- Thái độ của người dân tại khu vực nghiên cứu đối với việc thực hiện chương trình REDD
3.3.2. Điểm yếu và nguyên nhân
- Mặc dù đã có những qui định pháp luật về việc cấm lấn chiếm đất rừng để sản xuất nông nghiệp nhưng hiện tượng tiêu cực này vẫn chưa thực sự chấm dứt hẳn. Thực tế rằng KBT được thành lập trên một phần diện tích mà trước đó người dân đang canh tác nương rẫy. Từ khi thành lập KBT thì diện tích canh tác bị thu hẹp lại dẫn đến người dân thiếu diện tích đất canh tác. Nhiều hộ dân sinh sống trong khu vực vùng đệm lợi dụng sự sơ hở trong công tác thực thi pháp luật đã lén lút phá rừng để trồng cây nông nghiệp.
Trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số người Tày, Dao, Mông. Do tập quán sinh sống trên cao của người Dao và người Mông, cuộc sống gắn liền với rừng nên cái đói nghèo bám dai dẳng qua nhiều thế hệ, mặt khác diện tích đất bằng phẳng khá hạn hẹp, những diện tích có thể canh tác được chủ
yếu dùng để xây dựng nhà ở cho nhân khẩu mới phát sinh, nên việc phá rừng làm nương rẫy là vấn đề nan giải chưa có biện pháp triệt để.
Theo đánh giá hiện trạng của các tuyến điều tra, hầu hết những khu vực có diện tích bằng phẳng thuộc phạm vi nghiên cứu đều bị chặt phá trái phép để chuyển đổi làm nương rẫy.
- Vẫn còn hiện tượng người dân địa phương và những người dân ở khu vực khác khai thác gỗ bất hợp pháp để xây dựng nhà cửa và buôn bán trái
Hình 3.3.2: Đốt nương làm rẫy tại xóm Khuổi Mèo, xã Sảng Mộc
phép. Khác với phương thức khai thác truyền thống trước đây là đốt gốc cây và sử dụng cưa tay để xẻ gỗ, hiện nay hầu hết những người khai thác lâm sản trái phép sử dụng các công nghệ khai thác với tốc độ cao như cưa lốc và máy cắt gỗ bằng động cơ của Trung Quốc, hơn nữa họ lợi dụng những vùng giáp ranh, đường đi lại khó khăn để dùng xe cơ giới vận chuyển gỗ lẩn tránh sự kiểm soát của lực lượng kiểm lâm.
- Trình độ học vấn của người dân còn thấp, nhận thức về những lợi ích của rừng còn hạn chế. Nhiều người vẫn đánh giá cao lợi ích của rừng đối với kinh tế cá nhân hơn các lợi ích khác như điều hòa khí hậu hay bảo vệ nguồn nước. Trong quá trình điều tra thực địa, khả năng tiếp cận phỏng vấn, khai thác thông tin từ nữ giới thấp hơn nhiều so với nam giới. Mặc dù nguồn thu nhập của một số gia đình phụ thuộc nhiều vào phụ nữ nhưng họ vẫn rụt rè khi cần đưa ra những quyết định trong gia đình, thậm chí họ rất ngại việc phải nói chuyện với người lạ. Điều này làm hạn chế khả năng giao tiếp cũng như sự tiếp cận với những cơ hội mới của họ.
- Hiện nay, các loài thú lớn thường sống trong rừng sâu và khó tìm kiếm. Nhưng vì giá trị đem lại của chúng rất cao nên nhiều nhóm người đã tập trung để đi săn bắt dẫn tới các cây trong rừng cũng bị chặt phá phục vụ cho quá trình săn bắt, đánh bẫy. Đây là một nguyên dân dẫn tới việc sinh cảnh bị phá hủy.
- Nếu cháy rừng xảy ra tại khu vực này rất khó để dập tắt được và khả năng phục hồi của rừng cũng rất lâu. Nguyên nhân chính là do địa hình núi đá vôi bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, xa nguồn nước.
- Hiện nay, KBT vẫn chưa phổ biến cho người dân việc xác định các mốc ranh giới trên thực tế gây khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ rừng.
Tóm lại: Về cơ bản khu vực nghiên cứu đã đáp ứng các tiêu chuẩn là địa bàn tham gia REDD. Được biết nguồn chi cho REDD có từ nhiều nguồn Quỹ khác nhau như Quỹ được thành lập ở cấp toàn cầu hay cấp khu vực; chính phủ, công ty hay các cá nhân cùng góp tiền để tài trợ cho các chương
trình hay dự án REDD. Hy vọng rằng khu vực nghiên cứu này sẽ là điểm thu hút được các nguồn đầu tư để tham gia REDD trong thời gian tới.