Một số giải pháp định hướng nhằm thúc đẩy tiến trình tham gia REDD cho khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 56)

- Thái độ của người dân tại khu vực nghiên cứu đối với việc thực hiện chương trình REDD

3.4.Một số giải pháp định hướng nhằm thúc đẩy tiến trình tham gia REDD cho khu vực nghiên cứu

REDD cho khu vực nghiên cứu.

Trên cơ sở thâm nhập thực tế khá sâu sắc tại khu vực và nghiên cứu lý thuyết về vấn đề này, một số giải pháp sau cần được thực hiện:

3.4.1. Duy trì và tăng cường công tác bảo vệ rừng

+ Đối với KBT:

• Xây dựng các bảng nội quy KBT và tiến hành xác định mốc ranh giới

• Tăng cường kiểm soát chặt chẽ hơn việc săn bắn và đặt cạm bẫy động vật, việc khai thác gỗ, củi trái phép, việc khai thác trái phép lâm sản ngoài gỗ và lửa rừng.

• Đẩy mạnh các hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp trong vùng đệm KBT. • Thực hiện chương trình giáo dục và nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa

phương

• Khuyến khích các bên có liên quan (trưởng thôn/bản, các tổ chức quần chúng, tổ chức đoàn thể, bộ đội biên phòng…) tham gia vào hoạt động bảo tồn

• Giảm thiểu sự phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên thông qua chương trình phát triển kinh tế xã hội bền vững

• Xây dựng cơ chế phối hợp quản lý vùng giáp ranh

+ Đối với các bên có liên quan (trưởng thôn/bản, các tổ chức quần chúng, tổ chức đoàn thể, bộ đội biên phòng…):

• Chấp hành tốt các quy định của pháp luật trong công tác bảo vệ và phát triển rừng.

• Thường xuyên cập nhập và phổ biến thông tin mới nhất về rừng và bảo vệ rừng, cũng như những cơ hội từ những dự án có thể thực hiện tại khu vực tới người dân.

• Nâng cao tinh thần trách nhiệm, giữ thái độ trung thực, công minh trong mọi tình huống.

• Tổ chức tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học để nâng cao nhận thức của người dân

• Lắng nghe ý kiến của người dân về tình trạng và các nguyên nhân phá rừng còn tồn tại qua các buổi họp dân để đưa ra những phương án giải quyết vấn đề một cách hài hòa nhất.

• Tổ chức các cuộc vận động phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo qua các phương tiện thông tin đại chúng để giảm bớt sự phụ thuộc của người dân vào việc khai thác rừng trái phép.

+ Đối với dân cư sống trong khu vực nghiên cứu:

• Đối với dân cư sống tại khu vực chưa có điện và đường giao thông (ví dụ như đa số hộ dân tộc Dao của xóm Thâm Thạo xã Nghinh Tường) tích cực tham gia các buổi họp xóm, họp dân, các buổi tuyên truyền do các bên liên quan tổ chức hoặc dưới sự kết hợp giữa bên liên quan với dự án nào đó.

• Đối với dân cư sống tại những khu vực có điện và đường giao thông thuận tiện, ngoài việc tham gia các buổi họp dân còn cần phải thường xuyên lắng nghe các chương trình liên quan tới bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kinh tế của nhà nông thông qua phương tiện thông tin đại chúng.

• Chú trọng tới vấn đề học tập của tất cả các đối tượng đủ tuổi đi học để nâng cao trình độ văn hóa, xóa đói giảm nghèo.

• Đổi mới tư tưởng, mỗi gia đình tự xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế nhờ tư vấn của các bên liên quan để hạn chế dần sự phụ thuộc vào rừng.

• Tăng cường số lần đi bảo vệ rừng được giao. Tích cực phối hợp với kiểm lâm trong các đợt đi tuần tra rừng đặc dụng.

• Tố giác các hành vi phá rừng trái phép với các cơ quan chức năng có thẩm quyền

• Thường xuyên đề cập, nhắc nhở với bạn bè, hàng xóm và các thế hệ con cháu về ranh giới rừng đặc dụng và sự cần thiết bảo vệ rừng- bảo vệ nguồn nước cho cuộc sống của chính gia đình mình.

+ Đối với rừng sản xuất, áp dụng các mô hình trồng rừng mang lại hiệu quả thu nhập cao đồng thời tận dụng một cách hợp lý diện tích rừng sản xuất hiện có.

