Hiện trạng tài nguyên rừng của KBT

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 30)

2. Mục tiêu nghiên cứu:

1.3.3.Hiện trạng tài nguyên rừng của KBT

Theo số liệu Phân viện điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ và Chi cục Kiểm Lâm Thái Nguyên phối hợp tiến hành điều tra hiện trạng đất đai trong phạm vi quy hoạch rừng đặc dụng theo Chỉ thị 38/CT-TTg kết quả như sau:

Hình 1.3.3: Hiện trạng tài nguyên rừng của KBT (năm 2012)

Tổng diện tích KBT thiên nhiên là 17,639 ha bao gồm phân khu dịch vụ hành chính và đất lâm nghiệp. Tổng diện tích đất có rừng là 17,212 ha chiếm 98,0% diện tích đất lâm nghiệp [1].

- Rừng giàu: diện tích 473,8 ha (chiếm 2,8% tổng diện tích đất có rừng). Đây là loại rừng còn lại do ít bị tác động của con người nên trữ lượng rừng còn lớn, trữ lượng trung bình 243,72 m3/ha. Tổng trữ lượng rừng giàu hiện còn là 115.474,5 m3. Các loài cây chủ yếu ở trạng thái rừng này là nghiến, trai lý... Diện tích loại rừng này phân bố ở các nơi xa khu dân cư, đường xá đi lại khó khăn và tập trung chủ yếu ở xã Thần Sa.

- Rừng trung bình: diện tích 3.657,6 ha chiếm 21,4% diện tích đất có rừng. Đây là loại rừng có trữ lượng rừng còn tương đối lớn, trữ lượng trung bình đạt 138,16 m3/ha. Tổng trữ lượng rừng trung bình hiện còn trong KBT là 505.334,1 m3, phân bố nhiều nhất ở xã Thần Sa và Nghinh Tường.

- Rừng nghèo: diện tích 7.390,2 ha chiếm 43,2% diện tích đất có rừng. Đây là loại rừng đã bị khái thác quá mức từ những năm trước đây nhưng khả năng phục hồi kém do sống trên vùng núi đá, kết cấu tầng tán bị phá vỡ, độ tán che thấp. Các loài cây gỗ có giá trị kinh tế đã bị khai thác chỉ còn lại là các loài cây trám, chân chim, ngát… Tuy trữ lượng bình quân đạt 75,38 m3/ha

nhưng chủ yếu là cây chất lượng xấu, giá trị kinh tế thấp. Tổng trữ lượng đạt 557.073,1 m3. Hiện tại, rừng nghèo phân bố ở tất cả các xã trong KBT nhưng tập trung nhiều nhất ở xã Thần Sa và Thượng Nung.

- Rừng phục hồi: diện tích 5.357,4 ha chiếm 31,3% diện tích đất có rừng của KBT, chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy và sau khai thác kiệt. Tổng trữ lượng đạt 413.430,6 m3 và phân bố ở tất các các xã của KBT. Rừng phục hồi nếu được bảo vệ, nuôi dưỡng sẽ trở thành rừng có giá trị cao về kinh tế và môi trường.

- Rừng hỗn giao diện tích 201,4 ha, chiếm 1,2% diện tích đất có rừng của KBT. Đặc điểm của loại rừng này là rừng trong đó các loài thuộc họ tre nứa mọc lẫn với loài cây thân gỗ và cả hai đều đạt tiêu chuẩn thành rừng. Trong đó, mật độ cây gỗ đạt >600 cây/ha, trữ lượng đạt 77,17 m3/ha. Tổng trữ lượng gỗ đạt 15.542,1 m3. Rừng hỗn giao có đặc tính đa dạng sinh học cao, về mặt kinh tế có khả năng cho các sản phẩm ngoài gỗ. Vì vậy, cần được bảo vệ, nuôi dưỡng để rừng phát triển theo xu hướng diễn thế tự nhiên.

Diện tích đất không có rừng là 427 ha, chiếm 2,0% diện tích KBT [1]. Đất không có rừng chủ yếu là trạng thái đất trống trảng cỏ cây bụi. Diện tích đất trống có cây gỗ rải rác không đáng kể.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tiềm năng thực hiện chương trình REDD, tại vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên (Trang 28 - 30)