Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 35)

- Thái độ của người dân tại khu vực nghiên cứu đối với việc thực hiện chương trình REDD

2.4.Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chuyên gia:

Phương pháp chuyên gia là phương pháp điều tra qua đánh giá của các chuyên gia về vấn đề, một sự kiện khoa học nào đó.

Thực chất đây là phương pháp sử dụng trí tuệ, khai thác ý kiến đánh giá của các chuyên gia có trình độ cao để xem xét, nhận định một vấn đề, một sự kiện khoa học để tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề sự kiện đó.

Phương pháp này được chia thành nhiều dạng. Đối với đề tài nghiên cứu này, tôi phỏng vấn 3 chuyên gia, trong đó có 2 chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu (TS. Phạm Minh Thoa – Giám đốc UN-REDD Việt Nam và TS.

Vũ Thị Hiền- Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng cao) và 1 chuyên gia khu vực nghiên cứu (Phó Giám đốc KBT thiên nhiên Thần Sa- Phượng Hoàng Vũ Thế Cường).

- Phương pháp tham vấn cộng đồng

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, sự tham gia của cộng đồng là một yêu cầu cơ bản để đảm bảo sự chấp thuận thực hiện REDD của cộng đồng dân cư trong khu vực nghiên cứu, cũng như để bổ sung những thiếu sót mà đề tài nghiên cứu có thể chưa đề cập đến. Trên thực tế, REDD là một dự án có mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng dân cư. Từ đó, cộng đồng có thể đóng góp nhiều ý kiến thú vị cho nghiên cứu tiềm năng thực hiện REDD.

Phương đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân (PRA) được sử dụng để tham vấn ý kiến của các bên liên quan ở địa phương như hộ gia đình, cộng đồng thôn bản, ban quản lý rừng, đại diện ủy ban nhân dân xã, đại diện các tổ chức đoàn thể về tiềm năng tham gia REDD tại khu vực dựa trên đặc điểm tình hình kinh tế- xã hội và tự nhiên của địa phương. Nội dung tham vấn xoay quanh các vấn đề sau:

+ Đời sống kinh tế- xã hội, trình độ học vấn của người dân địa phương; + Mức độ quan tâm của các cấp ngành đoàn thể đối với việc bảo vệ rừng và đời sống của người dân địa phương;

+ Đánh giá về diễn biến rừng những năm gần đây; + Thái độ của người dân đối với việc tham gia REDD.

- Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp và phân tích thông tin

Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích sau:

+ Phương pháp phân tích hệ thống: sử dụng trong các phân tích lý thuyết và đánh giá thực trạng. Tiềm năng thực hiện REDD được gắn kết trong mối quan hệ biện chứng với các nội dung khác như đặc điểm tài nguyên, thực trạng quản lý, nguồn lực hiện có, đặc trưng văn hóa, phong tục tập quán, tình hình kinh tế xã hội, thực trạng thu thập,…

+ Phương pháp SWOT (đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức) được sử dụng trong phần phân tích tiềm năng thực hiện REDD.

+ Phương pháp thu thập số liệu, thông tin thứ cấp, tức là dựa vào các công trình đã công bố được sử dụng để có cơ sở dữ liệu minh chứng cho các kết quả nghiên cứu trong khóa luận với tư cách là những thành tựu khoa học đã đạt được.

+ Phương pháp thu thập số liệu, thông tin sơ cấp chủ yếu dựa vào các số liệu tại địa bàn, nghiên cứu thực nghiệm ở cả 4 xã Cúc Đường, Vũ Chấn, Nghinh Tường và Sảng Mộc. Ngoài các khảo cứu thực nghiệm, luận văn có sử dụng các thông tin từ phỏng vấn các chủ thể liên quan.

+ Phương pháp phân tích – tổng hợp có tham khảo một cách chọn lọc các kết quả nghiên cứu liên quan đã công bố và các kinh nghiệm thực tế.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 32 - 35)