Chương 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4 Thực trạng giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán lớp 11 ở THPT
Khảo sát thực tế tại trường THPT Nguyễn Huệ, tỉnh Thái Nguyên năm học 2012-2013 thông qua việc dự giờ, điều tra học sinh và trao đổi với giáo viên bộ môn Toán chúng tôi nhận thấy 1 thực trạng có đến 80% HS chỉ học thuộc lòng những gì GV cho ghi trong vở và những định nghĩa ở SGK, chỉ khoảng 10% HS tự giác làm bài tập ở sách bài tập và sách tham khảo, 70% HS chỉ làm những bài tập dễ ở SGK, 20% HS hầu như không làm bài tập ở nhà. Và có những lớp có đến 40% học sinh yếu kém. Biểu hiện chung của học sinh yếu kém là:
- Học sinh chưa tự giác học, chưa có động cơ học tập.
- Khả năng phân tích tổng hợp, so sánh còn hạn chế, chưa mạnh dạn trong học tập do hiểu chưa sâu, nắm kiến thức chưa chắc, thiếu tự tin.
- Học sinh lười suy nghĩ, còn trông chờ thầy cô giải giúp, trình độ tư duy, vốn kiến thức cơ bản lớp dưới còn hạn chế.
- Khả năng chú ý và tập trung vào bài giảng của giáo viên không bền, hay làm việc riêng hoặc mơ màng trong lớp.
- Học sinh đi học thất thường, có em đi học trong một tuần chỉ được 2 - 3 buổi, thậm chí có những em vào tệ nạn xã hội phải nghỉ học giữa chừng.
- Không nắm được các kí hiệu Toán học, yếu cả kỹ năng tính toán cơ bản và cần thiết.
- Học vẹt, không có khả năng vận dụng kiến thức.
1.4.2. Khảo sát thực trạng giúp đỡ học sinh yếu kém môn Toán 11 của giáo viên trung học phổ thông
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng giảng dạy và hoạt động giúp đỡ HSYK môn Toán của GV trường THPT tỉnh Thái Nguyên kết quả cho thấy:
- Việc sử dụng tài liệu phục vụ chuyên môn: Nhìn chung các GV ở những trường chúng tôi điều tra đã có đủ SGK, sách GV và một số sách tham khảo phục vụ cho việc dạy học bộ môn Toán, các tài liệu này chủ yếu mượn của thư viện nhà trường. Sách tham khảo còn ít, có nhiều cuốn cũ không phù hợp với xu hướng đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy Toán hiện nay. Việc sử dụng thiết bị dạy học chưa thường xuyên, chưa có đủ thiết bị phục vụ dạy học.
Ví dụ 1.1: Tại trường THPT nơi tôi điều tra chỉ có hai phòng được trang bị máy chiếu nhằm phục vụ cho những giờ thao giảng của GV, đồ dùng dạy học đã cũ và ít khi GV sử dụng.
- Cách soạn giáo án: GV thực hiện đủ các bước lên lớp theo quy định, song một số bài soạn chưa xác định đúng trọng tâm kiến thức bài học, soạn theo kiểu diễn giảng là chính. Phần lớn các GV chưa đầu tư vào việc thiết kế
các hoạt động tương thích với nội dung dạy học và chưa xây dựng được hệ thống câu hỏi phát vấn đòi hỏi phát triển tư duy ở HS, ít xây dựng tình huống có vấn đề trong học tập.
Ví dụ 1.2: Tại trường THPT Nguyễn Huệ nơi tôi điều tra có GV lên lớp với bài soạn quá sơ sài, thiếu hệ thống các câu hỏi gợi mở, dẫn dắt học sinh, các tình huống có vấn đề... Trong bài soạn gần như là hoàn toàn chỉ sử dụng PPDH thuyết trình.
- Phương pháp giảng dạy:
Phần lớn GV không biết dạy thế nào cho phù hợp với mục tiêu đã đề ra, thế nào là có chất lượng và có hiệu quả cao, không biết cải tiến việc giảng dạy của mình như thế nào. Phương pháp giảng dạy chưa phù hợp, năng lực tổ chức giờ học theo nhóm đối tượng còn hạn chế.
Ví dụ 1.3: Khi dạy phần định nghĩa “Phép vị tự” có những GV yêu cầu HS đứng tại chỗ cầm SGK đọc định nghĩa sau đó GV lấy ví dụ và không giải thích gì thêm, nhanh chóng chuyển qua nội dung khác. Kiến thức chương phép biến hình tương đối trừu tượng và có tính ứng dụng thực tế cao. Theo cách dạy này thì GV không những dạy một cách áp đặt mà còn không cho học sinh có cơ hội để tiến hành hoạt động nhận dạng và thể hiện khái niệm được học.