+ Đối với rừng phòng hộ, tìm đầu ra cho việc khai thác các sản phẩm từ dự án 661 và tiếp tục đẩy mạnh công tác trồng rừng tại những nơi vừa khai thác và những nơi có đồi núi trọc, đảm bảo rừng tái sinh tiếp tục phát triển tốt.

+ Đối với rừng đặc dụng, quán triệt tập quán du canh du cư, bảo vệ rừng nguyên sinh khỏi sự khai phá, không gây ảnh hưởng xấu tới sự tự phục hồi của rừng tự nhiên.

- Nâng cao nhận thức của người dân và tạo cho họ tinh thần sẵn sàng tham gia thực hiện REDD

+ Tổ chức các chương trình giáo dục môi trường tới tất cả các thôn bản, đặc biết đối với những vùng xa xôi chưa có điện, giúp họ nhận thức vấn đề một cách dễ dàng và gần gũi nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Mở cuộc họp các bên liên quan tại khu vực nghiên cứu về REDD, giải thích cho họ hiểu về REDD và những lợi ích mà REDD đem lại cho cộng đồng.

+ Cung cấp tờ rơi các thông tin về REDD cho trưởng bản để làm một công cụ truyền thông hữu hiệu cho người dân trong bản.

- Kết hợp nâng cao kinh tế địa phương với tăng cường đề xuất các kiến nghị tới Chính phủ nhằm nâng cao cơ sở hạ tầng vật chất, xây dựng đường giao thông đi lại thuận tiện tới các xóm, bản, kéo điện tới những xóm vùng sâu vùng xa.

- Vinh danh cho người hay cộng đồng bảo vệ rừng tốt bằng việc thừa nhận toàn cầu họ là người quản lý rừng có trách nhiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

- REDD là một cơ hội mới cho các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, Việt Nam là một trong những quốc gia đi đầu trong việc tham gia, triển khai chương trình REDD.

- Khu vực nghiên cứu đáp ứng được cơ bản các tiêu chí để trở thành địa bàn có thể tham gia vào chương trình REDD.

- Công tác quản lý và bảo vệ rừng tại khu vực nghiên cứu ngày càng được quan tâm hơn.

- Tuy điều kiện kinh tế và trình độ của người dân tại khu vực nghiên cứu còn thấp nhưng điểm yếu này đang dần được khắc phục.

- Đa số người dân nhận thức được tầm quan trọng của rừng và có thái độ tích cực đối với việc tham gia REDD.

2. Kiến nghị

- Thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền về bảo vệ rừng và phát triển kinh tế có sự tham gia của đại diện các ban ngành, tổ chức đoàn thể để nâng cao ý thức cá nhân và tăng cường sức mạnh đoàn kết giữa chính quyền địa phương với quần chúng nhân dân.

- Cần tăng cường nguồn vốn thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế nông- lâm- ngư nghiệp để gián tiếp giảm thiểu sự phụ thuộc vào rừng của người dân địa phương.

- Cần triển khai nghiên cứu toàn diện các xã thuộc KBT để có đầy đủ thông tin dữ liệu cho toàn bộ khu vực nghiên cứu.

- Cần có thêm những nghiên cứu tại khu vực để đánh giá cụ thể hiện trạng tích lũy carbon của các loại rừng.

- Ban quản lí KBT cần phối hợp cùng các nhà khoa học để đưa ra nội dung chương trình REDD của mình sớm nhất, đệ trình lên các cấp để đón đầu thị trường REDD tiềm năng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A/ Tài liệu tham khảo trong nước

1. Ban quản lý KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng, Kế hoạch quản lí điều hành KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng giai đoạn 2013-

2017, 2013

2. Chính phủ, Nghị định 99/2010/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 14-1 về

Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, 2010

3. Phạm Minh Thoa, Nghiên cứu đề xuất cơ chế chi trả cho dịch vụ “Giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc hạn chế mất rừng và suy thoái

rừng” ở tỉnh Lâm Đồng, 2012

4. Phạm Thu Thủy, Moria Moeliono, Nguyễn Thị Hiên, Nguyễn Hữu Thọ và Vũ Thị Hiền, Bối cảnh REDD+ ở Việt Nam, 2011

5. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng

2004, 2004

B/ Tài liệu tham khảo nước ngoài

6. Government of Indonesia, Decree Number: P. 36/Menhut-II/2009 Regarding Procedures for Licensing of Commercial Utilisation of Cac bon

