƣợc cải tiến (khả năng tự phục vụ: đánh răng, rửa tay, mặc quần áo…). Trí nhớ lúc này tìm thấy vị trí của mình trong thế giới đồ vật và những người xung quanh (tự ý thức về cá

nhân), trẻ nhận ra mối quan hệ giữa quá khứ hiện tại và tương lai. Trẻ thực hiện các hành động từ những động cơ chƣa rõ ràng dần dần chuyển sang biết kết hợp với các động cơ.

Ở tuổi lên 3, trẻ mong muốn được khen ngợi và sợ khi người lớn tỏ ra không bằng lòng, trẻ bộc lộ thiện cảm bằng cách dỗ dành, chia sẻ đồ chơi. Lời khen của người lớn giúp hình thành tình cảm tự hào của trẻ từ đó trẻ luôn cố gắng làm việc tốt, trẻ còn xuất hiện tình cảm xấu hổ, cần giáo dục tốt giúp tình cảm của trẻ phát triển mạnh thúc đẩy thực hiện hành động tốt. Qua đó, hình thành và phát triển sự tự ý thức.

Ở giai đoạn này quá trình tự ý thức ở trẻ phát triển mạnh, đƣa trẻ vào trạng thái khẳng định mình. Trẻ tự bắt đầu so sánh mình với người lớn, muốn giống như người lớn muốn làm mọi việc giống người lớn. Nhưng nhiều bậc cha mẹ không hiểu đƣợc nhu cầu tự khẳng định mình ở trẻ lên 3 nên vẫn muốn kiểm soát, chỉ huy trẻ như trước đây, thậm chí còn cấm đoán, không cho trẻ làm bất cứ việc gì. Chính điều này đã khiến cho việc tìm hiểu thế giới, tích lũy những kinh nghiệm bị cản chở hoặc bị đứt đoạn. Trẻ cảm thấy bị gò bó, trật trội khiến cho trẻ càng ngày càng trở nên bướng bỉnh, chống đối lại người lớn.

Nguyện vọng độc lập và khủng hoảng tuổi lên 3: khi trẻ “tách” mình khỏi người lớn và có ý thức về khả năng của chính mình, đồng thời xuất hiện thái độ mới với người lớn. Trẻ muốn giống và làm như người lớn, muốn độc lập tự chủ ngay trong những hành động câu nói của trẻ: “con làm được”. Đây chính là đấu hiệu của sự trưởng thành nhưng lại xuất hiện tính bướng bỉnh do muốn làm theo ý mình, muốn mình làm chủ mọi thứ. Người lớn cần tôn trọng tính độc lập của trẻ và biết cách hướng trẻ đi đúng hướng trong các việc đơn giản mà trẻ vẫn vâng lời và tính độc lập vẫn phát triển. Nếu được giáo dục đúng đắn, người lớn kịp thời nhận thấy những khả năng mới của trẻ và thỏa mãn

nhu cầu đọc lập tự chủ, tạo ra những hình thức hoạt động mới, quan hệ với người lớn thì sự khủng hoảng sẽ được rút ngắn và vượt qua một cách dễ dàng.

Sự tách được bản thân mình ra khỏi người khác, sự tự nhận thức về mình, mong muốn độc lập tự chủ là một bước ngoặt trong sự phát triển tâm lý, tạo tiền đề cho sự hình thành nhân cách giai đoạn tiếp theo.

Từ những dẫn chứng trên, chúng ta thấy hiện tượng khủng hoảng tuổi lên 3 là do:

Thứ nhất: sự phát triển nhanh mạnh về sinh lý và tâm lý ở trẻ, trẻ ý thức rõ hơn về khả năng của mình, muốn khẳng định mình. Trẻ so sánh mình với người lớn và muốn giống như người lớn, muốn độc lập, tự chủ. Nhưng khả năng của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa thể làm tất cả những gì trẻ muốn, do trẻ cố tình làm thì sẽ dẫn tới bị hỏng, bị vỡ và trẻ dễ rơi vào trạng thái ức chế, nổi cáu hoặc thất vọng. Cùng với đó là khả năng ngôn ngữ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện khiến các bé chưa diễn đạt được mong muốn của mình. Chính điều này gây ức chế khiến trẻ dễ cáu bẳn và nổi khùng.

Thứ hai: mâu thuẫn trong mối quan hệ giữa trẻ với người lớn. Trẻ có nhu cầu độc lập, tự khẳng định mình, muốn làm những điều trẻ muốn. Bởi giai đoạn hoạt động với đồ vật đưa tới cho trẻ một số kinh nghiệm sống do đó mà trẻ dễ lầm tưởng mình có thể làm được tất cả. Trong khi bố mẹ lại cấm đoán, áp đặt điều khiển, chỉ huy trẻ vì nghĩ trẻ còn nhỏ chưa thể tự lập được.

Người lớn không tin và khả năng của trẻ, tạo ra mâu thuẫn giữa một bên là muốn làm và một bên không cho làm. Từ đó khiến cho trẻ có thái độ bướng bỉnh, ngang ngạnh, khó bảo, chống đối bố mẹ mình.

Thứ ba: trẻ với nhu cầu tìm tòi, khám phá mọi thứ xung quanh thì đôi khi cũng lại bị ngăn cản bởi chính cô giáo mình. Việc trẻ đến trường với nhu cầu khám phá thì chẳng mấy khi được cô tổ chức các hoạt động giúp bé thoát khỏi cuộc khủng hoảng này. Đồ chơi trong lớp đơn điệu, hiếm khi thay đổi,

thiết kế trò chơi cho trẻ 3 tuổi cũng ít được quan tâm, nhà trường hầu như chưa có những chỉ đạo hơn tới giai đoạn khủng hoảng tâm lý lứa tuổi lên 3 để hướng dẫn giáo viên. Dẫn tới nhiều bất lợi cho trẻ em ở giai đoạn này, làm cho giai đoạn khủng hoảng tâm lý của trẻ bộc lộ khá rõ ràng ở lớp, ở nhà và cách giải quyết của giáo viên và phụ huynh cũng phần lớn là áp đặt chứ chưa phải là trên cơ sở hiểu về giai đoạn khủng hoảng này. Việc cho trẻ trải nghiệm cách học đơn thuần khiến trẻ nhàm chán và muốn thay đổi bằng việc tỏ thái độ uể oải, khóc lóc, cáu gắt… khiến cho giai đoạn khủng hoảng kéo dài.

Một phần của tài liệu Thực trạng khủng hoảng tâm lý ở trẻ em mầm non lứa tuổi lên 3 (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)