Đa số GV sắp xếp, phân bố thời gian chưa hợp lí, nhất là dành quá nhiều thời gian cho việc trình bày bảng của GV và việc ghi chép bài của HS. Chẳng hạn, GV để rất nhiều thời gian cho việc ghi các tiêu đề, chép lại các định nghĩa, định lí lên bảng và nhiều GV không quan tâm lúc đó HS làm gì miễn là lớp học vẫn trật tự. GV chủ yếu tập trung dạy theo nội dung SGK mà ít tổ chức các tình huống cho HS hoạt động dẫn đến truyền thụ kiến thức một chiều. Khi giảng bài GV cũng có có đặt câu hỏi cho HS nhưng chất lượng câu hỏi chưa cao, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa logic, chưa phù hợp cho từng đối tượng, có những tiết GV còn nói lan man, ngoài lề chưa khắc sâu kiến thức trọng tâm.
Ví dụ 1.4: Trong phần vận dụng “Quy tắc tính đạo hàm” vào bài toán cụ thể có GV đã hướng dẫn HS tính đạo hàm của hàm số y x3 x 2s inx như sau:
+ Tính đạo hàm của hàm số trên như thế nào?
+ Hãy cho biết (x3) ' ? ; ( x) ' ?; (sinx) ' ? + Kết luận ' 3 2 1 2 cos
y x 2 x
x
Một số GV chưa xử lý hết các tình huống trong tiết dạy, việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức chưa phù hợp. Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây hứng thú cho HS. Việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan, tranh ảnh, SGK, thí nghiệm còn hạn chế, chưa khai thác hết tác dụng của đồ dùng dạy học, chưa quan tâm đến tất cả các đối tượng HS trong lớp, GV chỉ chú trọng vào các em HS khá, giỏi và coi đây là chất lượng chung của lớp. Vì vậy việc hướng dẫn và giúp đỡ HSYK môn Toán không được thực hiện thường xuyên, đa số GV chỉ vận dụng một số biện pháp sư phạm chung cho nhiều đối tượng HS nên chưa khuyến khích và động viên được đối tượng HSYK tham gia vào qua trình nhận thức.
Ví dụ 1.5: Trong tiết lý thuyết bài “Hàm số liên tục” tại lớp 11A3, mặc dù thầy giáo giảng bài rất nhiệt tình và có cả tổ chuyên môn đến dự giờ nhưng nhiều HS lại không chú ý, tỏ ra thờ ơ với bài học, làm việc riêng trong giờ, không hứng thú với bài giảng của thầy cô và để đảm bảo vấn đề thời gian của tiết học GV cũng tỏ ra cẩn thận không yêu cầu đối tượng này trả lời bất kì câu hỏi nào.
- Thực trạng giúp đỡ học sinh yếu kém: Còn lúng túng, chưa mạnh dạn tìm các giải pháp mạnh giải quyết vấn đề chất lượng học tập của HS, còn tâm lí trông chờ chỉ đạo của cấp trên. Tinh thần trách nhiệm chưa cao, thiếu quyết tâm, không đánh giá đúng thực chất của lớp mình giảng dạy. Chưa động viên tuyên dương kịp thời khi HSYK có một biểu hiện tích cực hay sáng tạo dù là
rất nhỏ, dạy kiến thức trên lớp hời hợt nhằm mục đích tổ chức dạy thêm tại nhà bắt học sinh đi học.
Ví dụ 1.6: Trong một tiết học GV chủ yếu quan tâm đến nhóm đối tượng HS khá giỏi coi đây là đối tượng cần được quan trâm nhất, còn đối tượng HS yếu kém thì GV tỏ ra thờ ơ nếu có giúp đỡ thì cũng chỉ là chọn những bài thật dễ yêu cầu các em lên bảng làm, hoặc chấm vở bài tập để nâng mức học từ yếu kém lên trung bình.
1.5 Kết luận chương 1
Luận văn đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận có liên quan và tìm hiểu tình hình HSYK về môn Toán ở các trường THPT. Đưa ra và phân tích một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng yếu kém Toán của HS. Từ việc nghiên cứu lý luận và tìm hiểu thực tiễn, có thể thấy cần thiết và có thể xây dựng những biện pháp sư phạm để khắc phục tình trạng HSYK trong môn Toán, nói riêng là trong chương trình ở lớp 11 THPT.
Chương 2