Sequestration and/or Storage in Production and Protected Forests, 2009

7. IPCC, IPCC Guidelines for National Greenhouse gas Inventories (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(volume 4). Chapter 4,5,6,7,8,9&10, 2006

8. Landell-Mills, N., Porras, I., Silver Bullet or Fool’s Gold? A Global Review of Markets for Forest Environmental Services and Their Impact on

the Poor. IIED, London, 2002

9. Simpson, R., and Meyers, S., A Guide for GHG inventory, 1995

10. Stern, N.. The Economics of Climate Change: The Stern Review.

Cambridge University Press, Cambridge, 2006

11. UNFCCC, Decision Cp/11: Reducing Emission from Deforestation, 2005 12. UNEP, Milenium Ecosystem Assessment. UNEP Publications, 2005 13. UNFCCC, Decision CP/13: The Bali Action Plan, 2007

14. UNFCCC, Report of the Conference of the Parties on its seventh session, held at Marrakesh from 29 October to 10 November 2011, Part two: Actions taken by the Conference of the Parties, Decision 1/CP.7.the

Marrakesh Accords, 2001

15. Wunder, S., Payment for environment services: Some nutst and

PHỤ LỤC 1. Mẫu phiếu điều tra

IV. Phiếu điều tra:

PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU THAM GIA THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH REDD CỦA DÂN CƯ TẠI VÙNG ĐỆM KHU BẢO TỒN

THIÊN NHIÊN THẦN SA- PHƯỢNG HOÀNG, HUYỆN VÕ NHAI, TỈNH THÁI NGUYÊN I. Thông tin tổng quát:

Người phỏng vấn:………Ngày phỏng vấn:………… Họ và tên người được phỏng vấn:……….. Giới tính: Nam (Nữ) Tuổi:……. Dân tộc:…………..

Địa chỉ: thôn………xã………huyện: Võ Nhai. Tỉnh: Thái Nguyên

II. Nội dung phỏng vấn:

1. Thu nhập chính của ông (bà) là từ:

A. Làm nông nghiệp B. Đánh bắt cá C. Đi rừng D. Nghề khác 2. Ông (bà) đi rừng khai thác lâm sản

A. Hàng ngày B. Theo mùa khai thác cây, thú rừng

C. Hình thức khác

3. Ông (bà) có nhận được tiền công cho việc bảo vệ rừng hàng tháng không?

A. Có B. Không

4. Theo ông (bà), tình trạng suy giảm rừng hiện nay

A. Chưa cần quan tâm B. Cần quan tâm C. Phải được quan tâm chặt chẽ

5. Ông (bà) tham gia vào các hoạt động phòng chống cháy rừng; trồng, cải tạo và bảo vệ rừng do địa phương phát động như thế nào?

A. Chưa hề tham gia B. 1 lần/ năm C. Một vài lần/ năm D. Thường xuyên 6. Ở địa phương nơi ông (bà) đang sống có xây dựng kế hoạch về nhóm công tác bảo vệ rừng và thường xuyên đi kiểm tra rừng không?

A. Có B. Không

7. Ông (bà) được giao đất giao rừng để bảo vệ hay không? Bao nhiêu ha?

A. Có B. Không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8. Ông (bà) có muốn tăng thu nhập từ hình thức phát triển kinh tế khác không?

A. Có B. Không

9. Nếu như nhận được kinh phí định kì để tham gia bảo vệ rừng tự nhiên, Ông (bà) có đảm bảo mình sẽ giữ hiệu quả 100% diện tích rừng được giao không?

A. Có B. Không

10. Ông (bà) có được nghe và hiểu thông tin gì về REDD không?

2. Một số hình ảnh trong quá trình khảo sát thực địa

Cưa lốc trong nhà một số hộ gia đình được phỏng vấn

Đoàn thanh niên xóm Na Đồng, xã Vũ Chấn thực hiện công tác trồng cây.

Phỏng vấn tại buổi họp xóm Khe Cái, xã Vũ Chấn

Chợ phiên xã Nghinh Tường

Phỏng vấn tại xóm Hạ Lương xã Nghinh Tường

Trên đường khảo sát thực địa tại xã Sảng Mộc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU XÁC NHẬN Đề tài:

Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên

Đã được sửa chữa theo góp ý của hội đồng nghiệm thu.

Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2013

TM. HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHỦ TỊCH

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 47 - 56)