Một vài nét về đặc điểm dân cƣ, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 52 - 55)

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH CỦA TỈNH VĨNH PHÚC

2.1. Một vài nét về đặc điểm dân cƣ, kinh tế xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội.

Vĩnh Phúc nằm trên Quốc lộ số 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai và đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam (Trung Quốc), là cầu nối giữa vùng Trung du miền núi phía Bắc với Thủ đô Hà Nội; liền kề cảng hàng không quốc tế Nội Bài, qua đường quốc lộ số 5 thông với cảng Hải Phòng và trục đường 18 thông với cảng nước sâu Cái Lân. Những lợi thế về vị trí địa lý kinh tế đã đưa tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Vĩnh Phúc là cái nôi của người Việt cổ, với di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu nổi tiếng. Tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thành lập vào năm 1950, do sự kết hợp của hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên. Sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh Vĩnh Phúc chính thức đƣợc tái lập vào năm 1997.

Tính đến năm 2015 Vĩnh Phúc có diện tích1.237,52 km2 với dân số khoảng 1.041.936 người, trong đó dân số nam khoảng 512.384 người chiếm 49,18%, dân số nữ 529.552 người chiếm 50,82%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 11,5%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động chiếm 60%, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chiếm 63%, tỷ lệ dân số làm việc trong khu vực nhà nước chiếm 8,2%, làm việc ngoài nhà nước chiếm 86,6%, làm việc trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 5,2%.

Tính đến năm 2015, toàn tỉnh có 564 trường học và cơ sở giáo dục, đào tạo, với trên 299.905 học sinh, sinh viên. Trong đó có 183 trường mầm non, 174 trường tiểu học, 147 trường THCS, 39 trường THPT và 14 đơn vị giáo dục thường xuyên; 3 trường đại học, 04 trường cao đẳng, 06 trường trung học chuyên nghiệp. Trên địa bàn tỉnh có 48 cơ sở dạy nghề (04 trường cao đẳng nghề; 02 trường trung cấp nghề; 09 trường cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp có dạy nghề; 27 trung tâm dạy nghề; 06 cơ sở dạy nghề); giai đoạn 2011- 2015 đào tạo được 140.801 người, hàng năm có khoảng 27.000 người tốt nghiệp (bao gồm cả đào tạo nghề và đạo tạo chuyên nghiệp), đáp ứng nhu cầu lao động của mọi thành phần kinh tế.

Bên cạnh đó, tỉnh đã có nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đào tạo nghề cung ứng cho các doanh nghiệp; Cùng với tốc độ gia tăng dân số, trong những năm tới lực lƣợng lao động sẽ tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực dồi dào cho phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.2. Đặc điểm về kinh tế - xã hội

Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2015 theo giá so sánh dự kiến đạt 58.876 tỷ đồng, tăng 6,97% so với năm 2014. Trong đó:

- Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 4.102,6 tỷ đồng, tăng 2,70% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,20 điểm %; riêng ngành nông nghiệp đạt 3.787 tỷ đồng, tăng 2,69%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 0,18 điểm %.

- Tổng giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 29.517,1 tỷ đồng, tăng 5,91% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 3,00 điểm %. Trong đó, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp đạt 27.850,2 tỷ đồng, tăng 5,96%, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 2,85 điểm

%. Nhìn chung ngành công nghiệp của tỉnh tiếp tục xu hướng phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng ở cả ba khu vực; Sản lượng sản xuất của hầu hết các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh đều tăng; riêng sản phẩm xe máy tiếp tục giảm mạnh, ảnh hưởng đến tăng trưởng của khu vực FDI và ngành công nghiệp của tỉnh.

- Các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển. Giá cả thị trường ổn định, mạng lưới và cơ sở hạ tầng các trung tâm thương mại, chợ và các cơ sở kinh doanh tiếp tục được mở rộng và ngày càng hoàn thiện; các hoạt động xúc tiến thương mại diễn ra sôi động, nhiều hội chợ đƣợc tổ chức quy mô nhƣ: Hội chợ Hoa tết 2015; Hội chợ Thương mại lễ hội Tây Thiên; Hội chợ kích cầu tiêu dùng, các phiên chợ hàng Việt về nông thôn, bán hàng Việt lưu động... Tổng giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ đạt 11.853 tỷ đồng, tăng 7,60% so với năm 2014, đóng góp vào tăng trưởng chung của tỉnh là 1,52 điểm %. Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm đạt 13.403,6 tỷ đồng, tăng 10,24% so với cùng kỳ, đóng góp vào mức tăng trưởng chung của tỉnh là 2,26 điểm %.

Cơ cấu kinh tế năm 2015 của tỉnh Vĩnh Phúc là: Khu vực I (Nông, lâm nghiệp và thủy sản) 9,77%; khu vực II (Công nghiệp - xây dựng) 62,12%; khu vực III (các ngành dịch vụ) 28,11% (năm 2014 tương ứng là: 10,07%; 62,21%

và 27,72%).

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020:

Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh có đủ các yếu tố cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trường được bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh; hướng tới trở thành Thành phố Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỷ 21.

Một phần của tài liệu Quản lý đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)