Điểm mạnh để thực hiện chương trình REDD tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 45)

- Thái độ của người dân tại khu vực nghiên cứu đối với việc thực hiện chương trình REDD

3.3.1. Điểm mạnh để thực hiện chương trình REDD tại khu vực nghiên cứu

- Khu vực nghiên cứu có đại diện của 3 loại rừng là rừng trồng, rừng sản xuất và rừng đặc dụng tại tỉnh Thái Nguyên.

- Theo Quyết định 1563 của UBND tỉnh ngày 08/08/2007 về việc phê duyệt kết quả rà soát quy hoạch ba loại rừng, đất rừng tiếp tục được bàn giao cho từng hộ gia đình quản lý theo sổ lâm bạ. Tới ngày 13/01/2011, Quyết định 93 của UBND tỉnh phê duyệt kết quả giao rừng KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng cho thấy tình trạng sử dụng đất rừng để canh tác nông nghiệp giảm đáng kể.

- Hoạt động khai thác gỗ trong khoảng thời gian từ giữa năm 2010 trở về trước rất nhiều và công khai. Hiện nay, KBT đã được cải thiện về mặt nhân lực, đào tạo và trang thiết bị nên đã tổ chức nhiều đợt truy quét dài ngày kết hợp với các ban ngành có liên quan giúp hoạt động khai thác gỗ trên địa bàn được đẩy lùi rõ rệt. Đặc biệt, KBT có lực lượng Kiểm lâm chốt tại tất cả những con đường được xác định có nguy cơ vận chuyển gỗ cao và xử lý kiên quyết các vụ vận chuyển gỗ không có giấy phép khai thác hợp lệ. Có thể thấy, hoạt động khai thác trái phép đã được hạn chế và công tác quản lý, bảo vệ có hiệu quả hơn.

- Trước đây, việc săn bắt chim, thú rừng và khai thác các lâm sản ngoài gỗ như nguồn thực phẩm chính của người dân địa phương thì hiện nay hiện tượng này đã được hạn chế nhiều. Theo kết quả tổng hợp từ 50 phiếu điều tra của 4 xã, không còn gia đình nào phụ thuộc vào việc săn bắt để sinh tồn, 40% hộ gia đình vẫn còn phụ thuộc vào việc khai thác lâm sản ngoài gỗ như măng, tre, nứa, lá rong, cây thuốc…để cải thiện dinh dưỡng và tăng thu nhập. Tất cả người dân tham gia phỏng vấn đều khẳng định không còn săn bắn như trước đây vì giai đoạn rừng bị khai thác mạnh dẫn tới thú rừng nay đã hiếm xuất hiện, nếu có chỉ thấy được những con thú nhỏ như cáo, chồn, sóc. Tuy nhiên, 5 năm trở lại đây rừng tái sinh đã nhiều và hệ sinh thái rừng dần được phục hồi.

- Công tác phòng cháy chữa cháy rừng của KBT và các xã vùng đệm được cải thiện hơn. Đặc biệt, người dân đã biết nhắc nhở nhau không mang theo vật dễ gây cháy nổ trước khi vào rừng.

- Tại 4 xã nghiên cứu, mỗi xã đều có một tổ bảo vệ rừng do cán bộ xã và đoàn thanh niên tham gia. Nhiệm vụ của tổ là kiểm tra và bảo vệ rừng đặc dụng thuộc khu vực xã mình. Công tác tuần tra được tiến hành một lần trong tháng, như vậy có thể còn ít nhưng cũng đã thể hiện được sự tích cực tham gia trong công tác bảo vệ rừng của người dân địa phương.

- Các xã đều có một trường tiểu học và một trường trung học cơ sở, với nhiều phân hiệu tại các xóm xa trung tâm xã. Công tác giáo dục tới từng thôn bản đã được đẩy mạnh, nhận thức của người dân được cải thiện. Họ đã phát triển kinh tế nông- lâm nghiệp. Nhiều gia đình còn kinh doanh buôn bán để kiếm thêm thu nhập. Điều này chứng tỏ sự phụ thuộc của người dân vào rừng ngày càng ít đi.

- Qua quá trình phỏng vấn, hầu hết người dân đều mong muốn nhận giao khoán, bảo vệ rừng. Một mặt,

người dân địa phương muốn tăng thêm nguồn thu nhập của gia đình để không còn phụ thuộc vào rừng. Mặt khác, họ muốn bảo vệ rừng để bảo vệ nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt và nông nghiệp đang ngày càng suy giảm cả chất lượng

và trữ lượng. Bên cạnh đó, rừng được bảo vệ cũng góp phần điều hòa khí hậu mát mẻ như khoảng thời gian 10 năm về trước.

- Xóm Bình Sơn- xã Cúc Đường là một xóm có ý thức bảo vệ rừng điển hình nhất. Xóm có quy ước riêng để bảo vệ rừng và luôn là xóm tiên phong hưởng ứng các phong trào trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Qua câu hỏi thăm dò ý kiến “Nếu như nhận được kinh phí định kì để tham gia bảo vệ rừng tự nhiên, ông (bà) có đảm bảo mình sẽ giữ hiệu quả 100% diện tích

Hình 3.3.1: Phỏng vấn ông Triệu Sinh Phương tại xóm Hạ Lương, xã Nghinh Tường.

rừng được giao không?”, 100% hộ gia đình trong xóm đảm bảo sẽ thực hiện tốt nếu nhận được chương trình REDD.

- Rừng phòng hộ và rừng sản xuất không còn nhiều các loài cây gỗ có giá trị cao nên hiện tượng khai thác lấy gỗ trái phép ở hai loại rừng này giảm. Hơn nữa, hầu hết các diện tích rừng được khoán cho từng gia đình đều nằm xung quanh hoặc cạnh nhà nên thuận lợi cho việc đi lại, trông nom và bảo vệ rừng.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w