Tiêu chí chung khi lựa chọn địa bàn tham gia REDD

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

- Thái độ của người dân tại khu vực nghiên cứu đối với việc thực hiện chương trình REDD

3.1.2. Tiêu chí chung khi lựa chọn địa bàn tham gia REDD

Là một quốc gia có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam đã được chọn là một trong những quốc gia đầu tiên thí điểm chương trình REDD của Liên Hợp Quốc (UN-REDD). Việt Nam là một điểm nghiên cứu thú vị vì một số lý do sau. Một là, độ che phủ rừng của Việt Nam đang tăng lên nhưng chất lượng rừng lại giảm. Hai là, khác với một số nước, ở Việt Nam, REDD được xem như là nguồn thu nhập tiềm năng, có thể đóng góp cho cả chương trình chi trả các dịch vụ môi trường (PES) quốc gia cũng như chiến lược xóa đói giảm nghèo. Ba là, sự lãnh đạo của chính phủ và thực tế là Nhà nước quản lý toàn bộ đất đai sẽ cung cấp những thông tin và bài học kinh nghiệm trong việc REDD sẽ vận hành ra sao trong một hệ thống quản lý chặt chẽ từ trên xuống dưới. Những lý do đó đã đưa tới cho Việt Nam cơ hội để tham gia thị trường REDD tiềm năng. Song, không phải tất cả các khu vực

thuộc Việt Nam đều có thể tham gia REDD mà cần có sự chọn lọc thông qua các tiêu chí cụ thể. Tham khảo ý kiến của tiến sỹ Phạm Minh Thoa- người có những công trình nghiên cứu tâm huyết về REDD, khu vực có đủ tiềm năng để thực hiện chương trình REDD là khu vực đáp ứng được 3 tiêu chí sau đây.

* Tiêu chí 1: Đặc điểm tự nhiên

Đối tượng tham gia REDD không phân biệt cụ thể loại rừng nào, bất kể nơi nào có rừng đều có cơ hội để thực hiện REDD. Tuy nhiên, tiêu chí này cũng là nhóm yếu tố có tác động quan trọng nhất tới cơ chế chi trả vì đặc điểm tự nhiên cũng là thước đo mức độ tác động, các nỗ lực của chủ rừng, người quản lý rừng đến kết quả của REDD. Nên việc chọn khu vực rừng có đặc điểm như thế nào có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả nghiệm thu sau này, cụ thể đó là:

- Diện tích và chất lượng rừng giúp xác định mức độ giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính của các hoạt động hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

- Loại rừng phản ánh chính sách ưu tiên của quốc gia và các chính sách này ảnh hưởng tới mức chi trả (ưu tiên cho rừng phòng hộ, rừng đặc dụng vì có ý nghĩa về môi trường cao hơn rừng sản xuất).

- Địa hình, vị trí và khoảng cách đến rừng nói lên mức độ khó khăn trong quản lý bảo vệ rừng (thực hiện REDD) và điều này cần phải được cân nhắc để đảm bảo khuyến khích được người ở những địa bàn khó khăn hơn.

* Tiêu chí 2: Tình hình kinh tế xã hội

Tiêu chí này thể hiện chính sách của quốc gia đối với các vùng trong việc xác định mức chi trả, trong đó quan tâm đặc biệt tới mức thu nhập, tỷ lệ hộ gia đình thuộc diện chính sách, dân tộc thiểu số, mức độ tham gia của người dân. Việc chọn đối tượng tham gia thực hiện REDD cần quan tâm ưu tiên tới vùng nghèo, vùng có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số, quan tâm tới các nhóm dễ bị thiệt thòi là phụ nữ và hộ gia đình diện chính sách. Thông qua mức chi trả này sẽ thể hiện được sự quan tâm sát sao của người dân tới tình hình kinh tế- xã hội ở cấp quốc gia và địa phương.

Đây là nhóm tiêu chí giúp xác định mức độ khó- dễ trong việc thực hiện REDD, trong đó có điều kiện về giao thông, phương tiện phòng chống cháy rừng, sâu bệnh hại rừng,…Vì vậy, khi đưa ra phương án để chọn đối tượng tham gia REDD, cần chú ý cân bằng giữa cái được và cái mất để có được phương án lựa chọn tối ưu nhất. Hơn nữa, khi thực hiện REDD cũng cần quan tâm tới nhóm tiêu chí này để xác định mức chi trả phù hợp, tránh hiện tượng cào bằng- chia đều, giúp động viên và đảm bảo công bằng hơn cho những người có nỗ lực cao hơn trong việc thực hiện các nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w