Tổ chức dạy học phân hóa cho một lớp học

Một phần của tài liệu Một Số Biện Pháp Sư Phạm Giúp Đỡ Học Sinh Yếu Kém Môn Toán 11 Trung Học Phổ Thông (Trang 20 - 23)

Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Dạy học phân hóa

1.1.3. Tổ chức dạy học phân hóa cho một lớp học

Theo Nguyễn Bá Kim [10] thì trong 1 tiết học GV có thể tổ chức dạy học phân hóa như sau :

- Phân hóa theo nội dung bài giảng trên lớp

Trong một lớp học thường được chia làm 3 nhóm đối tượng HS đó là:

Nhóm học sinh khá giỏi, nhóm học sinh trung bình và nhóm học sinh yếu kém.

Khi thiết kế bài giảng GV cần điều chỉnh về nội dung và nhiệm vụ cho từng đối tượng HS. Chẳng hạn: Nhóm đối tượng học sinh khá giỏi nên giao cho các em những nhiệm vụ có tính tìm tòi, tư duy cao. Nhóm học sinh trung bình thì giao cho nhiệm vụ làm tương tự bài mẫu. Nhóm học sinh yếu kém thì phải có sự giúp đỡ chỉ bảo cụ thể, cho học sinh làm quen bắt chước để rèn 1 kĩ năng nào đó. Tránh sự đồng nhất về trình độ dẫn đến đồng nhất nội dung học tập cho mọi đối tượng học sinh.

Trong lớp học thì đối tượng học sinh yếu kém và học sinh trung bình cần có sự quan tâm nhiều hơn của giáo viên, các câu hỏi phải được gợi mở, chia nhỏ còn đối tượng học sinh khá giỏi cũng cần được quan tấm song có hạn chế để phát huy tối đa tính tích cực, tự giác của học sinh.

- Phân hóa trong việc cho bài tập vận dụng

Vào những thời điểm dạy học thích hợp GV có thể thực hiện những pha phân hóa tạm thời. Biện pháp này được sử dụng khi trình độ HS có sự sai khác lớn. Trong những pha này ta giao cho HS những nhiệm vụ phân hóa từ đó điều khiển HS giải bài tập theo từng nhóm và tạo điều kiện giao lưu gây tác động qua lại cho người học.

Ra bài tập phân hóa là để cho các đối tượng học sinh khác nhau có thể tiến hành các hoạt động khác nhau với trình độ khác nhau, họ có thể phân hóa về yêu cầu bằng cách sử dụng mạch bài tập phân bậc, giao cho học sinh giỏi những bài tập có hoạt động ở bậc cao hơn so với các đối tượng học sinh khác. Hoặc trong một bài tập có thể tiến hành dạy học phân hóa nếu bài tập đó đảm bảo yêu cầu hoạt động cho cả ba nhóm đối tượng. Để làm được điều đó GV phải nắm được kiến thức trọng tâm của từng bài và đầu tư nghiên cứu cho bài soạn.

- GV có thể phân hóa về mặt số lượng

Để có được kiến thức rèn luyện một kỹ năng nào đó, số HSYK cần thiết loại bài tập cùng loại hơn số HS khác. Những HS đã hoàn thành tốt sẽ nhận thêm những bài tập khác để đào sâu và nâng cao. Điều khiển phân hóa của GV được biểu hiện là: GV có thể định ra yêu cầu khác nhau về mức độ yêu cầu, mức độ hoạt động độc lập của HS. Hướng dẫn nhiều hơn cho đối tượng này, ít hoặc không gợi ý cho HS khác, tùy theo khả năng và trình độ của họ. GV có thể áp dụng dạy học theo nhóm đối tượng HS để việc day phân hóa được hiệu quả. Chính nhờ sự phân hóa mà GV có thể thấy rõ được tiến bộ của từng HS để tự điều chỉnh cách dạy của mình cho phù hợp. Đồng thời, GV cần quan tâm cá

biệt động viên HS có phần thiếu tự tin, lưu ý HS này hay tính toán nhầm, uốn nắn kịp thời những HS có nhịp độ nhận thức nhanh nhưng kết quả không cao do vội vàng, chủ quan, thiếu sự suy nghĩ chín chắn, lôi kéo những học sinh có nhịp độ nhận thức chậm theo kịp tiến trình bài học.

Tác động qua lại giữa những HS trong quá trình dạy học, đặc biệt là giải bài tập cần phát huy những tác dụng qua lại giữa những người học, bằng các hình thức học tập khuyến khích sự giao lưu, thảo luận trong lớp, học theo cặp, học theo nhóm… với hình thức này, có thể tận dụng chỗ mạnh của một số HS khác trong cùng nhóm. Tác dụng điều chỉnh này có ưu điểm so với tác dụng của GV là: Có tính thuyết phục, nêu gương, không có tính chất áp đặt…

- Phân hóa bài tập về nhà

Trong dạy học phân hóa, GV không những thực hiện các pha phân hóa trên lớp mà còn ở những bài tập về nhà, người GV cũng có thể sử dụng các bài tập phân hóa nhưng cần lưu ý:

Phân hóa về số lượng bài tập cùng loại: Tùy theo đặc điểm từng loại đối tượng mà GV giao số lượng bài tập thích hợp. Chẳng hạn HSYK về kĩ năng thực hành tính toán cần giao nhiều bài tập thực hiện tính toán hơn.

Phân hóa về nội dung bài tập: Bài tập mang tính vừa sức, tránh đòi hỏi quá cao hoặc quá thấp cho HS. Đối với HS khá giỏi cần ra thêm những bài tập nâng cao, đòi hỏi tư duy nhiều, tư duy sáng tạo. Còn đối với HSYK, bài tập có thể hạ thấp mức độ khó, chứa nhiều yếu tố dẫn dắt, chủ yếu là bài tập mang tính rèn luyện kĩ năng. Ra riêng những bài tập nhằm đảm bảo trình độ xuất phát cho những HSYK để chuẩn bị cho bài học sau.

- Phân hóa trong việc kiểm tra, đánh giá học sinh

GV nên đưa ra yêu cầu cao hơn đối với HS khá giỏi, hạ thấp yêu cầu đối với HSYK. Bên cạnh những câu hỏi và bài tập hướng vào yêu cầu cơ bản, cần có những câu hỏi và bài tập nâng cao, đào sâu, đòi hỏi vận dụng kiến thức một cách tổng hợp để phân loại được HS.

Một phần của tài liệu Một Số Biện Pháp Sư Phạm Giúp Đỡ Học Sinh Yếu Kém Môn Toán 11 Trung Học Phổ Thông (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)